PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT :

Một phần của tài liệu Tư liệu Nguyễn Tuân doc (Trang 30 - 52)

1) Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định : "Hạt nhân

của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn

trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển,

kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những

Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,... và trực tiếp hơn là

cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn ; vừa mang dáng vẻ hiện

đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội

tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về

Ngông là biểu hiện của sự chống trả mọi thứ nền nếp,

phép tắc, định kiến cứng nhắc, hẹp hòi của xã hội bằng

cách làm ngược lại với thái độ ngạo đời.

Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân chơi ngông

một cách cực đoan. Mọi sở thích, quan niệm riêng đều

được đẩy lên thành các thứ chủ nghĩa : chủ nghĩa duy mỹ,

chủ nghĩa xê dịch, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa ẩm

thực,.... Thực ra, chủ nghĩa độc đáo trong đời sống cũng

Nguyễn Tuân không chỉ đơn thuần là phản ứng tâm lý của

một cá nhân trước tấn kịch xã hội. Nó còn bao hàm cái khí

khái của người trí thức yêu nước không cam tâm chấp

nhận chế độ thực dân, tự đặt những nghịch thuyết để tách

mình ra và vượt lên trên cái xã hội của những kẻ xu thời,

thỏa mãn với thân phận nô lệ. Như vậy, từ bản chất, cái

ngông đó bao hàm một nội dung luân lý đạo đức truyền

thống. Sau 1945, Nguyễn Tuân không còn lý do để mà

gây sự, mà ném đá vào đời như trước nữa. Cái ngông tự

mất đi phần cực đoan, chỉ giữ lại cái cốt cách vốn tạo nên

nói mới lạ, không giống ai khiến ngòi bút ông luôn tràn đầy

sáng tạo và có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Do đó, hoàn toàn

có thể khẳng định : cái ngông tồn tại như hạt nhân, chi

phối toàn bộ các phương diện khác của phong cách nghệ

thuật Nguyễn Tuân ; từ đề tài, hệ thống nhân vật cho đến

thể loại, giọng điệu, ngôn ngữ.

2) Mới, lạ, không giống ai - là những đặc điểm dễ nhận

thấy ở hệ thống đề tài. Mọi thứ Nguyễn Tuân bày biện đều

có hương vị đặc sản, từ những nguồn "chưa ai khơi" nên

Ðến với những trang viết của ngòi bút tài hoa ấy một mặt

người đọc thấy say sưa trước cảnh, tình và tri thức phong

phú các các loại được bày biện một cách đẹp đẽ ; mặt

khác, khi cảm giác nhất thời qua đi, bao giờ người ta cũng

thấy như quý yêu thêm một chút, tự hào thêm một chút về

dân tộc mình, về thời đại mình đang sống. Hóa ra những

điều tưởng chừng tủn mủn, lặt vặt kia được Nguyễn Tuân

gọi về để làm sống dậy trong chúng những ý nghĩa có tính

tư tưởng cao cả, chứ không nhằm thỏa mãn cảm giác

Hệ thống nhân vật của Nguyễn Tuân bao giờ cũng mang

dáng vẻ riêng, độc đáo và rất đẹp - vẻ đẹp của tài hoa,

của nhân cách. Ở cả hai giai đoạn sáng tác, nhà văn luôn

trân trọng những "đấng tài hoa" và say mê miêu tả, chiêm

ngưỡng họ. Mỗi nhân vật thường sành hơn người ở một

thú chơi hoặc một ngón nghề nào đó, đầy tính nghệ thuật.

Ðó là cụ Kép, cụ Sáu, cụ Nghè Móm, ông Phó Sứ, ông Cử

Hai,... những nghệ sĩ bậc thầy của nghệ thuật uống trà,

uống rượu, chơi đèn kéo quân và đánh bạc bằng thơ

(trong "Vang bóng một thời"). Là ông Thông Phu lắm tài

ức (trong "Chiếc lư đồng mắt cua"). Tài hoa, một khi đi

kèm với nhân cách cao thượng thì càng đáng kính trọng.

Nhân vật Huấn Cao tài hoa với khí phách, nghị lực phi

thường là một tính cách tiêu biểu, được Nguyễn Tuân rất

mực yêu thích.

Sự chuyển dịch của ý thức nghệ thuật theo hướng đưa

văn học về với cuộc sống, phục vụ công cuộc bảo vệ và

xây dựng đất nước đã dẫn tới việc mở rộng thế giới nhân

vật của trang viết Nguyễn Tuân. Nhưng không vì thế mà

cách.Ðó là niềm say mê phát hiện và ngợi ca những vẻ

đẹp của tài hoa, khí phách, của văn hóa dân tộc : "Có cái

như là Hoa Kỳ vừa đánh Hà Nội, vừa thử tài sức và trí lực

Hà Nội. Trong cuộc đọ súng đọ lửa với giặc Hoa Kỳ, quân

và dân thủ đô càng đánh càng phát huy truyền thống

chống xâm lược của dân tộc mình. Chắc tay súng, đúng

tầm đạn, chiều 5 tháng 5 vừa qua, tất cả cỡ súng Hà Nội

có nòng và tên lửa không nòng đã quần cho một trận tơi

bời (...). Chợ Ngọc Hà không phải vỡ chợ, mà chính là

xác thù đã vỡ tan trên một buổi chợ chiều : mớ rau, xóc

F.105. Cô gái trại hàng hoa vứt đó cái ô-dòa sắp tưới

vườn chiều, cầm vội tay súng và theo dõi trận mưa đuy-ra

đang phá vườn hoa hợp tác".

Hình ảnh người lao động mới trong "Sông Ðà (1960) cũng

thật đẹp đẽ, lung linh giữa vùng hào quang của tài hoa.

Chính họ, chứ không ai khác, là những kỹ sư, nghệ sĩ

đang tự nguyện tự hào góp cái tài cái trí của mình để đắp

xây cuộc sống mới, nền văn hóa nghệ thuật mới.

tính và phong cách Nguyễn Tuân. Dường như ông chỉ có

thể gắn bó với lối văn nào thật sự tự do và chấp nhận

những cảm xúc đậm màu sắc chủ quan. Trong tay ông,

thể tùy bút đã đạt đến đỉnh cao của khả năng ghi nhận và

thể hiện đời sống.

- Xét đến cùng, cái duyên riêng không lẫn lộn, không ai

bắt chước được của tùy bút Nguyễn Tuân chính ở sự linh

hoạt, phong phú đến thần tình của giọng điệu văn

chương. Có nhiều chi tiết tưởng rất bình thường nhưng

thông minh, hóm hỉnh cộng với hệ thống lý lẽ khúc chiết,

những triết lý có chiều sâu - nhà văn đã khiến nó trở nên

lung linh kỳ ảo, gợi mở nhiều liên tưởng mới lạ. Giọng

điệu của tùy bút Nguyễn Tuân thường là giọng kể. Người

dẫn chuyện luôn đóng vai trò quan trọng, trực tiếp tham

gia vào câu chuyện và có quan hệ thân mật, tin cậy với

các nhân vật khác. Người ấy thường có giọng lịch lãm, đôi

khi tỏ ra hoài nghi, đùa bỡn nhưng vẫn đảm bảo độ mãnh

liệt của cảm xúc và tầm cao tư tưởng bằng rất nhiều từng

Ðặc điểm nổi bật của giọng điệu tùy bút Nguyễn Tuân

chính là sự phong phú, đa thanh, thỏa mãn đến hoàn hảo

những sắc thái tình cảm tinh tế nhất. Trong mọi tình

huống nhà văn luôn có cách nói phù hợp, không chung

chung, tạo được không khí cần thiết cho ý đồ nghệ thuật

của mình. Dường như một khi đã bắt đúng giọng thì

không còn giản đơn là viết nữa, nhà văn trở thành nghệ

sĩ, mặc sức vẫy vùng múa lượn trên đỉnh cao sáng tạo

nghệ thuật. Như dòng sông Ðà "vừa hung bạo vừa trữ

tình", mạch văn có lúc cuồn cuộn, ầm ào, gân guốc ; có

"Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng

nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác

nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như

là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống

lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang +++g lộn giữa

rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tung rừng lửa,

rừng lửa càng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.

Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã

" Con sông Ðà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc

chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban

hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt

nương xuân".

- Nguyễn Tuân có lối ví von, so sánh thật chính xác, mới

lạ ; sự vật được miêu tả trong trường liên tưởng, cảm giác

chuyển đổi tinh tế, bất ngờ :

"Nước bể Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như

chiều nay trên biển Cô Tô như là thử thách cái vốn từ vị

của mỗi đứa tôi đang nổi gió trong lòng. Biển xanh như gì

nhỉ ? Xanh như lá chuối non ? Xanh như lá chuối già ?

Xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng ? Nước biển Cô

Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác. Nó xanh

như cái màu áo Kim Trọng trong tiết Thanh Minh ? Ðúng

một phần thôi. Bởi vì con sóng vừa dội lên kia đã gia giảm

thêm một chút gì, đã pha biến sang màu khác. Thế thì

nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan

Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu thì có

và nắng chiều luôn luôn thay mầu cho sóng. Mà chữ thì

không tài nào tuôn ra kịp với nhịp sóng".

Nhà văn như mê mẩn trong ma lực của ngôn từ và truyền

được trọn vẹn đến người đọc chất men say nhiều khi kỳ

quái ấy. Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong

phú do cần cù tích lũy cả đời, với lòng yêu say mê tiếng

mẹ đẻ. Không chỉ góp nhặt những từ sẵn có, ông còn luôn

có ý thức sáng tạo từ và cách dùng từ mới, lạ. Rất nhiều

từ ngữ tưởng như đơn nghĩa hoặc cũ mòn, nhưng khi vào

cách ông dùng hai từ "góa bụa" và "lõa lồ" :

"Hiu quạnh sống trong người mình và chung quanh mình,

cái gì cũng gợi đến những ý vắng, lạnh và cũ và mỏi và

ngừng hết. Ngồi ăn một mình cả một mâm cơm chiều nay,

tự nhiên tôi có cái cảm tưởng gở dại là mình đã trở nên

một người góa bụa, hoàn toàn góa bụa. Góa vợ con, thân

thích, anh em bạn, góa nhân loại, góa tất cả. Bát cơm và

vào miệng, chỉ là những miếng thê lương".

còn có thêm một hành khách nữa. Ấy là một người đàn

bà, một thứ đàn bà tồi. Tồi ở chỗ lõa lồ trong câu nói tiếng

cười. Tồi ở cái cách phục sức rẻ tiền mà cứ gắng làm ra

lộng lẫy cho kỳ được".

Vốn từ vựng ấy, có lúc Nguyễn Tuân dùng để chơi ngông

với đời, hoặc để trêu ghẹo thiên hạ và xót xa cho thân

mình. Ông tự nhận xét : "Ngôn ngữ của Nguyễn lủng cà

lủng củng, dấm dẳn cứ như đấm vào họng. Ðọc lên nghĩa

tối quá lời sấm ông trạng. Nguyễn cứ lập ngôn một cách

được". Từ sau Cách mạng tháng Tám, không còn cực

đoan nữa, Nguyễn Tuân dùng ngôn từ như công cụ đắc

lực để cất cao lời ngợi ca tổ quốc, ngợi ca nhân dân mình

và giáng những đòn thật cay độc vào bản chất tàn bạo

của kẻ thù.

IV. KẾT LUẬN :

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân thật

xứng đáng ở tầm cỡ nhà văn lớn. Nói đến ông, người ta

hoa và độc đáo. Không thể tưởng tượng nổi sẽ lạnh lẽo

và tiêu điều tới mức nào nếu đại ngàn văn chương dân

tộc thiếu vắng những nghệ sĩ ngôn từ bậc thầy như nhà

văn Nguyễn Tuân.

Ðặc biệt, Nguyễn Tuân "lớn" ở cả hai thời kỳ, từ cuộc đời

cũ đến cuộc đời mới ; vừa là cây bút nổi bật của xu hướng

văn học lãng mạn trước năm 1945 với đủ thứ "tật bệnh

điển hình", vừa ở trong hàng ngũ những nhà văn thành

tâm chào đón và chân thành đi theo Cách mạng đến cùng.

vấp, có lúc chênh vênh, cũng có lúc phải tự "lột xác" đớn

đau, nhưng nhà văn vẫn luôn giữ vẹn được nhân cách,

bản ngã của mình. Cái ngông, suy đến cùng, lại như một

giá trị, được đảm bảo bởi sức bền vững của tài hoa và

tầm cao tư tưởng nghệ thuật. Trên đỉnh cao sáng tạo vừa

chói lòa vinh quang vừa cực kỳ cheo leo hiểm trở, nhà

văn phải dốc đến kỳ cùng sức lực để không trở nên nhạt

nhẽo, vẫn luôn giữ được nét độc đáo của phong cách

nghệ thuật.

là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn.

Nhà văn Nguyễn Tuân "đặc Việt Nam" (chữ dùng của Vũ

Ngọc Phan) từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác. Chất

văn hóa như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là cái phần cơ bản

nhất làm nên giá trị vĩnh hằng cho văn nghiệp của ông.

Do đó, vẻ đẹp của trang viết Nguyễn Tuân là kết quả tất

yếu từ một cách viết mang chiều sâu, bề rộng và tầm cao

văn hóa. Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, đặc biệt

biểu hiện ở thái độ thành kính trân trọng tiếng mẹ đẻ và

thúc nhà văn không ngừng tìm tòi, khơi nguồn vốn cũ và

sáng tạo nên giá trị mới. Ông xứng đáng được mệnh danh

là "chuyên viên cao cấp tiếng Việt", là "người thợ kim

hoàn của chữ" (Ý của Tố Hữu). Trong lâu đài văn chương

nghệ thuật dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20, rất dễ nhận ra

phần chạm trổ tinh xảo của người nghệ sĩ ngôn từ

Một phần của tài liệu Tư liệu Nguyễn Tuân doc (Trang 30 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)