1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu Tổng Cty nhà nước để thấy vai trò của Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế - 3 pot

7 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 96,15 KB

Nội dung

15 nghề thì mới có thể xây dựng các chiến lược, chính sách đúng đắn. Bên cạnh đó có thể lập hội đồng cố vấn để giúp đỡ cho HĐQT. Theo ý kiến của Thủ tướng chính phủ và của ban đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương thì trong thời gian tới nên thí điểm mô hình chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty. Một số Tổng công ty đồng tình với giải pháp này. “Việc chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty là hoàn toàn đúng” ông chủ tịch HĐQT Tổng công ty xây dựng số 1 nói. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, chủ tịch HĐQT không nên kiêm nhiệm Tổng giám đốc. Tổng giám đốc Tổng công ty điện lực Việt Nam Hoàng Trung Hải đề nghị: “HĐQT nên chỉ có một số ít thành viên chuyên trách như: chủ tịch và trưởng ban kiểm soát, còn các thành viên khác nên kiêm nhiệm. Chủ nhiệm HĐQT phải là người quản lý có nhiều kinh nghiệm, năng động, có khả năng quản lý, đ• kinh qua công tác l•nh đạo doanh nghiệp ít nhất 3 năm. Tổng giám đốc không nhất thiết là thành viên HĐQT và do HĐQT chọn và đề cử để chính phủ phê chuẩn. Đối với DNNN, chủ tịch HĐQT không nên kiêm nhiệm Tổng giám đốc để thực hiện được các chức năng khác nhau mà không bị chồng chéo và công tác giám sát được tốt hơn”. Tổng giám đốc Tổng công ty hàng không cũng nói: “Đối với Tổng công ty hàng không Việt Nam đề nghị không áp dụng mô hình chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Tổng giám đốc để tránh sự lẫn lộn giữa đại diện sở hữu Nhà nước và người điều hành trong Tổng công ty”. 16 * Xét cả về phương diện pháp lý và trên thực tế, thì vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền lực giữa HĐQT và Tổng giám đốc vẫn chưa đủ rõ ràng nên người ta cảm thấy Tổng công ty là một cơ thể có “hai đầu” vừa HĐQT vừa Tổng giám đốc mà quyền lực của HĐQT thì cao nhất trên phương diện quản lý, còn Tổng giám đốc quyền lực cao nhất trên phương diện điều hành. Thật ra thì khó có thể tách bạch giữa quản lý và điều hành, vì có quản lý nào lại không có điều hành và có điều hành nào lại không có quản lý? cho nên để xử lý mối quan hệ giữa chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Tổng công ty, cần phân biệt rõ chức năng của HĐQT và nhiệm vụ của ban Tổng giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể: xác định, định hướng chiến lược phát triển, quản lý vốn, sử dụng lao động, quản lý dự án đầu tư, quản lý bổ nhiệm cán Bộ Nghiên cưua phương thức giao vốn cho HĐQT và HĐQT giao lại vốn cho Tổng giám đốc và các doanh nghiệp thành viên. Triển khai việc HĐQT tuyển chọn Tổng giám đốc và ký hợp đồng theo quy định và sự hướng dẫn của chính phủ. Ký hợp đồng là để xác định rõ cơ sở pháp lý về chức trách và quyền hạn của Tổng giám đốc trong việc quản lý điều hành Tổng công ty theo đúng hợp đồng. Mặt khác để khắc phục tình hình Tổng công ty có hai cơ quan đứng đầu gây khó khăn, chồng chéo, sự phân định không rõ ràng giữa HĐQT và Tổng giám đốc như hiện nay. Bên cạnh đó, chính phủ cũng sẽ khẩn trương nghiên cứu thí điểm giải pháp tập trung quyền lực vào một chức danh là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc ở một số Tổng công ty. 17 2. Xử lý mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên với nhau. Cần phải tạo ra các liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong Tổng công ty. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp này cần phải được phân công chuyên môn hoá trong sản xuất, cần hợp tác với nhau về công nghệ hoặc hỗ trợ nhau về vốn. Công ty có thể liên kết dưới dạng công ty mẹ, công ty con trong đó công ty mẹ quản lý công ty con chủ yếu là quản lý vốn. Công ty mẹ yêu cầu các công ty con phải làm ra lợi nhuận và đồng thời quản lý công ty con về phương hướng sản xuất theo hướng chuyên môn hoá để có sự phối hợp đồng Bộ giữa các doanh nghiệp chứ không điều hành và thu phụ phí như các Tổng công ty Nhà nước hiện nay. Về mặt kinh doanh, công ty mẹ, công ty con là bình đẳng, quan hệ với nhau trên cơ sở hợp đồng kinh tế, hai bên đều có lợi không ép buộc nhau. Việc quản lý và chỉ đạo công ty con hoạt động cho đúng phương hướng đ• định là do hội đồng quản trị của công ty mẹ chỉ đạo. Ngoài ra có thể tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty với điều kiện Nhà nước nắm cổ phần chi phối và Tổng công ty được uỷ quyền đại diện nắm giữ. Như vậy, các doanh nghiệp đ• cổ phần hoá vẫn nằm trong thành phần Tổng công ty trên cơ sở ràng buộc bằng mối quan hệ tài chính, quan hệ khai thác thị trường. Tổng công ty được tập trung nguồn vốn khấu hao cơ bản, l•i sau thuế, vốn thu được qua quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp thành viên và thực hiện việc điều hoà vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty. 18 3. Hoàn chỉnh đồng bộ cơ sở pháp lý quy định về quản lý Nhà nước, thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN nói chung và các Tổng công ty 90, 91 nói riêng. Phương hướng và nội dung quan trọng về sự quản lý Nhà nước, thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN là: - Thực hiện sự phân công, phân cấp quản lý Nhà nước đối với DNNN về nội dung, phạm vi, mức độ với cấp chính phủ, cấp Bộ, cấp UBND tỉnh, huyện. - Phân công, phân cấp và uỷ quyền thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN cần quy định: trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của Bộ tài chính trong việc quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tại DNNN. Phạm vi, mức độ trách nhiệm, quyền hạn của Bộ quản lý ngành hay UBND cấp tỉnh, huyện. Mối quan hệ giữa Bộ Tài chính và Bộ quản lý ngành (hay UBND các cấp) trong việc phối hợp thực hiện các chức năng trên. HĐQT được uỷ quyền thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN thế nào? ở đây cũng cần quy định rõ các Tổng công ty 91 và 90 đều không có khái niệm trực thuộc Thủ tướng chính phủ và về nguyên tắc Tổng công ty nào cũng đều thuộc sự quản lý Nhà nước của Bộ quản lý ngành kinh tế, kỹ thuật tương ứng. Từ đó, chính phủ sớm ban hành một nghị định về quản lý Nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN. 4. Cần tiếp tục sắp xếp lại cơ cấu tổ chức các Tổng công ty và cơ cấu các đơn vị thành viên. a. Về cơ cấu Tổng công ty 91 và 90. 19 Qua thực tế gần 6 năm tổ chức và hoạt động của các Tổng công ty 91 và 90 đ• cho thấy cần phải có sự đánh giá và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức các Tổng công ty theo vai trò, vị trí quan trọng của các ngành kinh tế và thực lực hoạt động kinh doanh của các Tổng công ty. Ví dụ: Bộ công nghiệp đ• có đề án trình Thủ tướng chính phủ cho hợp nhất Tổng công ty Đá quý và Vàng (Tổng công ty 91) và Tổng công ty khoáng sản (Tổng công ty 90); sáp nhập Tổng công ty cơ khí năng lượng và mỏ (Tổng công ty 90) vào Tổng công ty Than (Tổng công ty 91) Các Bộ, ngành và địa phương cần thiết có sự đánh giá và sắp xếp lại cơ cấu các Tổng công ty 91 và 90 để hoạt động có thực lực và hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. b. Về cơ cấu lại các đơn vị thành viên. Hướng chủ yếu cơ cấu lại các đơn vị thành viên trong Tổng công ty là: chuyển từ cách sắp xếp “hành chính” sang cách sắp xếp theo “quy hoạch”; chuyển từ chỗ coi trọng “giảm đầu mối” là chính sang mục tiêu hiệu quả - từ tính tất yếu của quá trình kinh tế để đưa các doanh nghiệp vào cơ cấu đơn vị thành viên của Tổng công ty. Để tổ chức lại các đơn vị thành viên Tổng công ty cần dựa trên cơ sở đánh giá và phân loại doanh nghiệpt hành viên, cần quán triệt nguyên tắc thống nhất quy hoạch ngành và quy hoạch l•nh thổ với quan điểm xây dựng các Tổng công ty mạnh. 5. Mở rộng các kênh huy động vốn. 20 Trong điều kiện nước ta hiện nay, nhu cầu vốn đầu tư của các Tổng công ty rất lớn, Tổng công ty không thể trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước và cũng không thể đợi đến khi Tổng công ty tích tụ đủ vốn mới đầu tư, do đó Tổng công ty phải tìm cách huy động vốn từ các nguồn khác. Cổ phần hoá các DNNN là một biện pháp huy động vốn quan trọng đang được Nhà nước ta đẩy mạnh tiến hành. Thực hiện cổ phần hoá, các doanh nghiệp có thể thu hút được vốn từ bên trong (cán Bộ công nhân viên trong doanh nghiệp) và bên ngoài doanh nghiệp. Đây là những nguồn lực rất lớn cần được triệt để khai thác, sử dụng. Ngoài ra còn có các kênh huy động vốn khác: vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, liên doanh, liên kết IV. Phương hướng, biện pháp xây dựng các Tổng công ty thành các tập đoàn kinh tế lớn mạnh. Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của việc phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam đối với các Tổng công ty trong thời kỳ mới, các Tổng công ty cần tổ chức thực hiện đầy đủ Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 4 (khoá VIII) và nghị quyết của quốc hội khoá X kỳ họp thứ 2 về đổi mới DNNN. “ Tổng kết mô hình Tổng công ty Nhà nước, trên cơ sở đó có phương án xây dựng các Tổng công ty thực sự trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao, thực sự là xương sống của nền kinh tế. Tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam, theo các chuyên gia kinh tế, phải do chính phủ quản lý và đạt được các tiêu chuẩn sau đây: 21 - Có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, sản xuất kinh doanh một ngành hàng, một nhóm ngành hàng hoặc nhiều ngành hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau, có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nước ta. Đó là những ngành then chốt, mũi nhọn, trọng điểm, là xương sống của nền kinh tế quốc dân trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. - Có công nghệ, phương tiện và phương pháp kinh doanh, quản lý hiện đại để đạt năng suất lao động cao, chất lượng hàng hoá tốt, giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ rẻ, đứng vững và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Đạt được chữ tín với khách hàng, có thị trường tiêu thụ ổn định và rộng lớn trong nước, trong khu vực và quốc tế. Có đội ngũ lao động, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có nhiều chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực công nghệ, sản xuất kinh doanh và quản lý. Đội ngũ lao động này phải tương đối đồng Bộ về cơ cấu trình độ, ngành nghề đủ sức giải quyết có chất lượng và hiệu quả toàn Bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn kinh doanh. - Có đủ vốn sản xuất kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ được giao từ các nguồn vốn Nhà nước, vốn vay ngân hàng trong nước và nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài, vốn tự có của tập đoàn kinh doanh, vốn vay của cán Bộ công nhân viên trong tập đoàn kinh tế và vốn huy động trong nhân dân Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đạt được hệ số cao hơn các Tổng công ty, bảo toàn và phát triển được vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. . xuất kinh doanh của tập đoàn kinh doanh. - Có đủ vốn sản xuất kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ được giao từ các nguồn vốn Nhà nước, vốn vay ngân hàng trong nước và nước ngoài, vốn đầu tư nước. sống của nền kinh tế. Tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam, theo các chuyên gia kinh tế, phải do chính phủ quản lý và đạt được các tiêu chuẩn sau đây: 21 - Có quy mô sản xuất kinh doanh. trọng điểm, là xương sống của nền kinh tế quốc dân trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. - Có công nghệ, phương tiện và phương pháp kinh doanh, quản lý hiện đại để đạt năng suất lao động

Ngày đăng: 28/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w