Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
402,73 KB
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty May Đức Giang 1 1 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Chương I Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp 2 1. vốn của doanh nghiệp 2 1.1 Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động của doanh nghiệp 2 1.1.1 Khái niệm 2 1.1.2 Phân loại vốn 4 1.1.2.1 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn 4 1.1.2.2 Căn cứ vào đặc điểm nguồn hình thành 8 1.1.2.3 Căn cứ vào nội dung vật chất vốn 9 1.1.3 Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp 9 2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 11 2.1 Khái niệm và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 11 2.1.1 Khái niệm 11 2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn 13 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 19 2.2.1 Nhân tố khách quan 19 2.2.1.1 Môi trường pháp luật 19 2.2.1.2 Chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước 20 2.2.1.3 Thị trường và hoạt động cạnh tranh 21 2.2.1.4 Tính chất ổn định của môi trường 23 2.2.2 Nhân tố chủ quan 23 2.2.2.1 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp 23 2.2.2.2 Chi phí vốn 24 2.2.2.3 Nhân tố con người 25 2.2.2.4 Tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh 26 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG 2.1. Khái quát về công ty May Đức Giang 28 2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của công ty May Đức Giang 28 2.1.2 Các yếu tố về nguồn lực 31 2.1.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 31 2.1.2.2 Khả năng tài chính 32 2.1.2.3. Khả năng tài chính 33 2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 33 2.1.3.1 Đặc điểm về qui trình công nghệ 33 2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức quản lý 35 2.2 Thực trạng sử dụng vốn ở công ty May Đức Giang 39 2.2.1 Thực trạng sử dụng vốn tại công ty 39 2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty 43 2.2.2.1 Các chỉ tiêu tổng hợp 43 2.2.2.2 Các chỉ tiêu phân tích 46 2 2 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C 2.2.2.2.1 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 46 2.2.2.2.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 53 2.2.2.2.3 Một số tỷ lệ tài chính phản ánh thực trạng quản lý tiền mặt 57 2.3 Nhận xét chung 60 2.3.1 Những mặt đã đạt được 60 2.3.1 Những hạn chế cần khắc phục 60 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG 63 3.1 Phương hướng và mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty May Đức Giang 63 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 65 3.2.1 Về phía công ty May Đức Giang 65 3.2.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 65 3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 68 3.2.1.3 Tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm 69 3.2.1.4 Các giải pháp khác 73 3.2.2 Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước 74 3.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế 74 3.2.2.2 Thực hiện việc cổ phần hoá doanh nghiệp 75 3.2.2.3 Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý vốn của Nhà nước 77 3.2.2.4 Các giải pháp khác 78 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 3 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C LỜI NÓI ĐẦU Vốn là một trong những yếu tố tiền đề để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện giới hạn về nguồn lực sản xuất thì việc làm thế nào để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam. Sau quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì vấn đề hiệu quả trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam còn nhiều điều phải bàn, và ngày càng trở thành vấn đề có tính thời sự. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp Nhà nước có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Không những giúp bản thân các doanh nghiệp tìm cách sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn của mình, mà còn giúp cho cơ quan chủ quản của doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp. Công ty May Đức Giang là một doanh nghiệp Nhà nước cũng đang đứng trước thách thức đó, phải làm sao quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, làm thế nào để bảo toàn và phát triển được nguồn vốn- Đó là câu hỏi luôn được đặt ra đối với ban lãnh đạo công ty. Đứng trước những yêu cầu, đòi hỏi đó, sau quá trình thực tập tại Công ty May Đức Giang cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, TS. Phạm Quang Trung và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ phòng Tài chính- Kế toán, đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty May Đức Giang” được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp và được trình bày theo nội dung sau: Ngoài lời nói đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương: 4 4 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C Chương 1 : Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Chương 2 : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty May Đức Giang Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty May Đức Giang 5 5 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C CHƯƠNG I: VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP I. VỐN DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm Để tiến hành sản xuất kinh doanh trước tiên doanh nghiệp cần có vốn, vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy việc quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò quyết định cho việc ra đời, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Vậy vốn doanh nghiệp là gì ? Đứng trên mỗi góc độ và quan điểm khác nhau, với mục đích nghiên cứu khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về vốn. Theo quan điểm của Marx, ông cho rằng: “ Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất ”. Định nghĩa của Marx có tầm khái quát lớn, tuy nhiên do hạn chế về mặt trình độ phát triển của nền kinh tế mà Marx quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Paul.A.Samuelson, nhà kinh tế học theo trường phái Tân cổ điển đã kế thừa các quan điểm của trường phái cổ điển về yếu tố sản xuất để phân chia các yếu tố của đầu vào sản xuất thành ba bộ phận là Đất đai, Lao động và Vốn. Theo ông, vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, đó có thể là máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…Trong quan niệm về vốn của Samuelson không đề cập đến các tài sản tài chính những tài sản có giá có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, ông đã đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp. 6 6 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C Trong cuốn kinh tế học của David Beeg, tác giả đã đưa ra hai định nghĩa về vốn: Vốn hiện vật và vốn tài chính của doanh nghiệp. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá, sản phẩm đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hoá khác. Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá trị của doanh nghiệp. Như vậy David Beeg đã bổ sung định nghĩa vốn tài chính cho định nghĩa vốn của Samuelson. Nhìn chung, các nhà kinh tế đã thống nhất ở điểm chung cơ bản: Vốn là yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho thị trường. Như vậy, vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ vật tư, tài sản, được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy vốn là một loại hàng hoá đặc biệt. Trước hết, vốn là hàng hoá vì nó có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của vốn thể hiện ở chi phí mà chúng ta bỏ ra để có được nó. Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở việc ta sử dụng nó để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh ( mua máy móc, thiết bị, hàng hoá…) Vốn là hàng hoá đặc biệt bởi vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu. Khi vay vốn chúng ta chỉ có quyền sử dụng vốn còn quyền sở hữu vẫn thuộc về chủ sở hữu của nó. Tính đặc biệt của vốn còn thể hiện ở chỗ vốn không bị hao mòn hữu hình trong quá trình sử dụng mà còn có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chính vì vậy, giá trị của vốn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô, không phụ thuộc vào lợi ích cận biên của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều này đặt ra nhiệm vụ đối với nhà quản trị tài chính là phải làm sao sử dụng tối đa hiệu quả vốn để đem lại một giá trị thặng dư tối đa, đủ chi trả cho chi phí bỏ ra để mua vay vốn và có lợi nhuận tối đa. Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được tiến hành liên tục do vậy vốn của doanh nghiệp cũng được vận động không ngừng tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển vốn. Trong quá trình tuần hoàn và chu 7 7 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C chuyển vốn, vốn thay đổi cả về hình thái và lượng giá trị. Vốn trong các doanh nghiệp sản xuất được vận động như sau: T – H ( TLSX, TLLĐ )… S X … H’ …T’ 1.1.2 Phân loại vốn Như đã trình bày ở trên, vốn giữ vai trò quan trọng, thiết yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, việc phân loại vốn theo các cách thức khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp đề ra được các giải pháp quản lí và sử dụng sao cho có hiệu quả. Có nhiều cách phân loại vốn doanh nghiệp theo các giác độ khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn Dựa vào căn cứ này có thể chia vốn thành hai loại Vốn cố định và Vốn lưu động a. Vốn cố định: Là một bộ phận của vốn sản xuất, là hình thái giá trị của những tư liệu lao động đang phát huy tác dụng trong sản xuất. Khi xem xét những hình thái giá trị của những tư liệu lao động đang nằm trong vốn cố định, không chỉ xét về mặt hiện vật mà quan trọng là phải xem xét tác dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với tất cả các tư liệu lao động đang phát huy tác dụng trong sản xuất đều là vốn cố định, tuỳ theo tình hình thực tế, từng thời kỳ mà có những quy định cụ thể khác nhau. Hiện tại Nhà nước quy định các tư liêu sản xuất có đủ hai điều kiện thời gian sử dụng lớn hơn một năm và giá trị tài sản lớn hơn 5 triệu đồng thì được coi là tài sản cố định. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn cố định tham gia nhiều lần vào sản xuất, giá trị của tài sản cố định giảm dần, theo đó nó được tách ra làm hai phần: Một phần gia nhập vào chi phí sản phẩm dưới hình thức khấu hao tương ứng với sự giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cố định. Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo, nếu như phần vốn lưu chuyển dần 8 8 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C tăng lên thì phần vốn cố định giảm đi tương ứng với mức suy giảm giá trị sử dụng của tài sản cố định. Kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định hết thời gian sử dụng và vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển. Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, vốn cố định là phần vốn đầu tư mua sắm các loại tài sản cố định dưới hai hình thức: Ngân sách cấp phát và vay ngân hàng ( một phần được trích từ quĩ phát triển sản xuất). Vốn cố định giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, nó quyết định đến việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất, quyết định việc ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến. Do có vị trí then chốt và đặc điểm vận động của nó có tính qui luật riêng nên việc quản lý nâng cao hiệu quả vốn cố định được coi là công tác trọng điểm của quản lý tài chính doanh nghiệp. Để tạo điều kiện cho việc quản lý và sử dụng vốn lưu động, người ta thường tiến hành phân chia tài sản cố định theo các tiêu thức sau: * Theo mục đích sử dụng tài sản cố định gồm có: Tài sản cố định phục vụ mục đích kinh doanh Tài sản cố định phục vụ phúc lợi công cộng, an ninh quốc phòng Tài sản cố định bảo quản giữ hộ * Theo hình thái biểu hiện có thể chia tài sản cố định thành hai loại: Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất nó thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu, chi phí mua bằng phát minh sáng chế… Trong nền kinh tế thị trường do sự tác động của các qui luật kinh tế và để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp phải đầu tư những khoản chi phí lớn cho phần tài sản vô hình. Những chi phí này cần phải được quản lý và thu hồi dần dần như những chi phí mua sắm tài sản cố định khác. 9 9 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C Tài sản cố định hữu hình bao gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc, đường xá, cầu cảng. - Máy móc thiết bị - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn - Thiết bị, dụng cụ quản lý - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm - Các loại tài sản cố định khác Vậy với mỗi cách phân loại trên đây cho phép ta đánh giá xem xét kết cấu tài sản cố định của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng của một loại tài sản cố định nào đó so với tổng nguyên giá các loại tài sản cố định của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Kết cấu tài sản cố định giữa các ngành sản xuất khác nhau hoặc cùng một ngành sản xuất cũng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu tài sản cố định là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động biến đổi kết cấu tài sản cố định sao cho có lơị nhất cho việc nâng cao hiêu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. b. Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động và tài sản lưu thông được đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy vốn lưu động bao gồm những giá trị của tài sản lưu động như: Nguyên vật liệu chính, phụ, nguyên vật liệu và phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư thuê ngoài chế biến, vốn tiền mặt, thành phẩm trên đường gửi bán… Khác với tư liệu sản xuất, đối tượng lao động chỉ được tham gia vào một chu kỳ sản xuất để góp phần hợp thành giá trị và giá trị sử dụng của một sản phẩm. Vì vậy vốn lưu động có đặc điểm là luân chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm trong cùng một chu kỳ sản xuất. 10 10 [...]... chuyển vốn, làm tốc độ quay vòng vốn giảm, hiệu quả sử dụng vốn thấp 28 28 Luận văn tốt nghiệp 40C Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG 2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty May Đức Giang Công ty May Đức Giang là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập thuộc Tổng Công Ty Dệt May Việt... được nguồn vốn đó cũng khác nhau Cơ cấu vốn khác nhau thì khi xét đến tính hiệu quả của công tác sử dụng vốn người ta tập trung vào những khía cạnh khác nhau Chẳng hạn như đối với doanh nghiệp thương mại thì khi xét hiệu quả sử dụng vốn người ta chủ yếu tập trung vào xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động Cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn thông qua sự ảnh hưởng của nó đến chi phí vốn của doanh... độ tăng của vốn Vậy hiệu quả sử dụng vốn chính là thước đo, phản ánh tương quan so sánh giữa kết quả thu được với những chi phí về vốn mà doanh nghiệp bỏ 15 15 Luận văn tốt nghiệp 40C Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính ra trong hoạt động để có được chính kết quả đó Hiệu quả sử dụng vốn có thể được tính một cách chung nhất bằng công thức: Hiệu quả sử dụng vốn = Kết quả thu được Chi phí vốn sử dụng Trong... sở khai thác và sử dụng triệt để mọi nguồn lực hiện có Tạo lập, khai thác và sử dụng các tiềm lực về vốn hợp lý hay không sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực tới hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc, đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấy được... – Tài Chính ra lợi nhuận lớn hơn Đó là cơ sở để mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả đóng góp cho xã hội Nhưng một doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả khi nào? Chỉ khi doanh nghiệp đó bảo tồn và phát triển được vốn 2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn Mục đích cũng như ý tưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới hiệu quả. .. có hiệu quả Hệ số nợ chung 18 = Tổng vốn vay Tổng tài sản (8) 18 Luận văn tốt nghiệp 40C Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính Hệ số này cho biết một đồng giá trị tài sản có bao nhiêu đồng vốn vay trong đó, qua chỉ tiêu ta thấy được tính chất của nguồn vốn Chỉ tiêu phân tích 2) Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp được phản ánh bằng hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp và các chỉ tiêu phân tích Qua... ứng thì mới có thể tồn tại, hoạt động và phát triển Làm thế nào để luôn đủ vốn - Đó là điều quan trọng, là tiền đề của sản xuất song việc sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả mới thực sự là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp Việc thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính, tiến hành phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là nội dung quan trọng trong công tác tài chính của doanh... dụng Trong đó : - Kết quả thu được có thể là : Tổng doanh thu , doanh thu thuần , lãi gộp - Chi phí vốn đã sử dụng có thể là : Tổng vốn bình quân , vốn lưu động bình quân , vốn cố định bình quân… Trong một doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực hiện có Trình độ sử dụng nguồn lực thể hiện qua kết quả kinh doanh của mỗi kỳ hạch toán, qua đó quy mô vốn của doanh nghiệp... của công ty, qua đó cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn Trong tương lai, để trụ vững trên thị trường và góp sức thực hiện kế hoạch tăng tốc của ngành may công ty cần phải đổi mới nhiều hơn đặc biệt là ở khâu đào tạo, tuyển chọn lao động có chất lượng cũng như sắp xếp lao động sao cho hợp lý Có như vậy, đồng vốn đầu tư mới có thể được sử dụng hiệu quả đồng thời đảm bảo cho công ty tồn tại. .. năng quản lý vốn của doanh nghiệp Để thấy rõ được vấn đề trên, thông qua các chỉ tiêu sau đây để nhận xét đánh giá Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sử dụng vốn Tỷ trọng vốn cố định Vốn cố định Tổng tài sản = ∗ 100% (1) Tỷ trọng vốn cố định cho biết : Vốn cố định chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản Tỷ trọng Vốn lưu động Vốn lưu = động Tổng tài *100% (2) sản Tỷ trọng vốn lưu động cho biết : Vốn lưu . – Tài Chính 40C Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty May Đức Giang 1 1 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Lệ Thanh – Tài Chính 40C MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Chương I Vốn và hiệu quả sử dụng vốn. – Tài Chính 40C Chương 1 : Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Chương 2 : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty May Đức Giang Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu. công ty May Đức Giang 63 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 65 3.2.1 Về phía công ty May Đức Giang 65 3.2.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 65 3.2.1.2 Nâng cao hiệu