CẮT CỤT CHI VÀ THÁO KHỚP Cắt cụt là cắt bỏ chi ngang một đoạn xương, tháo khớp là cắt bỏ chi ngang qua một khớp. Cả hai trường hợp được gọi chung là đoạn chi. Thường chữ cắt cụt cũng có thể được dùng cho cả hai trường hợp. Đoạn chi là một biện pháp kỹ thuật dùng trong nhiều chỉ định khác nhau đối với bệnh lý và chấn thương tứ chi. Trong nhiều trường hợp, phải thực hiện đoạn chi cấp cứu nên kỹ thuật phải nhanh gọn, chính xác. 1/ Nguyên tắc đoạn chi: 1.1. Chọn vị trí đoãn chi: đủ mô sống và máu nuôi. -test histamin: tiêm 0,2 ml histamin 0,1 % trong da. Sẩn đỏ xuất hiện sau 5 phút. Nếu không, là thiếu máu nuôi. -test saline: tiêm 0,2 ml normal saline thành một nốt phồng. Nốt phồng biến mất sau 1 giờ. Nếu biến mất sau 5 phút gợi ý vùng đó đã hoại tử, nếu biến mất sau 10-20 phút là thiếu tưới máu. 1.2. Đủ da và mô mềm che xương mà không căng. 1.3. Không làm tổn thương thêm các mô trong quá trình mổ 1.4. Nên dẫn lưu ngay cả khi cầm máu tốt. 1.5. Không nên để hở hoàn toàn, nên khâu một phần để che đầu xương. 2/ Các bất cập trong đoạn chi: - Không có hướng dẫn đoạn chi cụ thể đối với PTV. - Nguyên nhân cắt cụt phức tạp, nhiều lí do khác nhau. - Không hứng thú với phẫu thuật viên. - Nhiều PTV tham gia cắt cụt nên ít ai có đủ kinh nghiệm . - Không liên hệ được giữa cắt cụt và phục hồi chức năng. 3/ Kỹ thuật cắt cụt: 3.1. Ga rô: - Ga rô có dồn ép máu. - Không dồn ép khi có nhiễm trùng, bướu ác - Không dùng garô khi chi bị thiếu máu: tiểu đường, viêm tắc mạch 3.2. Vạt da: - Vạt da phải có cảm giác, mềm mại, di động. - Trong chấn thương: tiết kiệm da. - Không để dư phần mềm, không để dư tai chó. - Hình thù vạt da tùy vị trí cắt cụt và tổn thương tại chổ. 3.3. Gân cơ: - Cắt vừa đủ che phủ đầu xương. - Khâu các cơ đối kháng. - Khâu đính cơ vào đầu xương. - Ở ngón tay không được khâu gân đối. 3.4. Thần kinh: - Bộc lộ rõ TK vào trong sâu và kéo nhẹ ra. - Cột TK bằng chỉ catgut. Cắt bằng dao bén dưới chổ cột. - Đầu TK phải thụt sâu vào mô mềm. - Chích thuốc tê, chôn đầu TK vào xương không có tác dụng ngăn đau u cục TK. 3.5. Mạch máu: - Mạch máu nhỏ: cột. - Mạch máu lớn: cột và khâu cột. -Tháo ga rô cầm máu kỹ trước khi đóng mõm cụt. 3.6. Xương:- Cưa đầu xương tròn trịa. - Không được róc màng xương quá nhiều. - Không được chừa màng xương quá nhiều. CẮT CỤT ĐỂ HỞ 1/ Để hở chừa vạt da: - Cắt cụt chừa vạt da thích hợp. - Kéo da 1,5 kg , chờ mô hạt mọc tốt. - Đóng da thì hai sau ~ 10 ngày. 2/ Cắt khoanh giò: - Cắt khoanh giò. - Kéo da chờ mô hạt mọc tốt. - Đóng lại mõm cụt: -Cắt xương cao hơn. -Cắt bớt, tái tạo mô mềm khâu da. KỸ THUẬT CẮT LỌC VẾT THƯƠNG 1/ Mục đích: Chống nhiễm trùng. Chống nhiễm trùng ngoại khoa bao gồm : -Cắt lọc: Giữ vai trò quang trọng nhất -Kháng sinh -Bất động -Kê cao 2/ Mục tiêu: Làm sạch vết thương. Các việc phải làm: - Lấy bỏ mô dập nát, mô hoại tử. - Lấy bỏ dị vật. - Lấy bỏ máu tụ: 3/ Các bước tiến hành cắt lọc vết thương. - Xén mép da vết thương. - Cắt lọc từ ngoài vào trong. Chú ý cách chậm máu. - Sau khi cắt lọc kỹ từ ngoài vào trong, rửa vết thương thật sạch. - Mở rộng vết thương để cắt lọc vào sâu hơn. - Rửa lại vết thương. - Lại cắt lọc từ ngoài vào trong, và cứ thế rửa rồi cắt lọc tiếp tục vài lần. - Nếu cần thì tiến hành cố định xương gãy nếu có. - Tìm cách che mô quí và dẫn lưu vết thương. Cao Thỉ . CẮT CỤT CHI VÀ THÁO KHỚP Cắt cụt là cắt bỏ chi ngang một đoạn xương, tháo khớp là cắt bỏ chi ngang qua một khớp. Cả hai trường hợp được gọi chung là đoạn chi. Thường chữ cắt cụt cũng. thương thật sạch. - Mở rộng vết thương để cắt lọc vào sâu hơn. - Rửa lại vết thương. - Lại cắt lọc từ ngoài vào trong, và cứ thế rửa rồi cắt lọc tiếp tục vài lần. - Nếu cần thì tiến hành cố định. liên hệ được giữa cắt cụt và phục hồi chức năng. 3/ Kỹ thuật cắt cụt: 3.1. Ga rô: - Ga rô có dồn ép máu. - Không dồn ép khi có nhiễm trùng, bướu ác - Không dùng garô khi chi bị thiếu máu: