Khóa luận tốt nghiệp – 2005 Kết quả – Thảo luận SVTH: Nguyễn Vũ thò Hoàng Uyên Trang 42 V. Thí nghiệm 5: Những cây con trong thí nghiệm 4 có chiều cao từ 3-4 cm, có từ 2-3 lá được cấy vào môi trường ra rễ, sau 4 tuần theo dõi kết quả ghi nhận được như sau: Kích thích tố Nồng độ (ppm) Ký hiệu Số lượng rễ Chiều dài rễ (cm) Tỷ lệ cây ra rễ(%) Ghi chú 0 K 0 1-3 0,3-0,7 63,9 Phát triển chiều cao. 0,1 KN 1 2-4 0,7-2 83,33 Cây thấp, phát triển không đều. 0,5 KN 2 4-6 2-4 94,44 Lá dài, xanh, phát triển tốt và đồng đều. NAA 1 KN 3 3-4 1-5 90,22 Thân ốm, lá và rễ dài. 0,1 KI 1 1-3 0,5-1,2 62,5 Ít rễ, lá ít và ngắn. 0,5 KI 2 2-3 1-4,5 69,44 Phát triển tốt, nhưng không đều, thân thấp, rễ dài. IAA 1 KI 3 1-3 1,5-3,5 66,67 Cây thấp, rễ ít, lá dài. 0,1 KB 1 2-4 2-3 77,78 Ít lá, phát triển không đều. 0,5 KB 2 1-3 1-2,5 91,67 Lá màu xanh phát triển tốt, đồng đều. IBA 1 KB 3 1-3 1-5 72,22 Nhiều lá, thân ngắn, rễ dài. Bảng 6: Kết quả thí nghiệm tạo rễ trên môi trường Knudson’C, bổ sung NAA, IAA, IBA với các nồng độ khác nhau (sau 4 tuần). - Hai tuần sau khi cấy vào môi trường ra rễ, cây bắt đầu tăng chiều cao và rễ xuất hiện. - Sau 4 tuần, rễ phát triển mạnh, nhưng tùy theo từng loại môi trường mà rễ, lá và phát triển khác nhau. Khóa luận tốt nghiệp – 2005 Kết quả – Thảo luận SVTH: Nguyễn Vũ thò Hoàng Uyên Trang 43 Dựa vào bảng kết quả chúng tôi nhận thấy: - Trong môi trường đối chứng K 0 , sau 4 tuần, chồi ra rễ chậm, chỉ có 1-3 rễ và chiều dài từ 0,3-0,7 cm. Trong môi trường có bổ sung kích thích tố, kích thước cây và rễ có sự biến đổi rõ rệt tùy theo tùy loại kích thích tố và nồng độ. - Trong môi trường bổ sung kích thích tố IAA, hầu như không có sự chênh lệch tỷ lệ cây ra rễ, tỷ lệ thấp chỉ trên 60% . Số lượng rễ khoảng 1-3, nhưng mập và dài. Cây con thấp, số lượng lá ít, 2-3 lá, lá có màu xanh đậm. - Các môi trường KB 1 , KB 2 , KB 3 , tỷ lệ cây ra rễ khá cao, và có sự chênh lệch rõ ràng. Môi trường KB 2 có tỷ lệ cây ra rễ cao hơn, nhưng rễ ngắn hơn và có ít lá hơn so với môi trường KB 3 . - Trong môitrường KN 1 , KN 2 , KN 3 , có tỷ lệ cây ra rễ cao. Các cây con có nhiều lá, lá dài, có màu xanh mướt. Cây con cao, khoẻ có nhiều rễ, và dài. Trong môi trường KN 2 , tỷ lệ cây ra rễ cao nhất (94,44%), rễ dài, mập, có màu xanh. Cây con có nhiều lá, khoẻ mạnh sẽ phát triển rất tốt khi chuyển sang giai đoạn chuyển tiếp trước khi ra vườn ươm. ¾ Nhìn chung, dưới tác dụng của các kích thích tố NAA, IAA, IBA là các auxin, sẽ gây ra sự giảm độ pH trong thành tế bào nên hoạt hoá các enzym phân huỷ các polysaccharide là pectinmetylesteraza liên kết giữa các sợi cellulose làm chúng lỏng lẻo. Vách tế bào mềm ra, trở nên lỏng lẻo hơn làm tế bào kéo dài ra. Do đó với hàm lượng auxin tăng dần thì số lượng và chiều dài rễ cũng tăng theo. Trong các auxin thì NAA, IBA được sử dụng nhiều hơn trong môi trường nuôi cấy mô. IAA ít được sử dụng vì ít bền khi hấp khử trùng môi trường [10]. Tóm lại môi trường tốt nhất cho sự tạo rễ lan Dendrobium là môi trường Knudson’C bổ sung 0,5ppm NAA. Trong môi trường này cây có thể gia tăng chiều cao, số lượng rễ và cứng cáp hơn. sau khi cây tạo được bộ rễ cứng cáp, cây khoẻ mạnh thì có thể đưa cây vào giai đoạn chuyển tiếp trước khi đem ra trồng ngoài vườn. Khóa luận tốt nghiệp – 2005 Kết quả – Thảo luận SVTH: Nguyễn Vũ thò Hoàng Uyên Trang 44 Hình 4.5: Cây ra rễ trên môi trường Knudson’C với các nồng độ và kích tố khác nhau, sau 4 tuần. Khoá luận tốt nghiệp – 2005 Kết luận – Đề nghò SVTH: Nguyễn Vũ thò Hoàng Uyên Trang 36 PHẦN V: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ I. Kết luận Từ những kết quả đạt được, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: ¾ Mẫu khử trùng là quả lan Dendrobium còn xanh. Vì mẫu hạt gieo nằm bên trong, nên nếu tiến hành rửa mẫu kỹ và đốt bằng cồn 1 lần thì có thể loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây nhiễm. Hạt không bò ảnh hưởng và khi gieo vào môi trường sẽ phục hồi rất nhanh. ¾ Môi trường MS có 1 ppm BA cho sự nẩy mầm của hạt lan Dendrobium tốt hơn so với môi trường Knudson’C. ¾ Sự tạo protocorm trong môi trường Knudson’C có bổ sung kích thích tố BA là tốt nhất. ¾ Đối với thí nghiệm nhân protocorm sử dụng môi trường Knudson’C bổ sung 2ppm BA và 0,5 ppm IAA, thì sẽ tạo thành nhiều chồi mới hơn, có chiều cao, và thích hợp cho thí nghiệm ra rễ sau đó. Với hệ số nhân chồi là 3x4 12 chồi/năm. ¾ Môi trường tốt nhất cho sự tạo rễ lan Dendrobium là môi trường Knudson’C bổ sung 0,5ppm NAA. Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đưa ra quy trình nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in-vitro như sau: Khoá luận tốt nghiệp – 2005 Kết luận – Đề nghò SVTH: Nguyễn Vũ thò Hoàng Uyên Trang 37 Hình 5.1: Quy trình nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in-vitro. Khoá luận tốt nghiệp – 2005 Kết luận – Đề nghò SVTH: Nguyễn Vũ thò Hoàng Uyên Trang 38 II. Đề nghò: Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên chúng tôi chỉ mới hoàn thành được giai đoạn gieo hạt và nhân giống in-vitro. Trong thời gian tới, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiến hành giai đoạn đưa cây con ra vườn ươm và tiếp tục nghiên cứu các thí nghiệm khác như: - Khảo sát ảnh hưởng độ chín của quả đến sự nảy mầm của hạt. - So sánh khả năng nhân chồi mới so với các phương pháp nhân giống lan Dendrobium khác. - Kết hợp với kỹ thuật lai giống hữu tính nhằm đưa ra những giống lan mới. . Khoá luận tốt nghiệp – 20 05 Kết luận – Đề nghò SVTH: Nguyễn Vũ thò Hoàng Uyên Trang 37 Hình 5. 1: Quy trình nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in-vitro. Khoá luận. rễ lan Dendrobium là môi trường Knudson’C bổ sung 0,5ppm NAA. Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đưa ra quy trình nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in-vitro như sau: . khác nh : - Khảo sát ảnh hưởng độ chín của quả đến sự nảy mầm của hạt. - So sánh khả năng nhân chồi mới so với các phương pháp nhân giống lan Dendrobium khác. - Kết hợp với kỹ thuật lai giống