Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
98,5 KB
Nội dung
Đình làng Thét – Kim Đức PTO - Đình Thét ở xã Kim Đức huyện Phù Ninh đã có hàng thế kỷ nay. Đình nằm trong quần thể các di tích lịch sử Đền Hùng. Xã Kim Đức từ thời xa xưa được hình thành với 3 làng và vẫn tồn tại đến ngày nay đó là các làng: Kim Đái, Phù Đức và làng Thét. Sự hình thành của dân cư song song với hình thành các di tích tín ngưỡng như đền, đình thờ tự vua, quan các triều đại Hùng Vương và gắn liền với văn hóa hát xoan. Tại xã Kim Đức trước kia đã hình thành cụm di tích như: Miếu Lãi Lèn, Đình Cả, Đình Đơi, Đình Thét, nhưng ngày nay chỉ còn lại đình Thét và đình Kim Đái. Đình Thét tương truyền thờ tam vị đại vương ba vị tướng thời vua Hùng là Ất Sơn đại vương, Viễn Sơn đại vương và Áp Điêu quan đại vương. Hiện nay trong đình còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị lịch sử như bản ngọc phả gốc bằng chữ Hán, kiệu văn thời tiền Lê, hai bộ chấp kính, lư hương bằng đá thời tiền Lê, ngai thờ bằng gỗ, lư hương bằng sứ và bảy đạo săc phong bằng chữ Hán . Các di vật cổ được chạm trổ tinh xảo, mang dấu ấn nghệ thuật thời Nguyễn, nội dung hướng về cội nguồn dân tộc, con Rồng cháu Tiên. Lễ hội đình Thét được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng giêng (âm lịch) hàng năm. Ngày này bà con trong làng đều nghỉ việc đồng áng và tham gia các trò chơi dân gian như múa sư tử, đánh vật, kéo co, chọi gà, xem hát chèo và hát xoan cả đêm. Sau ngày hội của làng, phường hát xoan Kim Đức lại đến các cửa đình Cao Mại- Lâm Thao; Tây Cốc- Đoan Hùng; Đức Bác, Lập Thạch- Vĩnh Phúc để hát và sau cùng hát đến hết tháng giêng tại đình An Thái. Trải qua nhiều thế kỷ, ngôi đình bị hư hỏng và được bà con trong làng tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ được kiểu kiến trúc thời Nguyễn cách tân. Thời điểm trùng tu gần đây nhất được hoàn công vào 2-11-2006 do UBND tỉnh phê duyệt với mức tổng dự toán là trên 1,8 tỷ đồng để đảm bảo tính bền vững lâu dài. 112123123121 Đình làng - Gương mặt kiến trúc Việt cổ 09:41' 01/07/2008 (GMT+7) Mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi đình. Đó là nơi thờ Thành Hoàng làng (vị thần bảo trợ của làng). Vào mỗi dịp lễ, Tết, đình trở thành trung tâm văn hóa của làng mà ở đó, tất cả kho tàng văn hóa tích lũy từ đời này qua đời khác được thể hiện đầy đủ nhất. Đình làng Chuồn Về mặt tạo hình, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, đình làng là gương mặt của nền kiến trúc Việt cổ. Nó không chỉ là công trình oai nghiêm và đồ sộ nhất trong khung cảnh làng quê Việt Nam nghèo nàn thời quân chủ, mà còn là nơi bảo tồn khá trọn vẹn những đặc điểm của nền kiến trúc dân tộc bởi ít phải chịu ảnh hưởng của kiến trúc ngoại sinh. Đặc biệt, qua một thời gian dài nghiên cứu, chắt lọc, người ta còn phát hiện từ đình làng một kho tàng những tác phẩm điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam mà sự khéo léo, tài tình của những người thợ được thể hiện trên từng nét vẽ, chạm khắc. Xét trên mặt bằng tổng thể, trước đình làng luôn là ao đình (tròn hoặc bán nguyệt), tiếp đến là sân đình với nhiều hàng cây cổ thụ. Đây là hai yếu tố quan trọng trước tiên tạo nên diện mạo đình làng mà các kiến trúc gia nước ngoài thường gọi là “nền kiến trúc họa cảnh”. Tòa đình chính (đại đình) thường là một căn nhà lớn lợp ngói mũi kiểu bốn mái xòe rộng ra ôm lấy đất. Thế nhưng, bốn tàu mái cao rộng đó không trở nên nặng nề nhờ bốn góc có bốn tầu đao cong vút như nâng các tàu mái bay bổng. Kiểu mái này chính là đặc điểm nổi bật của kiến trúc truyền thống Việt Nam, khác hẳn với kiểu tàu hộp hay giả tàu của nền kiến trúc Trung Hoa mà ta thường thấy trên hầu hết các mái nhà ở cố đô Huế. Kiến trúc đại đình có nét chung của nền kiến trúc gỗ phương Đông, dựa trên sự liên kết của các bộ vì. Sức nặng của tòa nhà do cột trong vì đảm nhiệm nên khi ấy, tường nhà không phải là cơ sở chịu lực mà chỉ làm nhiệm vụ ngăn che nắng mưa, gió bão. Tuy nhiên, khác với các dân tộc khác, kiến trúc đình làng Việt cổ là một không gian mở, mỗi khi làng có việc, cửa bích bàn bốn mặt đình được dùng làm bàn tiệc, khiến bốn mặt đình càng trở nên thông thoáng. Cột trong nền kiến trúc cổ Việt Nam đều được làm bằng gỗ nguyên cây, không có cột nối, không sơn vẽ và được liên kết với nhau bằng các kiểu khác nhau: kèo lẻ, con rường hoặc kết hợp của hai loại liên kết trên (thượng rường - hạ kẻ). Kiến trúc đình Việt Nam trước thời Nguyễn thường chỉ sử dụng hai kiểu liên kết: kèo lẻ và trên rường - dưới kẻ. Tuy nhiên, kiểu liên kết cổ nhất là kèo lẻ - một kiểu liên kết ta không thấy trong nền kiến trúc Trung Hoa. Ở đình làng, chúng ta rất dễ nhận ra hầu hết các thành phần kiến trúc đều được chạm khắc trang trí. Ngoài các hình rồng, phượng, hoa lá, ta thường gặp trong nghệ thuật điêu khắc trang trí đình làng hình ảnh những ngày hội làng, những khung cảnh lao động nhọc nhằn hay bức vẽ thể hiện tình yêu mẹ con, chồng vợ và cả những lời lên án chế độ quân chủ hà khắc thời phong kiến. Tất cả những điều ấy là dấu ấn tuyệt vời cho các thế hệ mai sau hiểu và cảm được không khí sinh hoạt của cộng đồng làng xã thời xưa, đồng thời là bản sắc của nền kiến trúc cổ Việt Nam – một bản sắc văn hóa và lịch sử sâu sắc nhất. NHÀ THỪO Phát diệm” Nhà thờ đá Phát Diệm - Nơi hội tụ phong cách kiến trúc Đông - Tây Ngày 24 tháng 11 năm 2008 Cách thành phố Ninh Bình 28km về phía Nam, Nhà thờ toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng 117m, dài 243m, giữa trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đầu thế kỷ XIX nơi đây chỉ là vùng đất bồi với bùn lầy và ngút ngàn cỏ sậy. Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều đình nhà Nguyễn ở Huế phái ra Bắc với chức “Dinh Điền Sứ” đã khai phá lập ra vùng đất này. Kim Sơn là “núi vàng” và Phát Diệm có nghĩa là “Phát sinh ra cái đẹp”. Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng nhiều hạng mục khác nhau như: ao hồ, tượng đài, Phương Đình, Nhà thờ lớn, Nhà nguyện kinh thánh Rô Cô, Nhà nguyện kinh trái tim chúa, Nhà nguyện kinh thánh Giu-Se, Nhà nguyện kinh thánh Phê-Rô và các hang đá nhân tạo . Tất cả được bố trí trên một mặt bằng tổng thể hình chữ “Vương”, không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rất rõ nét, trước có hồ, sau có núi, không những làm cho phong cảnh thêm hữu tình mà còn thể hiện tư duy, quan niệm của người Á đông “Tiền có thuỷ, hậu có sơn”, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống hiện tại và mai sau. Nhà thờ được xây dựng trong suốt 24 năm (1875 - 1899) với vô vàn khó khăn, phương tiện làm việc thô sơ. Hàng ngàn tấn đá, có phiến nặng tới 20 tấn, hàng trăm cột gỗ lim có cây cột dài tới 12m, đường kính 2,4m, nặng tới 7 tấn . được vận chuyển từ Thanh Hoá, Nghệ An và nhiều nơi khác xa hàng trăm cây số về Phát Diệm. Phương Đình là hạng mục công trình được hoàn thành sau cùng vào năm 1899, là điểm nhấn, kiệt tác về nghệ thuật, kiến trúc. Phương Đình có nghĩa là “Nhà vuông” thay vì vút cao trên bầu trời theo hình tháp vuông hoặc tròn thường thấy ở các thánh đường phương Tây, Phương Đình mang hình dáng của một ngôi đình làng rộng lớn, kích thước gần như vuông, chiều ngang 21m, sâu 17m, cao 25m. Tầng dưới lớn nhất, nếu bỏ đi hai lối lên gác thì phần giữa có hình dáng của một cổng tam quan trong kiến trúc truyền thống, được xây dựng bằng đá xanh với kỹ thuật thủ công tinh xảo. Trên các vách có phù điêu bằng đá tạc một số vị thánh, hai vách ngoài của Phương Đình là những chấn song đá hình câu trúc, trên các vách ngoài của tầng dưới có những phù điêu tạc sự tích chúa Giê-Su từ khi vào thành Giêrusalem đến khi lên trời. Tầng trên của Phương Đình được dựng 5 khối tháp, trên đỉnh của 4 khối tháp ở 4 góc là tượng 4 vị thánh chép 4 sách Tin mừng được đặt giống như búp sen hay bình cam lộ thường thấy trên đỉnh của những mái đình, chùa cổ của làng quê Việt. Khối tháp trọng tâm cũng giống như 4 khối tháp góc, đầu có 3 tầng cấu trúc theo kiểu lầu thức, lợp ngói mũi hài, gác chuông được đặt một quả chuông nam có chiều cao 1,90m, thể hiện sự kết hợp hài hoà, tinh tế của hai nền văn hoá Đông - Tây. Nhà thờ lớn: được xây dựng vào năm 1891, chỉ trong vòng 3 tháng nhưng công việc chuẩn bị, sắm sửa vật liệu và trị chân móng đã kéo dài cả chục năm trước đó. Điểm chung trong kiến trúc nhà thờ Phát Diệm giống với nhà thờ ở Châu Âu đó là lòng Nhà thờ dài 74m, còn lại đều thiết kế theo kiểu cách của đạo Phật. Sự diễn cảm trong không gian thờ tự cũng sử dụng rất nhiều cách trình bày truyền thống. Lòng nhà thờ được chia làm 10 gian sử dụng 9 bộ vì giá nghiêng-chồng giường với 6 hàng cột mang đậm chất kết cấu kiến trúc dân gian, với không gian rộng lớn trong kiến trúc nhà thờ ở phương Tây nhờ bề ngang (21m và tầm cao là 15m), thể hiện sự tài hoa của người thiết kế xây dựng. Hệ thống mái được phân thành 2 tầng, ngắt quãng bởi cửa sổ, vừa lấy ánh sáng vừa tạo độ vút cao cho mái. Đây chính là dạng mái chồng diêm trong kiến trúc truyền thống. Cuối nhà thờ, chái kiệu có cấu tạo là một khối sâu bằng đá hoa cương, phần xây cuốn vòm tạo thành 5 lối vào nhà thờ, mặt bằng và mặt đứng đều giật cấp với đỉnh cao ở lối chính giữa và thấp dần về hai bên. Phía trên tháp lợp ngói mũi hài, với đầu đao cong lượn thanh thoát, gợi lên sự phối hợp tinh tế của hai lối kiến trúc Đông Dương - Gotic. Một điểm nữa cần nhắc tới là những mảng sơn son thếp vàng trên đồ thờ bằng gỗ trong nhà thờ gợi lên một không gian thờ truyền thống của dân tộc Việt. Nhà thờ trái tim Đức Mẹ (Nhà thờ đá): được xây dựng đầu tiên vào năm 1883, có chiều dài 15,30m, rộng 8,50m, cao 6m. Nền, cột, xà, tường, chấn song, tháp, bàn thờ đều bằng đá, do đó người Phát Diệm quen gọi là Nhà thờ đá. Mặt tiền của nhà thờ gồm một toà Đức mẹ ở giữa với hai tháp hai bên, tháp kết cấu 5 tầng, có đường nét giống với tháp Bút ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phía trong nhà thờ được làm bằng đá cẩm thạch với bố cục, đường nét thanh thoát, nhẹ nhàng, hai bên là những chấn song đá và những bức chạm thông phong. Trên bàn thờ chính là nhà tạm bằng gỗ chạm, sơn son, thếp vàng và tượng Đức mẹ bằng đá. Bên ngoài nhà thờ có những bức chạm thông phong hình chim Phượng hàm thư, quả là một kiệt tác, đã có du khách gọi nhà thờ này là “Viên ngọc” trong quần thể Thánh đường Phát Diệm. Có thể nói, quần thể Thánh đường Phát Diệm là sự giao thoa, sự kết hợp hài hoà, tinh tế của lối kiến trúc nhà thờ phương Tây và kiến trúc truyền thống phương Đông. Công giáo mang đức tin đến cho con người nhưng phong cách kiến trúc, không gian thờ tự mang đậm hình ảnh mái đình, ngôi chùa vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, tạo nên sự bình an, che chở, đây cũng là biểu tượng của sự gặp gỡ giữa công giáo và truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Nhà thờ Phát Diệm còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế, là điểm nhấn trong bức tranh toàn cảnh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình. djsgdhứlkrs Kiến trúc Đặc điểm chung cho những chùa chiền ở Huế là không đồ sộ, xây cất tốn kém, sử dụng quá nhiều công của nhân dân như các ngôi chùa lớn ở phía Bắc ( như chùa Trăm Gian, chùa Dâu…) hay quy mô to lớn như chùa Quỳnh Lâm (Ðông Triều), chùa Sài Nghiêm (Chí Linh), chùa Hồ Thiên (Kinh Bắc) .Nếp chùa Huế về cơ bản vẫn tiếp nối truyền thống ngôi chùa Việt Nam, nhưng tinh tế, không đồ sộ, khoa trương, ít rườm rà, không nhiều gian. Ngôi chùa là ngôi nhà rường bình dị, thân thiết, gần gũi dân gian. Chính điện thường có 3 - 5 gian, 2 chái, cắt mái 2 tầng nên nhẹ nhàng, thanh thoát. Chái nhà hai bên dành cho phương trượng, trụ trì, giám tự. Tiếp theo chánh điện là chiếc sân trong bao quanh bởi thiền đường, tăng xá. Vườn chùa trồng cây ăn trái, bố trí tháp mộ các vị Tổ, trụ trì, tăng chúng, sau vườn là khu canh tác, trồng hoa màu. Nội thất chùa bình dị, cân đối và không trang trí sặc sỡ. Ngoài bộ tượng Phật Tam Thế truyền thống, bên trái có tượng Quan Công, bên phải là Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Vào thời chấn hưng Phật giáo những năm 1950-1963, có cải cách lại hệ thống thờ tự: trước Tam Thế đặt thêm tượng Phật Thích ca, gian trái có Bồ tát Ðịa Tạng, gian phải có Bồ tát Quan Thế Âm, tả hữu thì vẫn đặt Kim cang, Hộ pháp. Cách kiến trúc chùa viện theo kiểu chữ khẩu (囗), chữ nhất (一), chữ tam (三), chữ liễu (了); những tiền đường hay điện thờ làm kiểu nhà trùng lương (trùng thiềm điệp ốc) là kiểu đặc trưng của chùa Huế. Nóc chùa thường trình bày với các mô-tip lưỡng long chầu mặt nguyệt, lưỡng long chầu Pháp luân, các vật linh quy, phụng, lân, các kiểu hoa sen; mái lợp ngói âm dương có màu ảnh hưởng kiểu kiến trúc cung đình của các triều vua chúa để lại. Hoa sen, chữ vạn, hồi văn chữ vạn, lá sen, trái Phật thủ, lá bồ đề, Pháp luân, hải triều, hỏa ln, bầu cam lồ là những đề tài, những mơ-tip thuần Phật giáo tạo cho chùa Huế có nhiều sắc thái độc đáo. nsấhh (1802-1945) I.Vài nét về bối cảnh lòch sử: “ . Thời kỳ Nguyễn Sơ đã chứng kiến sự phát triển rực rỡ của 80 năm văn hóa Phú Xn trong nhiều lãnh vực .” Lê Văn Hảo Triều Nguyễn (1802-1945) là vương triều cuối cùng của thời đại qn chủ Việt Nam.Với tất cả 13 đời vua, khởi đầu từ Gia Long và kết thúc với Bảo Đại, thời Nguyễn có thể chia ra làm hai giai đoạn : thời Nguyễn Sơ (1802- 1883) và thời Nguyễn Mạt - thuộc Pháp (1885-1945). Một số hình ảnh về các vua thời Nguyễn : Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Hàm Nghi, Bảo Đại (từ trái sang) (Súng thần cơng thời Nguyễn) Nhà Nguyễn đề cao tư tưởng Nho giáo và tiến hành một số cải cách nơng nghiệp như : khai hoang, lập đồn điền,… nhưng do chính sách “Bế quan tỏa cảng”, ít giao thiệp với bên ngồi làm cho đất nước chậm phát triển nên đã dẫn đến nguy cơ mất nước vào tay thực dân Pháp. Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngơi, niên hiệu Gia Long, vẫn đặt kinh đơ tại Phú Xn (thành phố Huế ngày nay), đặt quốc hiệu là Việt Nam rồi Đại Nam, thiết lập chế độ qn chủ chun quyền, chấm dứt nạn cát cứ nội chiến. II.Một số thành tựu về mó thuật: Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển đa dạng, còn để lại một số cơng trình nghệ thuật có giá trị cho kho tàng văn hóa dân tộc như tháp chùa Thiên Mụ (Huế), pho tượng Thánh Gióng bằng đồng kích thước tương đối lớn ở Gia Lâm (Hà Nội) và lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, các cung điện ở Huế… Mĩ thuật thời Nguyễn (thế kỉ 19): hầu như được tách ra làm hai hướng: Một hướng của triều đình tập trung cho các cung điện và các lăng tẩm nhà vua ở Huế. Quy mô, tầm cỡ lớn hơn những thời trước đó nhưng nghệ thuật cũng không có gì nổi trội hơn. Tuy nhiên, đã hoạch định được một phong cách cung đình ổn định để ngày nay xứng đáng được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Hình ảnh một số lăng mộ của các vua thời Nguyễn: Hướng thứ hai là hướng nghệ thuật lan toả rộng rãi trong nhân dân như chạm khắc trang trí đình làng, tượng ở đền chùa, tranh thờ, tranh dân gian, đồ gốm, đồ thủ công mĩ nghệ vẫn phát triển và tiếp nối được truyền thống. Chạm khắc gỗ thời Nguyễn Hoạ sĩ thời Nguyễn 1.Kiến trúc kinh đô Huế: Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc . Kiến trúc kinh đô Huế là quần thể kiến trúc gồm có Hoàng thành, các cung điện, lăng tẩm,… được khởi công xây dựng năm 1805; là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương Đông với thuyết âm dương ngũ hành của Dịch học Trung Hoa cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương Tây. Không gây ấn tượng trấn áp tinh thần, cũng không có vẻ hoang sơ dã thảo, Kinh Thành Huế khiến cho người ta cảm nhận được đúng mức không khí tôn nghiêm nhưng không mất đi cảm giác êm đềm thư thái giữa thiên nhiên gần gũi. Bên cạnh đó, phong cách kiến trúc và cách bố phòng khiến Kinh Thành Huế thực sự như một pháo đài vĩ đại và kiên cố nhất từ trước đến nay ở Việt Nam mà Le Rey, một thuyền trưởng người Pháp đã từng đến Huế năm 1819 phải thốt lên: “Kinh Thành Huế thực sự là pháo đài đẹp nhất, đăng đối nhất ở Đông Dương, thậm chí so với cả pháo đài William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras do người Anh xây dựng”. Và, cũng do phải tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng, gió bão thường xuyên nên tạo hình trang trí thể hiện ở đây thường sử dụng vật liệu làm bằng pháp lam, gốm tráng men, vôi vữa, khảm sành sứ… Chính vì vậy, kiến trúc cung đình Huế vẫn giữ được nét rực rỡ trước mọi đe doạ của khí hậu và thời gian. Chùa Thiên Mụ Ngoài ra,yếu tố thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng trong kiến trúc cung đình đã tạo ra nét đặc trưng riêng của kiến trúc kinh đô Huế. Bên cạnh Phòng thành, Hoàng thành, Tử Cấm Thành, đàn Nam Giao,… kinh đô Huế còn có những lăng tẩm nổi tiếng như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức,… cùng những công trình đặc sắc mang đậm văn hoá dân tộc. Ngoài ra, yếu tố tự nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng trong kiến trức cung đình đã tạo ra nét đặc trưng riêng của kiến trúc kinh đô Huế. Cố đô Huế được UNESCO (Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc) công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1993. Ngọ Môn Các Công Trình quy mô khác: Cửa Trường An Cổng cung An Định Kinh thành Huế về đêm Điện Thái Hoà Lăng Khải Định Lăng Tự Đức Đại Nội 2.Điêu khắc và đồ hoạ, hội hoạ: Điêu khắc: Đặc điểm của điên khắc thời Nguyễn là làm giống như thật, sa vào các chi tiết (các chi tiết được diễn tả công phu, hiện thực) và phần nào lạm dụng những hình tượng trang trí mang tính tượng trưng cao. Điêu khắc chủ yếu được thực hiện trong các lăng tẩm và các di tích với nhiều vẻ đẹp và trang trí đa dạng. Các tác phẩm điêu khắc lúc bấy giờ là những con nghê bằng đồng với kích thước to lớn được đặt trên bục cao. Toàn thân con nghê có vẩy nổi; mắt, mũi, móng được diễn tả rất kĩ. Tượng con nghê được khắc trên gỗ Ngoài ra, còn có rất nhiều tượng người và tượng các con vật như voi, ngựa, …bằng chất liệu đá và một số chất liệu khác. Tượng quan hầu ở lăng Khải Định Tượng quan hầu ở lăng Khải Định. Một số tượng thờ lớn còn đến ngày nay, như: tượng Hộ Pháp, tượng Kim Cương, tượng La Hán, tượng Thánh Mẫu,… Tượng Hộ Pháp ở chùa Thiên Mụ Đồ hoạ, hội hoạ: Cùng với dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống đã nổi tiếng từ lâu đời còn có dòng tranh Kim Hoàng (Hoài Đức, Hà Tây), tranh làng Sình (Phú Mậu, Huế). Tranh "Lợn có xoáy âm dương" của Đông Hồ Tranh thờ "Ngũ hổ" của Hàng Trống Tranh Kim Cương Tranh làng Sình Đầu thế kỉ XX, một bộ tranh khắc đồ sộ ra đời mang tên “Bách khoa thư văn hoá vật chất của Việt Nam” do người Pháp thực hiện với sự cộng tác của một thợ vẽ và ba mươi thợ khắc Việt Nam. Tập tranh có 700 tranh in trắng đen kích thước lớn với hơn 4000 bức vẽ miêu tả những sinh hoạt thường ngày, các công cụ, đồ dùng và các nghề cổ truyền của người Việt ở miền Bắc. Klnhkjkl Tục tế thần trâu dưới thời Nguyễn [...]... trị lý giải, dẫn dắt những vấn đề tâm thức, tình cảm, ý nghĩa biểu hiện, tư ng trưng và những thơng tin hình tư ng mang tính đa nghĩa Màu sắc trong cung đình Huế thể hiện sâu sắc tình cảm, ý thức thẩm mỹ, biểu lộ chức năng của mỗi cơng trình Màu sắc ở đây cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo; thế nên màu sắc khơng còn là vật liệu tạo hình thuần t mà đã có thêm những nội dung mới phản ánh tính sâu... Phương thần Tuế đức lấy đất và nước về làm 1 con trâu đất và 1 vị Mang thần(3) Theo quy định của triều Nguyễn, trâu đất có mình cao 4 thước nhà Chu (bằng 1 thước 9 tấc 2 phân) để tư ng trưng cho 4 mùa, chiều dài từ đầu đến đi trâu là 8 thước nhà Chu để tư ng trưng cho 8 tiết(4) Đi trâu dài 1 thước 2 tấc để tư ng trưng 12 tháng, đi phẩy về bên tả hay hữu căn cứ vào năm âm hoặc năm dương(5) Nếu năm đó nhằm... sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” Tế trâu dưới triều Nguyễn (Tư liệu: B.A.V.H) Con trâu gắn liền với đời sống của người Việt, đặc biệt là trong cơng việc nặng nhọc: trâu kéo cày dưới đồng ruộng; trâu kéo gỗ trên ngàn; trâu được dùng trong chiến trận Từ đời sống thực, con trâu đã đi vào lĩnh vực tinh thần, tâm linh của người Việt, trong đó: tư ng trâu bằng đất nung đã được giới khảo cổ tìm thấy trong... Lê, người quỳ đỡ hoa sen trong kiến trúc thời Trần… đến thời Nguyễn đã có bước chuyển đổi sâu sắc về tạo hình và sự hình thành mối quan hệ đa chức năng của tạo hình và kiến trúc Hình khối bộ mái kiến trúc của triều Nguyễn là mái thẳng, gần gũi với kết cấu mái của kiến trúc Trung Hoa và Nhật Bản những thế kỷ XVI-XVIII Nhưng quan trọng là sự gợi tư ng tạo hình đã đem lại những cảm nhận khác lạ và phong... kiện gỗ hướng đến chiều cao được xác định phù hợp với tỷ lệ, tình cảm và suy tư ng thẩm mỹ - thực dụng của người Huế Mặc dầu kiến trúc Nguyễn có cột bé nhỏ hơn miền Bắc thời hậu Lê, nhưng độ dốc của mái và khoảng biểu hiện của các vì kèo có nhiều nét như lỗ chạm đục xun thống ánh sáng và khơng khí, sự đan xen của các chất liệu và thủ pháp tạo dựng khối, nét, bố cục, nhịp điệu tạo hình trong kiến trúc... những mảng màu phân giải chính phụ, nóng lạnh phảng phất một sự liên tư ng sâu xa đến cấu trúc tạo hình của người Chàm Rõ ràng, sự hài hồ giữa kiến trúc và tạo hình thời Nguyễn phản ánh mối giao hồ tâm lý “Thiên - Địa - Nhân” sâu sắc của người Huế Tạo hình trong kiến trúc đã làm gần lại sự hồ hợp giữa kiến trúc và con người Nghệ thuật thời Nguyễn khơng chỉ kế thừa truyền thống dân tộc mà còn tiếp thu tinh... động trở lại khiến cho mỹ thuật dân gian thêm phần sinh động Chính sự tư ng tác bổ sung đó đã tạo cho mỹ thuật Huế sức sống bền bỉ và mang trong mình những giá trị văn hóa lớn lao Tác phẩm hội hoạ tuy khơng còn lại bao nhiêu, nhưng một số tranh vẽ trên tư ng, trên kính, ở các cơng trình kiến trúc cho thấy hội hoạ nước ta vào thời Nguyễn đã sự tiếp xúc với hội hoạ châu Âu Tranh khảm sành, sứ trong lăng... những ngày đầu xn là một trong những mỹ tục tồn tại dưới thời Nguyễn Đây là một hình thức giáo dục truyền thống u lao động, nhắc nhở nhân dân chăm lo sản xuất, khơi dậy ý thức tự cường của nhân dân Việt trong nhiều thế kỷ Trần Vũ (Tạp Chí Sơng Hương) 123 Mỹ thuật Huế cửa Hiển Nhơn - Huế Mỹ thuật Huế thực chất là mỹ thuật cung đình triều Nguyễn ở kinh đơ (cung điện, đền đài, lăng tẩm…) và mỹ thuật dân... biểu hiện của mối quan hệ đó Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các kiến trúc thời Nguyễn với cấu kiện gỗ chiếm vị trí quan trọng, đều được sơn son, thếp vàng và trở thành trang trí chủ đạo của kiến trúc cung đình Tự thân sơn son thếp vàng đã đủ tạo nên ánh sáng có cường độ phản chiếu cao, làm cho mỗi chi tiết kiến trúc thêm ấn tư ng với vẻ rực rỡ, nhưng vẫn sâu thẳm, tơn nghiêm Như vậy, sự hình thành màu... trình xây dựng của làng, xã (đình, chùa, nhà thờ họ, tranh tư ng dân gian và đồ mỹ nghệ) Với cách hiểu mỹ thuật là nghệ thuật nghiên cứu quy luật và phương pháp thể hiện cái đẹp bằng đường nét, màu sắc, hình khối; chúng ta tìm hiểu mỹ thuật Huế qua hai yếu tố: Sắc màu và tạo hình (kiến trúc) - hình khối Yếu tố sắc màu Cửa Hiển Nhơn- Huế Nếu các hình tư ng tạo hình và khối hình kiến trúc phản ánh những đặc . khác. Tư ng quan hầu ở lăng Khải Định Tư ng quan hầu ở lăng Khải Định. Một số tư ng thờ lớn còn đến ngày nay, như: tư ng Hộ Pháp, tư ng Kim Cương, tư ng. kĩ. Tư ng con nghê được khắc trên gỗ Ngoài ra, còn có rất nhiều tư ng người và tư ng các con vật như voi, ngựa, …bằng chất liệu đá và một số chất liệu