Thêm 9 dự án công nghiệp đi vào hoạt động tại Hà Nội Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp Hà Nội đã đưa 9 dự án đi vào hoạt động, bước đầu đã phát huy hiệu quả k
Trang 1Ban quản lý các KCN - KCX Hà Nội cũng đang nghiên cứu, áp dụng đề tài ISO 9000-2000 vào hoạt động Ban quản lý; Hoàn chỉnh các quy chế, quy
định về quản lý theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, công khai và đơn giản hóa các thủ tục hành chính về tiếp nhận và giải quýet các yêu cầu của các nhà đầu tư,
đảm bảo nhanh chóng, đúng quy định
Thêm 9 dự án công nghiệp đi vào hoạt động tại Hà Nội
Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp Hà Nội
đã đưa 9 dự án đi vào hoạt động, bước đầu đã phát huy hiệu quả kinh tế
Có 6 dự án với tổng mức đầu tư là 18 doanh nghiệp chuyển tiếp từ trước năm 2003 sang Trong tổng số 13 dự án và hạng mục đầu tư với tổng số vốn đầu tư 215,49 tỷ đồng, được các doanh nghiệp lập trong 6 tháng đầu năm nay, đã có
3 dự án đi vào hoạt động (Vietnam Economy)
b Về tình hình đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp
Hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của cả 5 khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đều do Công ty phát triển cơ sở hạ tàng KCN thực hiện Việc huy
động vốn của các Công ty này tùy thuộc vào từng KCN Có thể là liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài như các KCN Nội Bài, Daewoo - Hanel, Thăng Long, cũng có thể là 100% vốn của nước ngoài như KCN Hà Nội - Đài Tư Cho đến nay chỉ có Công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN Sài Đồng B hoạt động tương
đối hiệu quả với hình thức huy động nguồn vốn hoàn toàn trong nước Do hạn chế về nguồn vốn nên phương châm của Công ty là thực hiện xây dựng theo hình thức “cuốn chiếu”, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa cho thực tế lấy vốn tái đầu tư tiếp Với phương châm nà, Công ty đã thu được kết quả khá khả quan Trong khi
đó 4 KCN còn lại đều có sự tham gia góp vốn của phía nước ngoài nhưng kết quả lại ít khả quan hơn với nhiều lý do có cơ sở hạ tầng tương đối tối nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa thống nhất với thành phố như chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu định cư mới v.v Còn KCN Hà Nội -
Đài Tư 100% vốn của Đài Loan lại có tốc độ triển khai chậm KCN này được cấp giấy phép từ năm 1995 nhưng phải đến năm 1997 mới giải phóng xong mặt
Trang 2bằng và hiện đang gặp nhiều khó khăn về thủ tục đầu tư do chưa hiểu rõ môi trường đầu tư tại Việt Nam
c Về đối tác của các dự án đầu tư vào KCN
Một điều đặc biêt ở đây là trong tổng số 33 dự án đã được cấp giấy phép
đầu tư vào các KCN ở Hà Nội lại không có một dự án nào 100% vốn trong nước Toàn bộ các dự án được cấp giấy phép hệin nay chỉ là các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài Các nhà đầu tư này chủ yếu đến từ các quốc gia ở Châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia Trong khi đó, các nhà đầu tư ở các nước phát triển có nền công nghiệp hiện đại vẫn chưa có mặt tại các KCN này Vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp hỗ trợ và ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong nước, tăng cường thu hút đầu tư tại các nước đang phát triển
d Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Một số KCN đi vào hoạt động đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là KCN Sài Đồng B, trong đó có 5 doanh nghiệp liên doanh với Hanel đạt 240 triệu USD, còn 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% của nước ngoài Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu CN đã đóng góp thiết thực làm tăng tỷ trọng CN trong GDP của thành phố Công nghiệp Hà nội chiếm 10% GDP của cả nước và 32% GDP của Hà Nôi Khu CN đã thực sự là nơi tiếp cận công nghiệp hiện đại, phương pháp tổ chức quản lý tiên tiến và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, là yếu tố quan trọng vừa thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, vừa nâng cao sức cạnh tranh của CN Hà Nội Theo thống kê mới nhất từ ban quản lý KCN
& CX Hà Nội đến nay đã xét duyệt 30 giấy phép nhập khẩu, 40 giấy chứng nhận xuất khẩu, đưa tổng giá trị xuất khẩu ủca doanh nghiệp đạt 155.021.590 USD, giá trị nhập khẩu 202.126.752 USD Các mặt hàng xuất khẩu như đèn hình màu, sáng điện tử, ti vi màu, tủ lạnh, biến áp, dây dẫn cho ô tô, ba lô, túi sách Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, vật tư xây dựng cơ bản, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất v.v
2 Những tồn tại
Về thu hút vốn đầu tư
Trang 3Cơ chế chính sách để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và linh hoạt Chính sách về giá thuê đất và các ưu đãi đầu tư khác trong khu công nghiệp đang là bài toàn khó để vận dụng triển khai cụ thể theo luật khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã được Quốc hội sửa đổi Hơn nữa, chúng ta thiếu vốn trong việc xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp Với cơ chế hiện hành, vốn trong nước cho xây dựng hạ tầng khu công nghiệp chủ yếu từ ngân sách Nhà nước Mỗi dự án khu công nghiệp lại phải thành lập một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đảm nhận quản lý vốn ngân sách cấp
Trong khi đó các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác muốn góp vốn đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp thì cơ chế lại chưa cho phép Hiện tượng “khoán trắng” hoặc thiếu giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý doanh nghiệp đối với giải quyết chi phí đền bù và xây dựng hạ tầng của các công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp đã chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng lên cao dẫn đến mức giá cho thuê đất gồm cả chi phí hạ tầng còn quá cao 5USD/m Trong khi các khu công nghiệp ở các nơi khác chỉ bằng 30% so với ở Hà Nội
Một trong những tồn tại nữa là Ban quản lý khu công nghiệp ở Hà Nội và
Sở công nghiệp Hà Nội chưa có các biện pháp giới thiệu, tiếp thị, thu hút vốn
đầu tư, chưa có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với các doanh nghiệp do đó
đã hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, nhát là các doanh nghiệp trong nước VD như các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư vào khu công nghiệp đều phải đáp ứng các điều kiện như nhau, nhưng các doanh nghiệp nước ngoài lại được ưu tiên hơn thuế lợi tức so với các doanh nghiệp trong nước
Vấn đề môi trường
Các khu công nghiệp Hà Nội được hình thành khá sớm và đã phát huy tác dụng trong xây dựng phát triển kinh tế và phục vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc Nhưng do những giới hạn về mặt lịch sử đến nay các khu công nghiệp đó không
Trang 4Thượng Đình, Mai Động, Vĩnh Tuy; những khu công nghiệp này không được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, công nghệ lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém và không có giải pháp bảo vệ môi trường Các nhà máy trong khu công nghiệp xen lẫn với khu dân cư, nhà ở, nhà trẻ, trạm xá, cơ sở dịch vụ nên đã nảy sinh những vấn đề nan giải, phải xử lý tốn kém và lâu dài
Hiện nay, Hà Nội có 5 khu công nghiệp tập trung Theo kết quả khảo sát gần đây, môi trường Hà Nội thật sự đáng lo ngại, chất lượng không khí tại 5 quận nội thành và 3 huyện ven nột có nồng độ CO2 và nồng độ bụi ở tất cả các nơi khảo sát đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1-3 lần Riêng ở các khu công nghiệp Thượng Đình, Văn Điển, Mai Động bì ô nhiễm CO2 với nồng độ gấp 19 -
20 lần tiêu chuẩn cho phép vào mùa hè và 8-16 lần vào mùa đông Hàm lượng bụi lơ lửng ở các khu công nghiệp này đều tăng từ 2,58-3,28 lần
Có thể nói tình trạng ô nhiễm môi trường đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dân cư Theo số liệu khảo sát, số ca mắc bệnh ở khu vực Thượng
Đình cao gấp 3 lần so với những khu vực khác Khu công nghiệp Thượng Đình
có 45 nhà máy, xí nghiệp, mỗi ngày thải ra 30.000m3 chất thải lỏng không qua
xử lý xuống sông Tô Lịch
Như vậy, một vấn đề cấp bách đặt ra làm thế nào để thực hiện CNH - HĐH mà vẫn bảo vệ được môi trường sống, môi trường đô thị trong lành cho cả hiện tại và tương lai Con đường duy nhất là hình thành những khu công nghiệp mới với những giải pháp đồng bộ
Vấn đề nhà ở
Đây là một trong những vấn đề bức thiết trong các khu công nghiệp của nước ta hiện nay và các khu công nghiệp Hà Nội cũng đang mắc phải những hạn chế như vậy Đó là việc xây dựng các khu dân cư cạnh các khu công nghiệp để tiện cho công nhân đến làm việc nơi các nhà máy tại các khu công nghiệp Không những thế trong các khu dân cư đó có rất nhiều nhà trọ được tư nhân xây cho công nhân thuê Nhưng giá thuê lại rất cao, vì thế gây khó khăn cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp Ngoài ra hiện nay trong các khu dân cư việc xây dựng các khu chợ, trường học, nhà thương, sân thể thao, các khu cây
Trang 5xanh chưa được hoàn thành Dân cư tại các khu vực nông sản chưa được hưởng một không khí trong lành
Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp
Cho đến nay các khu công nghiệp Hà Nội đã thu hút được 9.332 lao động nhưng hầu hết là lao động trẻ (độ tuổi dưới 35 chiếm trên 90%) và chưa qua đào tạo Trình độ học vấn và tay nghề có thể khái quát như sau: (tính đến hết năm 2003)
Trình độ Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố
Nhìn chung, sự phát triển của lực lượng lao động tại các khu công nghiệp trong thời gian qua còn mang tính tự phát Lực lượng công nhân hầu như chưa chuẩn bị đầy đủ để tham gia vào một môi trường sản xuất công nghiệp hiện đại cả về trình độ tay nghề tác phong công nghiệp và ngay cả việc thích nghi với văn hóa đa dạng của các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia Điều này do nhiều nguyên nhân như:
Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp đi kém theo đó là nhu cầu lao động tăng đột biến Trong khi đó lao động nông nghiệp tại các địa phương xung quanh địa bàn khu công nghiệp đã dần vào các khu công nghiệp Hành trang của các công nhân khi xin vào làm việc tại các khu công nghiệp chủ yếu là sức lao động trẻ Mục tiêu trước mắt của họ là kiếm sống với bất cứ ngành nghề gì, hầu như bản thân chưa có định hướng về nghề nghiệp rõ ràng
- Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp đều thuộc các ngành như dệt, da, may, điện tử, lắp ráp có nhu cầu cần nhiều lao động giản
đơn nhằm sử dụng lợi thế gia công thấp tại Việt Nam Do đó các doanh nghiệp chỉ cần nguồn lao động có một trình độ văn hóa nhất định sau khi tuyển dụng sẽ
Trang 6tổ chức đào tạo tại chỗ để đủ trình độ kỹ thuật làm một công việc cụ thể theo đặc thù tại từng doanh nghiệp
- Thị trường lao động tại Hà Nội nhìn chung chưa hoàn thành do đó cả về phía doanh nghiệp lên nhiều công nhân chưa được tư vấn đầy đủ trong quá trình tuyển chọn lao động Các trung tâm giới thiệu việc làm của các khu công nghiệp chưa phát huy tốt vai trò xúc tiến việc làm Các trường dạy nghề trên địa bàn chưa thâm nhập vào các khu công nghiệp để nắm rõ nhu cầu ngành nghề cần đáp ứng để có kế hoạch đào tạo phù hợp
Hoạt động của các khu công nghiệp Hà Nội thời gian qua đã đóng góp tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động Tuy nhiên tình hình
đào tạo lực lượng lao động còn nhiều bất cập, mất cân đối giữa mục tiêu tăng trước mắt và lâu dài của khu công nghiệp Việc thiếu hụt lực lượng công nhân có trình độ kỹ thuật tay nhgề cao sẽ hạn chế việc thu hút các doanh nghiệp vào khu công nghiệp Trước mắt cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành nghề nhiều lao động, không có chuyên môn kỹ thuật như dệt, da, may để sử dụng lợi thế về giá nhân công rẻ Tuy nhiên, về lâu dài để thực hiện chủ trương CNH - HĐH thì nhu cầu lao động cho các ngành sản xuất kỹ thuật cao sẽ gia tăng Nếu ban quản lý không xác định được quy hoạch đào tạo lâu dài lực lượng công nghiệp kỹ thuật thì khi lợi thế so sánh về giá nhân công rẻ không còn sức hấp dẫn thì các doanh nghiệp nước ngoài vào các khu công nghiệp sẽ không còn nữa
Vấn đề quản lý
Từ phía thành phố Hà Nội chưa có các biện pháp hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp và phát triển hệ thống dịch
vụ hỗ trợ cho hoạt động của các khu công nghiệp Các biện pháp đầu tư phát triển các khu dân cư, khu đô thị và các dịch vụ đi kèm như hỗ trợ trong việc giảm giá cung ứng điện nước, giao thông, viễn thông đặc biệt là các cơ sở hạ tầng xã hội như các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện Thành phố cần phải cho phép các khu công nghiệp có quyền tự chủ trong việc tuyển dụng và sa thải lao động hoặc định hướng cho các khu công nghiệp đặt hàng đào tạo lao
Trang 7động ở các trường dạy nghề Thành phố cần phải tăng cường các biện pháp đầu tư và khuyến khích đầu tư, chỉ kết hợp giữa nguồn vốn trong nước và ngoài nước
để xây dựng hạ tầng cho các khu công nghiệp Vẫn còn có quan niệm sai lầm là nhất thiết phải có nguồn vốn của nước ngoài thì dự án mới hiệu quả và khả thi cao
Từ phía Ban quản lý khu công nghiệp: các cán bộ quản lý trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn kém, chưa được đào tạo một cách có hệ thống Ban quản lý chưa chủ động và tích cực vận động thu hút đầu tư, đưa những dự án hấp dẫn đầu tư, chưa có những biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các nguồn đầu tư hoặc tiêu thụ hàng hóa
Tóm lại, việc phát triển các khu công nghiệp của Hà Nội trong thời gian qua đã tạo ra mạng lưới vệ tinh thúc đẩy kinh tế của Hà Nội và các vùng lân cận phát triển Tuy nhiên việc phát triển đó chưa tương xứng với khả năng hiện thực, chưa thể hiện hết tiềm năng của các khu công nghiệp Công tác quy hoạch phát triển khu công nghiệp chưa đáp ứng được tổ chức phân bổ lực lượng sản xuất, chưa sát với điều kiện thực tế và chưa theo kịp với nhu cầu phát triển Tổ chức quản lý chưa thống nhất, chức năng hỗ trợ còn yếu Cơ chế quản lý tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn chồng chéo, thủ tục phức tạp Các giải pháp đền bù giải phóng mặt bằng chậm trễ, làm cho thời gian xây dựng kéo dài Các công trình kết cấu hạ tầng gây thiệt hại cho chủ đầu tư phát triển hạ tầng và bỏ lỡ cơ hội thu hút đầu tư
Công tác tiếp thị vận động đầu tư chưa được chú trọng nên việc phát huy tác dụng của khu công nghiệp còn hạn chế Việc cung cấp lao động có tay nghề còn thấp xa so với nhu cầu Bên cạnh tình trạng thể chế thiếu đồng bộ điều đáng chú ý hơn là việc thực hiện pháp luật chưa nghiêm, giữa ý tưởng của pháp luật và việc thực thi pháp luật còn khoảng cách lớn
Vậy nguyên nhân sâu xa của việc phát triển chậm trễ này là do đâu?
Trang 8II.3 Một số nguyên nhân gây cản trở hoạt động của khu công nghiệp Hà Nội
* Nguyên nhân các khu công nghiệp chưa hấp dẫn doanh nghiệp trong nước
Theo kết quả khảo sát mới đây của Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội, có tới 68,7% doanh nghiệp được hỏi đều trả lời là đang gặp phải nhiều khó khăn về mặt bằng sản xuất, kinh doanh
Lý do các doanh nghiệp chưa tìm đến với các khu chế xuất để thuê lại đất
là do hầu hết các chủ doanh nghiệp dân doanh đều cho rằng việc thuê lại đất trong các khu công nghiệp còn là điều xa xỉ đối với họ Ngoài ra không phải các doanh nghiệp không muốn vào các khu công nghiệp, nơi có đầy đủ các điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp không muốn lo đến chuyện đảm bảo môi trường cho người dân sống xung quanh mà do qu mô sản xuất và doanh nghiệp còn nhỏ, khả năng về tài chính còn hạn chế, nền đành tận dụng mặt bằng sẵn có Một trong những nguyên nhân nữa là các ưu đãi về giá thuê đất trong các khu công nghiệp chưa đến được với doanh nghiệp Theo quy định hiện hành, giá thuê đất trong các khu công nghiệp do chủ đầu tư cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp xin thuê lại đất tự thỏa thuận trong hợp đồng Điều này có nghĩa là, khi Nhà nước giảm giá cho thuê đất trong khu công nghiệp thì người được hưởng đầu tiên
là chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Còn sau đó, việc giảm hay không giá thuê lại đất cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là quyền của các chủ đầu tư
Mọi vấn đề khác là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá chậm chạp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp được phép dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để góp vốn đầu tư hoặc thế chấp tại ngân hàng để vay Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp vào thuê lại đất trong các khu công nghiệp sau khi đã bỏ ra nhiều vốn để đầu tư cơ sở vật chất cho sản xuất kinh doanh, vẫn đang phải dài hơi đợi được cấp sổ đỏ để thế chấp vay vốn từ ngân hàng
Trang 9* Việc tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp thường
bị động do chưa đảm bảo chất lượng, trừ khu công nghiệp Sài Đồng B hình thành hẳn một trung tâm đào tạo lao động thì hầu hết các khu công nghiệp khác đều chưa có kế hoạch đầo tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho các doanh nghiệp Hơn nữa từ phía thành phố Hà Nội cũng chưa có những biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực do đó các khu công nghệp trình độ công nghiệp có tay nghề kỹ thuật, văn hóa thấp chủ yếu mới chỉ là tốt nghiệp trung bình
* Sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý các khu công nghiệp làm giảm hiệu quả hoạt động của nó
* Chính sách đối xử đối với doanh nghiệp khu công nghiệp chưa công bằng, đã hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước VD như các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư vào khu công nghiệp đều phải
đáp ứng những điều kiện như nhau, nhưng các doanh nghiệp nước ngoài nên
được ưu tiên hơn về thuế lợi tức so với các doanh nghiệp trong nước
* Do giá thuê đất tại các khu công nghiệp này còn cao hơn các địa phương khác nên chưa nhận được sự hưởng ứng của các nhà đầu tư, đặc biêt là các nhà
đầu tư trong nước Ngoài ra, nhiều địa phương còn miễn giảm tiền thue đất, hoặc cho phép thanh toán tiền chậm hoặc miễn phí quản lý v.v Còn đối với các khu công nghiệp tại Hà Nôi, tiền thuê đất chỉ được thanh toán kèm 1 hoặc 2 lần
II.4 Đánh giá tác động của các khu công nghiệp Hà Nội đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
* Những kết quả đạt được trong xây dựng và hoạt động của các khu công nghiệp ở Hà Nội
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và công nghiệp của thủ
đô nói riêng, cho dù mới chỉ có 14 dự án đi vào hoạt động nhưng đã đạt doanh thu khoảng 140 triệu USD, chiếm trên 30% giá trị sản xuất của khu vực có vốn FDI trên địa bàn Hà Nội Ngoài ra các khu công nghiệp còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các vùng nông thôn, ngoại thành của thủ
Trang 10lạc nghiệp cho các doanh nghiệp cùng các chính sách đầu tư hấp dẫn, thủ tục nhanh chóng nên đã thu hút được nhiều dự án, đóng góp tích cực cho kinh tế của thủ đô
- Góp phần phát triển mặt hàng, mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển ngoại thương Hàng hóa được sản xuất trong các khu công nghiệp tại Hà Nội đạt chất lượng cao không chỉ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong nước, mà còn thâm nhập vào một số thị trường khó tính như Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ Với
14 trong tổng số 3361 doanh nghiệp của cả Hà Nội nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu của nó không ngừng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu là 93,9 triệu USD (chiếm 30,6%) thì năm 1999 đạt 107,5 triệu USD (chiếm 35,7%) và chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2000 đạt 165,4 triệu USD chiếm (35,7%)
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động Do hầu hết các khu công nghiệp đều nằm ở khu vực ngoại thành nên nó không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực này, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động mà còn phá vỡ tính khép kín của làng, xã, nâng cao trình độ dân trí cho người dân ở địa phương
và làm giảm bớt được sự cách biệt với các khu vực khác Ngoài ra các khu công nghiệp tại Hà Nội đã tạo ra khoảng 3.800 chỗ làm việc trực tiếp và hàng chục ngàn việc làm gián tiếp khác
- Hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ góp phần thực hiện CNH - HĐH thủ đô Các nhóm ngành hàng phải kể đến là các nhóm mặt hàng cao cấp, bao gồm đèn hình màu, súng điện tử,
ti vi màu, tủ lạnh, máy ảnh, máy trắc địa Nhóm hàng phục vụ dân dụng gồm ba lô, túi sách, sản phẩm sơn mài và nhóm hàng thay thế nhập khẩu bao gồm bao bì các tông phục vụ cho đóng gói xuất khẩu
- Đã có nhiều dự án xin mở rộng quy mô sản xuất như công ty Orvon - Hanel, Zamil Steel, Daewoo - Hanel và Công ty công nghiệp Tân á
- Góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường Các khu công nghiệp ra đời với
hệ thống xử lý chất thải được trang bị đồng bộ và thuận lợi cho các nhà máy mới