Các mẫu cấy đều tạo protocorm và hình thành chồi, riêng phôi soma thì ở những môi trường có bổ sung nồng độ BA cao hoặc BA kết hợp NAA mới có sự phát sinh phôi soma... Nhận xét: Qua thốn
Trang 14.2 Lan Dendrobium
Để kiểm tra ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến quá trình nuôi
cấy in vitro, cho nên ngoài việc thực hiện trên giống lan Cymbidium ta còn thực hiện trên giống lan Dendrobium
4.2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của BA và NAA lên quá trình nuôi cấy in vitro của cây lan Dendrobium
Sau 60 ngày nuôi cấy in vitro, kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức đều
cho kết quả tốt
Các mẫu cấy đều tạo protocorm và hình thành chồi, riêng phôi soma thì ở những môi trường có bổ sung nồng độ BA cao hoặc BA kết hợp NAA mới có sự phát sinh phôi soma
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng hình thành phôi
soma, protocorm và chồi lan Dendrobium sau 60 ngày nuôi cấy in vitro
Nghiệm thức Số phôi soma Số protocorm Số chồi Chiều cao
/ mẫu cấy / mẫu cấy / mẫu cấy chồi (cm)
½ MS+5 mg/l BA 7.22 C 5.78 DE 1.89 AB 0.76 ABC
½ MS+7 mg/l BA 7.67 CD 6.22 EF 2.11 AB 0.69 ABC
½ MS+10mg/l BA 8.67 DE 7.11 FG 3.33 CD 0.49 A
½ MS+1mg/l BA+0.5 mg/l NAA 0 A 3.33 BC 6.11 E 0.99 CD
½ MS+3mg/l BA+0.5 mg/l NAA 5.33 B 4.56 CD 1.67 A 0.77 ABC
½ MS+5 mg/l BA+0.5 mg/l NAA 7.33 C 6.22 EF 2.33 ABC 0.70 ABC
½ MS+7 mg/l BA+0.5 mg/l NAA 7.78 CD 7.22 FG 2.89 BCD 0.78 ABC
½ MS+10 mg/l BA+0.5 mg/l NAA 9.11 F
8.22 G 3.44 D 0.63 AB
*Các giá trị theo sau bởi chữ cái trong cùng một cột không cùng ký tự biểu hiện sự
khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ 0,05
Trang 2Nhận xét:
Qua thống kê trắc nghiệm phân hạng các nghiệm thức của thí nghiệm trên cho
thấy sau 60 ngày nuôi cấy in vitro, có những biểu hiện như sau:
*Số lượng phôi soma:
Dựa vào bảng 4.5 cho thấy có ảnh hưởng khác nhau giữa các yếu tố môi trường
nuôi cấy lên sự phát sinh phôi soma của giống lan Dendrobium ở giai đoạn sau 60
ngày nuôi cấy
Ở môi trường ½ MS, ½ MS + 1mg/l BA, ½ MS + 3mg/l BA và ½ MS + 1mg/l
BA + 0.5mg/l NAA cho thấy không có sự phát sinh phôi soma, chứng tỏ lan
Dendrobium đòi hỏi nồng độ BA cao mới có khả năng phát sinh phôi soma Quan sát
ở những môi trường có bổ sung nồng độ BA cao (BA = 5mg/l; 7mg/l; 10mg/l ) thì khả năng phát sinh phôi soma rất cao, chứng tỏ khả năng phát sinh phôi của lan
Dendrobium rất nhậy cảm với môi trường nuôi cấy có bổ sung nồng độ BA cao và khả
năng phát sinh phôi soma càng cao khi ta bổ sung kết hợp giữa BA và NAA vào môi trường nuôi cấy, cho thấy kết quả như sau:
- Ở môi trường ½ MS + 7mg/l BA số phôi: 7.67
- Ở môi trường ½ MS + 7mg/l + 0.5mg/l NAA số phôi: 7.78
- Ở môi trường ½ MS + 10mg/l BA số phôi: 8.67
- Ở môi trường ½ MS + 10mg/l BA + 0.5mg/l NAA số phôi: 9.11
Như vậy BA và NAA thích hợp cho sự phát sinh phôi soma trong nuôi cấy in
vitro
*Số lượng protocorm:
Dựa vào bảng 4.5 cho thấy có sự khác biệt giữa các yếu tố môi trường lên khả năng tạo protocorm ở giai đoạn 60 ngày nuôi cấy
Ở môi trường đối chứng (1/2 MS) số protocrm hình thành là 1.44, khả năng hình thành protocorm tăng ở những môi trường có bổ sung BA cao, do BA có vai trò kích thích sự phân chia tế bào nên nồng độ BA cao thì khả năng phân chia tế bào càng cao Vì vậy số protocorm tạo thành nhiều Nhưng vai trò của BA được kích thích mạnh khi ta kết hợp bổ sung BA với NAA, do đó môi trường có bổ sung BA và NAA thường cho thấy khả năng tạo protocorm cao
Trang 3Qua đó cho thấy BA và NAA có vai trò đến khả năng tạo protocorm ở giai đoạn sau 60 ngày nuôi cấy
*Số lượng chồi:
Dựa vào bảng 4.5 cho thấy có sự khác biệt giữa các môi trường nuôi cấy lên
khả năng hình thành chồi Ở giai đoạn này khả năng hình thành chồi của Dendrobium
cũng không cao, do mẫu cấy chủ yếu là phát sinh phôi soma và tạo protocorm
Số chồi hình thành cao ở những môi trường nuôi cấy không có sự phát sinh phôi soma và tạo nhiều protocorm như: ½ MS + 1mg/l BA số chồi là 5.11, ½ MS + 3mg/l BA số chồi là 6.11 và ở môi trường ½ MS + 1mg/l BA + 0.5mg/l NAA số chồi 6.11 Còn ở các môi trường khác của thí nghiệm thì số chồi giảm
Như vậy ở giai đoạn 60 ngày nuôi cấy BA và NAA không có ảnh hưởng lớn đến khả năng hình thành chồi
*Chiều cao chồi:
Chiều cao chồi luôn giảm dần ở những môi trường có bổ sung BA hoặc BA kết hợp NAA cao, do BA chỉ kích thích sự phân chia chia tế bào chứ không kích thích sự tăng trưởng
Hình 4.9: Chồi lan Dendrobium sau 60 ngày nuôi cấy in vitro trên môi
trường có bổ sung BA
Trang 4Hình 4.10: Chồi lan Dendrobium sau 60 ngày nuôi cấy in vitro trên môi trường có
bổ sung BA và NAA
Sau 90 ngày nuôi cấy số lượng chồi gia tăng rất rõ, số lượng protocorm và phôi soma đều phát triển thành chồi do đó ở giai đoạn này ta chỉ quan sát sự sinh trưởng và phát triển của chồi
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của BA và NAA đến sự sinh trưởng và phát triển
chồi lan Dendrobium in vitro sau 90 ngày nuôi cấy
Nghiệm thức Số chồi Số lá Số rễ Chiều cao / mẫu cấy / chồi / chồi chồi(cm)
½ MS + 3mg/l BA 6.44 BC 2.12 B 0.66 CD 1.73 CD
½ MS+1mg/lBA+0.5mg/lNAA 6.56 C
2.11 B 1.23 E 2.12 E
½ MS+3mg/lBA+0.5mg/lNAA 7.22 CD
2.33 B 1.86 D 1.97 DE
½ MS+5mg/lBA+0.5mg/lNAA 8.00 DE
2.29 B 0.64 BCD 1.91 DE
½ MS+7mg/lBA+0.5mg/lNAA 9.11 EF
2.06 B 0.49 ABC 1.30 AB
½ MS+10mg/lBA+0.5mg/lNAA 10.22 F
1.64 A 0.40 AB 0.98 A
*Các giá trị theo sau bởi chữ cái trong cùng một cột không cùng ký tự biểu hiện sự
khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ 0,05
Trang 5Nhận xét:
*Số lượng chồi:
Qua bảng trắc nghiệm phân hạng cho thấy có sự khác biệt giữa các yếu tố môi trường lên quá trình hình thành chồi ở giai đoạn 90 ngày nuôi cấy
Số chồi tăng rất cao trên môi trường có bổ sung nồng độ BA cao và tăng cao hơn khi ta bổ sung kết hợp BA và NAA vào môi trường nuôi cấy:
- Ở môi trường ½ MS + 7mg/l BA số chồi: 8.00
- Ở môi trường ½ MS + 7mg/l BA + 0.5mg/l NAA số chồi: 9.11
- Ở môi trường ½ MS + 10mg/l BA số chồi: 9.33
- Ở môi trường ½ MS + 10mg/l BA + 0.5mg/l NAA số chồi: 10.22
Như vậy ở giai đoạn sau 90 ngày nuôi cấy BA và NAA có ảnh hưởng lớn đến khả năng hình thành chồi
*Số lượng lá, rễ và chiều cao chồi:
- Số lá: Đối với lan Dendrobium cũng giống Cymbidium, càng tăng nồng độ
BA thì số lượng lá không tăng cao và có thể giảm
- Số rễ: Không chỉ ở môi trường ½ MS có sự hình thành rễ mà ở các môi trường khác cũng có sự hình thành rễ dù không cao bằng môi trường đối chứng (1/2
MS) Chứng tỏ lan Dendrobium nhậy cảm với NAA trong sự hình thành rễ dù NAA ở
nồng độ thấp
- Chiều cao chồi: Bảng 4.6 cho thấy ở môi trường ½ MS chiều cao chồi cao nhất và thấp dần ở các môi trường có bổ sung BA cao
Hình 4.11: Chồi lan Cymbidium sau 90 ngày nuôi cấy in vitro trên môi trường
có bổ sung BA
Trang 6Hình 4.12: Chồi lan Dendrobium sau 90 ngày nuôi cấy in vitro trên môi
trường có bổ sung BA và NAA
4.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của TDZ và NAA lên quá trình nuôi cấy
in vitro của cây lan Dendrobium
Sau 60 ngày nuôi cấy, kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức đều cho kết quả tốt
Trong môi trường có bổ sung kích thích tố TDZ hoặc TDZ kết hợp NAA thì khả năng hình phôi soma, protocorm và chồi được kích thích mạnh
Trang 7Bảng 4.7: Ảnh hưởng của TDZ và NAA đến khả năng hình thành phôi
soma, protocorm và chồi lan Dendrobium sau 60 ngày nuôi cấy in vitro
Nghiệm thức Số phôi soma Số protocorm Số chồi Chiều cao
/ mẫu cấy / mẫu cấy / mẫu cấy chồi (cm)
½ MS+0.05mg/l TDZ 4.56 B 4.56 BC 4.56 C 1.21 BC
½ MS+0.1mg/l TDZ 6.00 C 5.56 BC 2.22 A 0.87 AB
½ MS+0.5mg/l TDZ 7.44 D 6.89 DE 2.56 A 0.67 A
½ MS+0.05mg/l TDZ+0.5mg/l NAA 4.44 B
4.33 CD 3.89 BC 1.22 BC
½ MS+0.1mg/l TDZ+0.5mg/l NAA 5.00 BC 5.78 E 5.00 CD 0.93 AB
½ MS+0.5mg/l TDZ+0.5mg/l NAA 8.44 DE 9.33 B 6.11 D 0.72 A
½ MS+1mg/l TDZ+0.5mg/l NAA 9.44 E 10.44 A 2.56 A 0.66 A
*Các giá trị theo sau bởi chữ cái trong cùng một cột không cùng ký tự biểu hiện sự
khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ 0,05
Nhận xét:
Qua thống kê trắc nghiệm phân hạng các nghiệm thức của thí nghiệm trên cho
thấy sau 60 ngày nuôi cấy in vitro, có những biểu hiện như sau:
*Số lượng phôi soma:
Dựa vào bảng 4.7 cho thấy các yếu tố môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng khác
biệt đến khả năng phát sinh phôi soma của lan Dendrobium
Chỉ có ở môi trường đối chứng (½ MS) là không có sự phát sinh phôi soma, còn các môi trường có bổ sung TDZ thì sự phát sinh phôi soma thể hiện rõ Chứng tỏ TDZ rất thích hợp trong sự phát sinh phôi
Khi ta kết hợp bổ sung TDZ và NAA vào môi trường nuôi cấy cho thấy khả năng phát sinh phôi soma cao hơn ở môi trường chỉ có bổ sung TDZ
Như vậy TDZ và NAA có ảnh hưởng lớn đến khả năng phát sinh phôi soma
của giống lan Dendrobium ở giai đoạn 60 ngày nuôi cấy
Trang 8*Số lượng protocorm:
Qua bảng trắc nghiệm phân hạng cho thấy chỉ ở môi trường ½ MS cho ta số protocorm thấp nhất 2.00, còn ở các môi trường có bổ sung nồng độ TDZ cao thì cho thấy số protocorm tăng cao, khi ta kết hợp TDZ và NAA thì luôn cho hiệu quả hơn:
- Ở môi trường ½ MS + 0.5mg/l TDZ số protocorm: 6.89
- Ở môi trường ½ MS + 0.5mg/l TDZ + 0.5mg/l NAA số protocorm: 9.33
- Ở môi trường ½ MS + 1mg/l TDZ số protocorm: 7.33
- Ở môi trường ½ MS + 1mg/l TDZ + 0.5mg/l NAA số protocorm: 10.44 Như vậy TDZ và NAA có ảnh hưởng lớn đến sự tạo protocorm của giống lan
Dendrobium ở giai đoạn 60 ngày nuôi cấy
*Số lượng chồi:
Dựa vào bảng 4.7 cho thấy ở giai đoạn này khả năng hình thành chồi không cao, ở những môi trường có nồng độ TDZ hoặc TDZ kết hợp NAA cao thì số chồi hình thành thấp, do ở các môi trường này chủ yếu tạo protocorm và phát sinh phôi soma
Như vậy ở giai đoạn 60 ngày nuôi cấy TDZ, TDZ và NAA có ảnh hưởng không lớn đến khả năng tạo chồi
*Chiều cao chồi:
Bảng 4.7 cho thấy khả năng phát sinh phôi và tạo protocorm càng cao thì chiều cao chồi thấp Chứng tỏ TDZ và NAA không tác động đến sự phát triển của chồi
Hình 4.13: Chồi lan Dendrobium sau 60 ngày nuôi cấy in vitro trên môi trường có
bổ sung TDZ
Trang 9Hình 4.14: Chồi lan Dendrobium sau 60 ngày nuôi cấy in vitro trên môi trường có
bổ sung TDZ và NAA
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của TDZ và NAA đến sự sinh trưởng và phát triển
chồi lan Dendrobium in vitro sau 90 ngày nuôi cấy
Nghiệm thức Số chồi Số lá Số rễ Chiều cao / mẫu cấy /chồi /chồi chồi(cm)
½ MS + 0.05mg/l TDZ 5.78 B 2.16 B 1.31 CD 2.04 DE
½ MS + 0.1mg/l TDZ 7.56 CD 1.90 B 1.11 BC 1.67 CD
½ MS + 0.5mg/l TDZ 8.89 DEF 2.06 B 0.56 A 1.27 AB
½ MS + 1mg/l TDZ 9.44 F 1.71 AB 0.42 A 1.05 A
½ MS+0.05mg/lTDZ+0.5mg/lNAA 6.56 BC
2.00 B 1.36 D 1.93 CD
½ MS+0.1mg/lTDZ+0.5mg/lNAA 7.89 CDE
2.08 B 1.05 B 1.64 BC
½ MS+0.5mg/lTDZ+0.5mg/lNAA 9.22 EF
1.79 B 0.49 A 1.12 A
½ MS+1mg/lTDZ+0.5mg/lNAA 10.22 F 1.23 A 0.48 A 1.02 A
*Các giá trị theo sau bởi chữ cái trong cùng một cột không cùng ký tự biểu hiện sự
khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ 0,05
Nhận xét:
Qua thống kê trắc nghiệm phân hạng các nghiệm thức của thí nghiệm trên cho
thấy sau 90 ngày nuôi cấy in vitro, có những biểu hiện như sau:
Trang 10*Số lượng chồi:
Dựa vào bảng 4.8 cho thấy giữa các yếu tố môi trường nuôi cấy có sự khác biệt nhau ý nghĩa về mặt thống kê
Ở giai đoạn 90 ngày nuôi cấy số lượng chồi tăng cao ở những môi trường có bổ sung nồng độ TDZ cao và càng cao khi ta bổ sung kết hợp giữa TDZ và NAA:
- Ở môi trường ½ MS + 0.5mg/l TDZ sốchồi: 8.89
- Ở môi trường ½ MS + 0.5mg/l TDZ + 0.5mg/l NAA số chồi: 9.22
- Ở môi trường ½ MS + 1mg/l TDZ số chồi: 9.44
- Ở môi trường ½ MS + 1mg/l TDZ + 0.5mg/l NAA số chồi: 10.22
Như vậy ở giai đoạn sau 90 ngày nuôi cấy TDZ và NAA có ảnh hưởng lớn đến
sự hình thành chồi
*Số lượng lá, rễ và chiều cao chồi:
- Số lá: Bảng 4.8 cho thấy số lá không tăng cao ở những môi trường có bổ sung TDZ và TDZ kết hợp NAA cao Chứng tỏ TDZ và TDZ kết hợp NAA không ảnh hưởng đến quá trình hình thành lá
- Số rễ: Bảng 4.8 cũng cho thấy số rễ giảm trong khi số chồi lại tăng cao
- Chiều cao chồi: chiều cao chồi thường tỷ lệ nghịch với sự hình thành chồi do
đó ở những môi trường có sự hình thành chồi cao thì chiều cao chồi giảm
Hình 4.15: Chồi lan Dendrobium sau 90 ngày nuôi cấy in vitro trên môi trường có
bổ sung TDZ