Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
184 KB
Nội dung
Tư liệu Nguyễn Tuân Cho đến nay và mãi nhiều năm về sau nữa, chắc chắn không ai nghi ngờ vị trí hàng đầu trong làng văn Việt Nam hiện đại của Nguyễn Tuân. "Ông là một trong mấy nhà nhà văn lớn mở đường, đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX" (Nguyễn Ðình Thi). Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một giá trị hiển nhiên, gợi nhắc một vùng trời riêng, xôn xao thanh âm ngôn ngữ dân tộc. Sáng tác của ông tồn tại vừa như những giá trị thẩm mỹ độc lập vừa gợi ý, kích thích tìm tòi, sáng tạo nên các giá trị mới. I. TIỂU SỬ - CON NGƯỜI - QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT 1) Nguyễn Tuân sinh ngày 10-7-1910 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội. Gia đình có truyền thống nho học. Nhưng lúc này nho học đã thất thế, nhường chỗ cho Tây học. Cả một thế hệ vốn gắn bó với cửa Khổng sân Trình bỗng dưng trở nên lỗi thời trước xã hội giao thời Tây - Tàu nhố nhăng ; sinh ra tư tưởng bất đắc chí (trong đó có cụ Tú Hải Văn, thân sinh của Nguyễn Tuân). Bối cảnh xã hội, không khí gia đình đặc biệt ấy đã ghi lại dấu ấn sâu sắc trong cá tính, tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Là một trí thức giàu tinh thần dân tộc, Nguyễn Tuân đã phải trải qua những năm tháng vô cùng khổ sở, có lúc bế tắc, tuyệt vọng. - Năm 1929, bị đuổi học và không được vào làm việc ở bất cứ công sở nào trên toàn cõi Ðông Dương (vì tham gia bãi khóa chống giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam, tại trường trung học Nam Ðịnh). Cùng một nhóm bạn, vượt biên giới sang Lào; bị bắt ở Thái Lan, đưa về giam ở Thanh Hóa. Hơn một năm sau, ra tù. Ði trái phép vào Sài Gòn, đến Vinh thì bị bắt và bị quản thúc ở Thanh Hóa. Kể từ đây, Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần sâu sắc. Ông lao vào con đường ăn chơi trụy lạc, thành kẻ "đại bất đắc chí", như một người "hư hỏng hoàn toàn". - Năm 1938, tham gia vào đoàn làm phim "Cánh đồng ma", quay tại Hồng Kông. - Từ 1942 đến 1945, ngày càng bế tắc, suy sụp ; đã có ý định tự sát. * Cách mạng tháng Tám đã cứu sống cuộc đời cũng như trang viết Nguyễn Tuân. Ông hân hoan chào đón cuộc đổi đời lịch sử, tự "lột xác" và chân thành đứng vào hàng ngũ nhà văn Cách mạng. - Năm 1950, vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Từ 1948- 1958, là tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam. - Luôn hăng hái tham gia vào hai cuộc kháng chiến. Tiếp tục đi nhiều, có mặt ở tuyến lửa ác liệt, dùng văn chương ngợi ca đất nước và cùng nhân dân đánh giặc. * Nguyễn Tuân mất ngày 28-7-1987 tại Hà Nội. 2) Nguyễn Tuân là một trí thức dân tộc rất mực tài hoa, uyên bác. Ông am tường cả Hán học lẫn Tây học, đặc biệt, có lòng say mê thiết tha đối với tiếng Việt. Rất mực đề cao và chú tâm gìn giữ nhân cách nghệ sĩ, nên Nguyễn Tuân căm ghét thói xấu xa đê tiện, rởm đời, vô văn hóa. Ðọc văn ông, người đọc không chỉ có khoái cảm thẩm mỹ từ nghệ thuật ngôn từ mà còn được bồi dưỡng thêm tri thức về nhạc, họa, điêu khắc, kiến trúc, lịch sử, địa lý, điện ảnh, Thực tế ấy chứng tỏ Nguyễn Tuân là một tài năng phong phú, có năng lực ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. 3) Ðời viết văn hơn nửa thế kỷ của Nguyễn Tuân là một quá trình lao động nghệ thuật thật sự nghiêm túc. Về sau, khi đã ở đỉnh cao nghề nghiệp, ông vẫn không bao giờ tỏ ra lơi lỏng, hời hợt ; mà ngược lại, luôn nghiêm khắc với chính mình. Ðây là một nhà văn "suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật" (Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình là người "sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa". - Trước Cách mạng tháng Tám, trong bối cảnh nước mất, xã hội đảo điên "lộn tùng phèo" mọi thứ quan niệm, mọi giá trị, Nguyễn Tuân đã đứng hẳn về phía dân tộc và truyền thống dũng cảm chống lại sức công phá của lối sống xu thời. Sáng tác của ông thời kỳ này dồn sức chủ yếu vào việc phục hiện lại các giá trị văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần và xã hội. Trên trang viết Nguyễn Tuân, những "vẻ đẹp xưa" chợt sống dậy trong niềm xót xa tiếc nuối khôn nguôi. Dù điều kiện bấy giờ không cho phép nhà văn bộc lộ trực tiếp tâm sự u hoài đối với dân, với nước, người đọc vẫn cảm nhận được một tấm lòng chân thành và rất mực thủy chung. Ông đã ghé vai vào chống chỏi, hàn gắn, sắp xếp lại với kỳ vọng gìn giữ những giá trị thiêng liêng nhất vốn hun đúc nên quốc hồn, quốc túy Việt Nam. Nếu có thể ví trang sách như tấm lá chắn hữu hiệu thì nhà văn Nguyễn Tuân - giai đoạn trước 1945 - chính là người cảm tử quân đang chiến đấu với cái Ác, tử thủ ở thành trì Chân - Thiện - Mỹ. - Từ sau 1945, Nguyễn Tuân viết đều đặn, càng tỏ ra sâu sắc trong tư tưởng nghệ thuật. Nhà văn có dịp đi nhiều, vừa đi vừa mở lòng đón nhận bao nhiêu thanh sắc của cuộc sống mới đang từng giây từng phút sinh sôi. Nếu trước kia chỉ có thể bộc lộ tâm sự yêu nước thương dân một cách kín đáo, thì giờ đây con người tài hoa uyên bác ấy như được tháo cũi sổ +++g, phát huy hết mọi sở trường, cất cao lời ngợi ca đất nước và con người Việt Nam trong thời đại mới. [...]... thêm một chút, tự hào thêm một chút về dân tộc mình, về thời đại mình đang sống Hóa ra những điều tư ng chừng tủn mủn, lặt vặt kia được Nguyễn Tuân gọi về để làm sống dậy trong chúng những ý nghĩa có tính tư tưởng cao cả, chứ không nhằm thỏa mãn cảm giác hiếu kỳ, hời hợt Hệ thống nhân vật của Nguyễn Tuân bao giờ cũng mang dáng vẻ riêng, độc đáo và rất đẹp - vẻ đẹp của tài hoa, của nhân cách Ở cả hai... nhiều tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, cho nên thật không dễ dàng đối với Nguyễn Tuân trong việc tìm một vị trí có hạng trên văn đàn Vả chăng, có lẽ hơn ai hết, Nguyễn Tuân sớm nhận ra rằng thể loại truyện ngắn vẫn chưa phù hợp với sở trường của mình - Nguyễn Tuân chỉ thực sự công nhận như một phong cách văn chương độc đáo kể từ tùy bút - du ký "Một chuyến đi", năm... của Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng ngày càng khủng hoảng sâu sắc Những trang viết thưa dần Bên cạnh những đề tài cũ (vẻ đẹp xưa, đời sống trụy lạc), xuất hiện thêm các đề tài mới hướng về thế giới của yêu tinh, ma quỷ Ngay tiêu đề các tác phẩm : "Xác ngọc lam", "Ðới roi", "Rượu bệnh", "Loạn âm" cũng đủ nói lên tình trạng bế tắc của ngòi bút Nguyễn Tuân thời kỳ này * Dõi theo quá trình sáng tác của Nguyễn. .. qua, dễ có ấn tư ng về một quá trình đổi thay có vẻ giản đơn, công thức Nhưng nếu xem xét tác phẩm trong cả quá trình sáng tác của nhà văn thì không thể không công nhận "Chùa Ðàn" là một cố gắng đáng trân trọng - Tiếp theo, hai tập tùy bút : "Ðường vui" (1949) và "Tình chiến dịch" (1950) - ghi nhận chuyển biến thật sự sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Tuân Ðáp lời kêu gọi của Ðảng, Nguyễn Tuân hăng hái xốc... định phương hướng, Nguyễn Tuân lại tiếp tục bôn ba trên hành trình đi tìm cái Ðẹp, cái Thật Có điều khác là những giá trị ấy giờ đây không phải mất công tìm kiếm ở cõi quá vãng hoặc vô hình nào mà hiện hữu ngay trong cuộc đời thực đang từng giây từng phút sinh sôi cuồn cuộn trước mắt Nguyễn Tuân như chuếnh choáng say sưa trước niềm hạnh phúc vô biên ấy Ông vốc từng vốc lớn chất liệu hiện thực và bày... cửa tâm hồn tài hoa, lãng tử của Nguyễn Tuân như mở toang ra cho cái Ðẹp ùa vào : "Ðời sống Tây Bắc ngày nay là một tấm lòng tin tư ng không bờ bến, tin mình tin người, mấy chục dân tộc miền cao và đồng bằng tin cậy lẫn nhau, và nhất là tin chắc vào cái chế độ đẹp sáng do tay mình đắp cao mãi lên trên chỗ cao nguyên tiềm tàng sức sống này" - Từ sau "Sông Ðà", Nguyễn Tuân tiếp tục đi và viết nhiều, chủ... THUẬT : 1) Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định : "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà, và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn ; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây... phối toàn bộ các phương diện khác của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân ; từ đề tài, hệ thống nhân vật cho đến thể loại, giọng điệu, ngôn ngữ 2) Mới, lạ, không giống ai - là những đặc điểm dễ nhận thấy ở hệ thống đề tài Mọi thứ Nguyễn Tuân bày biện đều có hương vị đặc sản, từ những nguồn "chưa ai khơi" nên thường tạo được cảm giác rất mạnh, ấn tư ng rất sâu Ðến với những trang viết của ngòi bút tài hoa... bút I (1941), Tùy bút II (1943), Tóc Chị Hoài (1943), Nguyễn (1945) - Sau 1945 : Chùa Ðàn (1946), Ðường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Thắng càn (1963), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (Tập I/1955, tập II/1956), Sông Ðà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Ký (1976), Hương vị và cảnh sắc đất nước (1978), Tuyển tập Nguyễn Tuân (1994) 1) Nguyễn Tuân có một khoảng thời gian thử bút ở một số thể loại... Nguyễn Tuân vẫn luôn được đón nhận bằng thái độ trân trọng và thông cảm sâu sắc; bởi độc giả nhận ra ở đấy một tấm lòng chân thành, cả trong những thời điểm khắc nghiệt nhất 2) Những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, ngoài một vài tùy bút ngắn ghi lại tâm trạng vừa hoang mang vừa đầy ắp hy vọng của một trí thức tự "lột xác" để dấn thân vào cuộc đời mới (Vô đề, Ngày đầy tuổi tôi Cách Mệnh), Nguyễn Tuân . Tư liệu Nguyễn Tuân Cho đến nay và mãi nhiều năm về sau nữa, chắc chắn không ai nghi ngờ vị trí hàng đầu trong làng văn Việt Nam hiện đại của Nguyễn Tuân. "Ông là. sinh ra tư tưởng bất đắc chí (trong đó có cụ Tú Hải Văn, thân sinh của Nguyễn Tuân) . Bối cảnh xã hội, không khí gia đình đặc biệt ấy đã ghi lại dấu ấn sâu sắc trong cá tính, tư tưởng cũng. nước và cùng nhân dân đánh giặc. * Nguyễn Tuân mất ngày 28-7-1987 tại Hà Nội. 2) Nguyễn Tuân là một trí thức dân tộc rất mực tài hoa, uyên bác. Ông am tư ng cả Hán học lẫn Tây học, đặc biệt,