11 CHƢƠNG 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bông vải là cây trồng lấy sợi quan trọng hàng đầu để thỏa mãn nhu cầu bức thiết của con ngƣời sau ăn là mặc (Lê Quang Quyến, 2004). Cây bông cũng là cây lấy dầu từ hạt quan trọng thứ hai sau cây đậu tƣơng, hơn nữa hạt bông còn là nguồn cung cấp protein làm thức ăn cho gia súc (Jiang, 2004). Cây bông vải đƣợc trồng ở khắp nơi trên thế giới, nhƣng chủ yếu trồng ở điều kiện nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong các nƣớc trồng bông vải, Ấn Độ là nƣớc có diện tích trồng bông lớn nhất (9,7 triệu ha) chiếm 32%, kế đến là Mỹ 24%, Trung Quốc 20% (Satyavathi và ctv., 2002). Ở Việt Nam, nghề trồng bông vải có từ lâu đời. Cây bông vải từng là cây trồng quan trọng ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đặc biệt ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (Lê Kim Hỷ, 2003). Sau ngày thống nhất đất nƣớc, chúng ta đã nhiều lần cố gắng tổ chức trồng bông lại ở các địa phƣơng trên nhƣng các kế hoạch đó đều không thành công. Hai nguyên nhân chính làm thất bại các nỗ lực trên là: thị trƣờng giá cả bấp bênh, nông dân không trồng bông vì không trừ đƣợc sâu đục quả bông dẫn đến ngƣời trồng bông thua lỗ (Lê Quang Quyến, 2004). Trong những năm gần đây, do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nên đã cho ra đời các giống bông lai kháng sâu năng suất cao đƣa vào sản xuất. Tuy nhiên, sản lƣợng bông xơ chỉ mới đáp ứng một phần nhỏ (10-15%) nhu cầu vật liệu cho ngành dệt may. Trƣớc thực trạng đó, gia tăng sản lƣợng bông xơ là yêu cầu cấp thiết. Dự kiến đến năm 2010, sản lƣợng bông xơ đáp ứng 20% nhu cầu trong nƣớc và diện tích bông đạt 1 triệu ha vào năm 2010, tập trung chủ yếu ở vùng Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2003). Việc cải thiện di truyền của các loài bông vải nhằm tăng năng suất cũng nhƣ tăng tính kháng sâu bệnh đã đƣợc quan tâm nhiều. Kết quả là nhiều giống bông vải tốt đƣợc tạo ra theo các phƣơng pháp lai tạo và chọn lọc truyền thống. Tuy nhiên, việc sử dụng các phƣơng pháp này khó có thể khai thác đƣợc các nguồn gen có lợi một cách 12 có hiệu quả do rào cản bất tƣơng hợp. Công nghệ sinh học nói chung và công nghệ gen trên thực vật nói riêng có thể thúc đẩy việc tạo ra các giống bông có nhiều đặc tính ƣu việt nhƣ: kháng sâu bệnh hại, kháng thuốc diệt cỏ, chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trƣờng (rét, khô, hạn, phèn, mặn…) và các tính trạng số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của bông và sợi (Perlak và ctv., 2001). Tuy nhiên, việc chuyển nạp gen vào cây bông vải đã gặp phải nhiều khó khăn. Cây bông vải đƣợc xem là cây rất khó chuyển nạp gen với hiệu quả cao. Hơn nữa, ở Việt Nam các phƣơng pháp nuôi cấy mô hiện tại dùng để tái sinh cây chuyển gen từ các mô sẹo hoặc từ tế bào có khả năng sinh phôi chƣa đƣợc xây dựng hoàn chỉnh. Ngoài giới hạn về kiểu gen, một số cây tái sinh từ mô sẹo có khả năng sinh phôi sẽ có hình dạng dị thƣờng do biến dị soma phát triển trong quá trình nuôi cấy mô. Hiện nay, việc chuyển nạp gen mới chỉ thành công trên các giống nhóm Coker, hầu hết các gen mong muốn đều đƣợc chuyển vào các giống Coker và sau đó đem hồi giao với các giống khác (Nobre và ctv., 2001). Hiện nay ở Việt Nam, các hệ thống tái sinh cây bông vải qua mô sẹo chƣa thành công nhiều, việc chuyển nạp gen chỉ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp vi tiêm vào ống phấn và chuyển trực tiếp trên đỉnh chồi (Lê Trần Bình, 2001). Tuy nhiên, các phƣơng pháp chuyển gen này tuy có hiệu quả nhƣng sự biểu hiện của các gen chuyển nạp trên cây chuyển gen giả định là không đƣợc hoàn toàn, tạo ra các cây thể khảm, gây khó khăn cho việc phân tích và thu nhận cây chuyển gen sau này. Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay chƣa có nghiên cứu nào xác định loài bông vải nào đang đƣợc trồng thích hợp việc chuyển nạp gen. Chính vì thế chúng tôi thực hiện khóa luận: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHUYỂN NẠP GEN CỦA HAI GIỐNG BÔNG VẢI SSR60F VÀ COKER 312 BẰNG VI KHUẨN AGROBACTERIUM TUMEFACIENS. 13 1.2. Mục tiêu Khóa luận: “NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHUYỂN NẠP GEN CỦA HAI GIỐNG BÔNG VẢI SSR60F VÀ COKER 312 BẰNG VI KHUẨN Agrobacterium Tumefaciens” nhằm tìm hiểu khả năng chuyển nạp gen của hai giống bông vải SSR60F và Coker 312 bằng phƣơng pháp vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens, trong đó tập trung nghiên cứu về sử dụng hệ thống chọn lọc bằng mannose để thanh lọc mô sẹo của bông vải sau khi đƣợc chuyển nạp. 1.3. Hạn chế của khoá luận Với quỹ thời gian ngắn (4 tháng) nên khóa luận chỉ có thể thực hiện phần chọn lọc bằng mannose (qua 3 lần chọn lọc), các bƣớc tiếp theo sau khi chọn lọc chƣa có điều kiện thực hiện. Khóa luận cũng chỉ giới hạn nghiên cứu ở hai giống bông vải, trong đó giống SSR60F là giống bông đang trồng ở Việt Nam. 14 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cây bông vải 2.1.1. Vị trí phân loại Cây bông vải thuộc: Ngành hiển hoa bí tử (Angospermatophyta), Lớp song tử diệp (Dicotyledoneae), Họ Malvaceae, Chi Gossypium (Phạm Hoàng Hộ, 1997). 2.1.2. Tính đa dạng, nguồn gốc và phân bố Trong chi Gossypium có khoảng 39 loài và rất đa dạng, trong đó có sáu loài bông đƣợc canh tác là: G. hirsutum, G. arboreum, G. barbadense, G. herbaceum, G. tricuspidatum và G. perriri (Bộ GD và ĐT,Trƣờng ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội,bộ môn Cây Công Nghiệp, 1996). Nhƣng theo Jiang (2004), Brubaker và ctv. (2002) chi Gossypium có khoảng 50 loài và có bốn loài đƣợc canh tác là: G. hirsutum L., G. barbadense L., G. arboretum L., G. herbaceum L., loài trồng phổ biến nhất thế giới là G. hirsutum. Cũng theo Brubaker và ctv. (2002) chi Gossypium phân bố ở phía Tây và Nam Mexico khoảng 18 loài, ở Đông Bắc châu Phi và Arập khoảng 14 loài, và ở Australia khoảng 17 loài. Trong sáu loài trên, ở Việt Nam trồng phổ biến ba loài đầu. 2.1.2.1. Gossypium hirsutum Loài G. hirsutum thƣờng đƣợc gọi là bông Luồi hay bông Tàu, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 52 (Jiang, 2004). Bông Luồi có nguồn gốc từ Trung Mỹ, nay đƣợc trồng lan rộng ra khắp nơi trên thế giới, sản lƣợng xơ bông Luồi chiếm khoảng 70% sản lƣợng toàn thế giới (Bộ GD và ĐT,Trƣờng ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội, bộ môn Cây Công Nghiệp, 1996). Bông Luồi đƣợc trồng nhiều nhất là ở Mỹ trên 95% (Jiang, 2004), Nga, Ấn Độ, Mehico, Trung Quốc, Braxin, Achentina, Nam Phi và châu Úc. Ở Việt Nam, bông Luồi du nhập vào nƣớc ta khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Phần lớn các giống thuộc loài này do ngƣời Pháp đƣa vào nhằm mục đích khai thác và sản xuất bông hàng hóa. Về sau, loài này đƣợc du nhập vào bằng nhiều con đƣờng khác nhau, chủ yếu thông qua các chƣơng trình viện trợ của các tổ chức quốc tế. Qua quá trình thực nghiệm cho thấy loài này có khả năng thích ứng rộng, phù hợp 15 với điều kiện trồng bông nhờ nƣớc trời ở nƣớc ta. Với tiềm năng cho năng suất cao và có chất lƣợng xơ tốt, các giống bông này dần dần thay thế các giống bông Cỏ trƣớc đó (Lê Quang Quyến, 2004). Bông Luồi có nhiều loài phụ nhƣ: G. hirsutum ssp. Mexicanum, G. hirsutum ssp. Punctatum (Achum và Thonn), G. hirsutum ssp. Panicultum (Balanco)… 2.1.2.2. Gossypium arboreum Loài G. arboreum thƣờng đƣợc gọi là bông Cỏ. Loài này có lẽ đƣợc trồng lâu đời nhất, có nguồn gốc từ Tây Nam Ấn Độ, lan truyền sang vùng Đông Nam Á, vùng có gió mùa khí hậu ẩm ƣớt. Bông Cỏ thƣờng đƣợc trồng ở vùng đồng bằng nhƣng cũng có trồng ở vùng núi cao 1500-2000 m. Vùng sản suất chính là Ấn Độ, Trung Quốc,Việt Nam, Myanmar, Lào. Hằng năm sản lƣợng bông Cỏ chiếm 20% tổng sản lƣợng bông thế giới. Hiện nay, diện tích trồng bông Cỏ ngày càng thu hẹp do chất lƣợng xơ ngắn. Ở Việt Nam khoảng thế kỷ XIII- XIV loài bông này đƣợc trồng phổ biến khắp mọi miền đất nƣớc, từ đồng bằng đến vùng Trung du và Miền núi. Đến năm 1955, loài bông Cỏ vẫn còn phổ biến trên các vùng trồng bông ở Bắc Bộ và một số vùng thuộc Bắc Trung Bộ, trong lúc đó ở các vùng bông ở Nam và Trung Bộ đang dần thay thế bằng các giống bông Luồi. Các giống bông Cỏ hiện có ở Việt Nam thuộc hai loài phụ: G. arboreum ssp. Neglectum và G. arboreum ssp. Nanking, kể cả hai dạng bông lâu năm và hằng năm (Lê Quang Quyến, 2004). 2.1.2.3. Gossypium barbadense Loài G. barbadense thƣờng đƣợc gọi là bông Hải đảo, bông Ấn Độ. Bông Hải đảo có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nay đƣợc trồng nhiều ở Nga, Mỹ, Ai Cập và một số nƣớc khác. Bông hải đảo cung cấp khoảng 10% sản lƣợng bông sơ toàn thế giới và hiện nay diện tích trồng bông Hải đảo đang đƣợc mở rộng do phẩm chất xơ đặc biệt tốt. Ở Việt Nam, chƣa tìm thấy tài liệu nào nói về loài bông Hải đảo đƣợc trồng phổ biến trong sản xuất và bắt nguồn từ đâu. Loài này thƣờng gặp dƣới dạng cây lâu năm ở trong các vƣờn hoang và bờ giậu. Đến năm 1941- 1945 mới du nhập một số giống nhƣ 16 Ghiza, Pima vào miền Nam, các giống Trƣờng Nhung, Menufi, Tiến Vọt vào miền Bắc năm 1955-1956 qua chƣơng trình hợp tác và trao đổi giống. Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm cho thấy loài bông Hải đảo thích hợp trong vụ khô có tƣới, không hợp với điều kiện mƣa nhiều độ ẩm cao. Bông Hải đảo có nhiều loài phụ nhƣ: G. barbadense ssp. Darwwinii (Watt) Mauner, G. barbadense ssp. redurale Mauner, G. barbadense ssp. Ventifolum (Lam) và G. barbadense ssp. Eubarbadense Mauner. 2.1.3. Tình hình sản xuất bông ở Việt Nam Trƣớc thời Pháp thuộc, giống bông đƣợc sử dụng chủ yếu là các giống bông Cỏ địa phƣơng (Gossypium arboreum L.). Giống bông này cho năng suất thấp. Một số ít diện tích ở Trung Bộ và Nam Bộ đã đƣợc trồng các giống bông Luồi (Gossypium hirsutumL.) nhập nội, với năng suất đạt 300 – 500 kg/ha. Đầu thế kỷ 20, nƣớc ta đã xuất khẩu bông sang Nhật, Hồng Kông. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, diện tích trồng bông đã đƣợc phát triển mạnh trong đó liên khu V đạt khoảng 10.000 ha và liên khu IV đạt khoảng 13.000 ha. Sau năm 1954, các giống bông Luồi nhập nội đã thay thế một phần cho các giống bông Cỏ địa phƣơng. Sau năm 1975, năng suất bông hạt thấp chỉ đạt 3 – 4 tạ/ha. Nguyên nhân năng suất và diện tích bông giảm ở giai đoạn này là do sâu bệnh phá hoại nặng và chƣa có các giống bông thích hợp cho các vùng. Do chí phí sản xuất quá lớn vì đầu tƣ thuốc trừ sâu rất cao, ngƣời trồng bông luôn bị thua lỗ, thêm vào đó môi trƣờng bị ô nhiễm nặng, ngành bông Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Từ sau những năm 1990, ngành bông Việt Nam có những bƣớc thay đổi mạnh mẽ, chúng ta đã tạo đƣợc các giống bông, đặc biệt là các giống bông lai có năng suất cao, chất lƣợng xơ tốt, chống chịu đƣợc sâu bệnh. Hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật đƣợc áp dụng nhƣ: áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp giúp giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, các biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhƣ hệ thống luân canh xen canh hợp lý, phủ màng PE cho bông, phun các chất điều hòa tăng trƣởng…chính vì vậy mà năng suất và chất lƣợng bông xơ tăng, nghề sản xuất bông cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, diện tích đã đạt hơn 35.000 ha, năng suất đạt hơn 11 tạ/ha, tăng gấp hai lần so với bình quân trƣớc đây. 17 Bảng 2.1. Diễn biến tình hình sản xuất bông ở Việt Nam (Lê Quang Quyến, 2004). Niên Vụ Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 1996/1997 1997/1998 1998/1999 1999/2000 2000/2001 2001/2002 2002/2003 10.676 11.716 19.963 17.705 13.250 29.573 35.200 6,0 9,0 8,0 10,0 9,0 11,0 10,5 6.866 10.986 16.245 17.578 20.340 32.530 36.960 2.1.4. Tình hình sản xuất bông trên thế giới Vụ bông 2001- 2002, tổng diện tích bông trên thế giới là 33,5 triệu ha, trong đó các nƣớc đang phát triển chiếm 70% diện tích và các nƣớc phát triển chỉ chiếm có 30% diện tích. Mƣời nƣớc có diện tích trồng bông lớn nhất thế giới đƣợc liệt kê ở bảng 2.2, trong đó Ấn Độ dẫn đầu với diện tích là 8,7 triệu ha, tiếp theo là Mỹ 5,6 triệu ha, Trung Quốc 4,8 triệu ha và Pakistan 3,1 triệu ha. Điều đáng chú ý là 70% diện tích bông thế giới đƣợc trồng ở các nƣớc miền nam và diện tích trồng của ba nƣớc châu Á là Ấn Độ , Trung Quốc, Pakistan đã chiếm khoảng 50% diện tích trồng bông thế giới (ISAAA, 2002). 18 Bảng 2.2. Mƣời nƣớc có diện tích trồng bông lớn nhất thế giới năm 2001- 2002 ( ISAAA, 2002) STT Nƣớc Diện tích (triệu ha) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ấn Đ ộ M ỹ Trung Quốc Pakistan Uzbekistan Brazil Thổ Nhĩ Kỳ Turkmenistan Mali Benin 8,730 5,596 4,824 3,125 1,453 0,75 0,654 0,550 0,516 0,415 Sản lƣợng bông thế giới đã tăng từ 9,8 triệu tấn niên vụ 1960-1961 lên 21,1 triệu tấn niên vụ 2001-2002, tức là tăng hơn 116% sau 40 năm. Danh sách mƣời nƣớc có sản lƣợng bông xơ lớn nhất thế giới đƣợc liệt kê ở bảng 2.3, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 5,3 triệu tấn, tiếp theo là Mỹ 4,4 triệu tấn, Ấn Độ 2,5 triệu tấn. Điều đặc biệt là trong mƣời nƣớc có sản lƣợng bông cao nhất thế giới thì có sáu nƣớc là các nƣớc đang phát triển. Về năng suất Australia dẫn đầu với năng suất là 1.658 kg bông xơ/ ha, tiếp theo là Syria 1.303 kg bông xơ/ha và Trung Quốc 1.103 kg bông xơ/ha (ISAAA, 2002). 19 Bảng 2.3. Mƣời nƣớc có sản lƣợng bông cao nhất thế giới năm 2001 – 2002 (ISAAA, 2002) STT Nƣớc Sản lƣợng (triệu tấn) Năng suất xơ (kg/ha) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trung Quốc M ỹ Ấn Độ Pakistan Uzbekistan Thổ Nhĩ Kỳ Brazil Australia Syria Ai cập 5,320 4,420 2,508 1,853 1,055 0,880 0,750 0,670 0,335 0,314 1.103 790 287 593 726 1.345 999 1.658 1.303 994 Trong khi đó, diện tích trồng bông chuyển gen trên thế giới ngày càng gia tăng. Diện tích trồng bông trên thế giới năm 2004 là 32 triệu ha (ISAAA, 2004), trong đó bông chuyển gen chiếm 28% (9 triệu ha). So với năm 2003 diện tích bông chuyển gen tăng 11% (9 triệu ha trong năm 2004 so với 7,2 triệu ha trong năm 2003). Trong số các nƣớc trồng bông chuyển gen, Ấn Độ là nƣớc có diện tích trồng bông chuyển gen tăng nhanh nhất thế giới (tăng 400% so với năm 2003). Năm 2003, Ấn Độ chỉ có 100 ngàn ha bông chuyển gen nhƣng năm 2004 diện tích bông chuyển gen tăng lên 500 ngàn ha. Trung Quốc cũng là nƣớc có sự gia tăng diện tích trồng bông chuyển gen đáng chú ý: năm 2003 có 2,8 triệu ha nhƣng năm 2004 đã tăng lên 3,7 triệu ha (chiếm 60% diện tích bông). Theo dự báo của các chuyên gia diện tích trồng bông chuyển gen trên thế giới sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới và hƣớng chuyển gen vào cây bông sẽ tập trung vào việc tạo ra các giống bông kháng sâu bệnh là chủ yếu nhƣng bên cạnh đó chất lƣợng sợi bông cũng đƣợc quan tâm nhiều (ISAAA, 2004). 20 2.2. Một số nghiên cứu chuyển nạp gen ở bông vải 2.2.1. Những hạn chế của phƣơng pháp tạo giống truyền thống Cây bông đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dệt may thế giới. Chính vì vậy mà việc cải thiện giống bông để nâng cao năng suất cũng nhƣ chất lƣợng sợi bông thì rất đƣợc chú ý. Các phƣơng pháp tạo giống truyền thống nhƣ: lai đơn, lai với loài hoang dại, hồi giao, đột biến đã đƣợc sử dụng để đƣa các tính trạng nhƣ: năng suất cao, chất lƣợng sợi cao và kháng bệnh vào các giống bông. Kết quả là tạo ra những giống bông có năng suất cao và phẩm chất sợi tốt. Tuy nhiên, các phƣơng pháp tạo giống truyền thống đã không đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao về chất lƣợng sợi bông, về sản lƣợng bông cũng nhƣ về khả năng kháng sâu bệnh. Thêm vào đó, hiện nay trong các giống bông chƣa tìm thấy các gen kháng sâu bệnh chính vì thế mà rất khó tạo ra một giống bông kháng sâu bệnh bằng phƣơng pháp lai tạo truyền thống. 2.2.2. Một số nghiên cứu chuyển nạp gen trên cây bông vải Hiện nay, trong nghiên cứu chuyển nạp gen với nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ: phƣơng pháp xung điện, phƣơng pháp vi tiêm, phƣơng pháp sử dụng PEG (polyethylene glycol), phƣơng pháp bắn gen và phƣơng pháp chuyển nạp gen bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Nhƣng phổ biến là chuyển nạp gen trực tiếp bằng súng bắn gen với vật liệu nuôi cấy là đỉnh chồi phân sinh hoặc từ tế bào huyền phù đã đƣợc báo cáo (McCabe và Martinell, 1993, Rajasekaran và ctv., 2000), phƣơng pháp chuyển nạp gen bằng Agrobacterium tumefaciens (Rajasekaran, 1996, Satyawathi và ctv., 2002, Umbeck và ctv., 1987). Nghiên cứu chuyển nạp gen thành công bằng Agrobacterium tumefaciens trên cây bông vải đƣợc công bố lần đầu tiên vào những năm 1980 (Firoozabady và ctv., 1987, Umbeck và ctv., 1987) với mẫu cấy là trụ hạ diệp và tử diệp. Trong nghiên cứu của mình, Firoozabady đã sử dụng mẫu cấy tử diệp 12 ngày tuổi để đồng nuôi cấy với vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens mang plasmid có chứa gen kháng kanamycin. Sau ba ngày đồng nuôi cấy, các mẫu cấy sẽ đƣợc chuyển lên môi trƣờng tạo mô sẹo có chứa kanamycin. Kết quả là có hơn 80% các mô sẹo sống sót trên môi trƣờng có chứa yếu tố chọn lọc kanamycin. Từ đó nhiều gen đƣợc chuyển thành công vào cây bông nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens, bao gồm các gen kháng côn trùng, gen . luận: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHUYỂN NẠP GEN CỦA HAI GIỐNG BÔNG VẢI SSR60F VÀ COKER 3 12 BẰNG VI KHUẨN AGROBACTERIUM TUMEFACIENS. 13 1 .2. Mục tiêu Khóa luận: “NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHUYỂN NẠP. NẠP GEN CỦA HAI GIỐNG BÔNG VẢI SSR60F VÀ COKER 3 12 BẰNG VI KHUẨN Agrobacterium Tumefaciens nhằm tìm hiểu khả năng chuyển nạp gen của hai giống bông vải SSR60F và Coker 3 12 bằng phƣơng pháp vi. bệnh bằng phƣơng pháp lai tạo truyền thống. 2. 2 .2. Một số nghiên cứu chuyển nạp gen trên cây bông vải Hiện nay, trong nghiên cứu chuyển nạp gen với nhiều phƣơng pháp khác nhau nh : phƣơng