1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chương III : PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP pptx

16 205 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 309,52 KB

Nội dung

Chương III PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP A. Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào thu nhập: 1. Khái niệm pháp luật thuế thu vào thu nhập: - Con người muốn tồn tại - phải tiến hành lao động – tạo ra thu nhập – có nghĩa vụ trích nộp một phần thu nhập của mình vào ngân sách nhà nước Nhà nước ngày càng quan tâm đến thuế điều tiết vào thu nhập vì 2 lý do sau:: - Kinh tế thị trường – phân hóa giàu nghèo – Nhằm điều tiết thu nhập để thực hiện công bằng xã hội. - Xu hướng toàn cầu hóa và để khuyến khích kinh tế thị trường – giảm thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ. Đề ổn định nguồn thu cho ngân sách cần quan tâm đến điều tiết vào thuế thu vào thu nhập. Trong quá trình lao động, con người tạo ra thu nhập dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí phân loại. mục đích cảu việc phân loại thu nhập là cơ sở cho việc phân định đối tượng chịu thuế của các sắc thuế khác nhau cũng như đặt ra cơ chế hành thu hiệu quả. Khái niệm: Thuế thu vào thu nhập là những sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước với mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội. Khái niệm pháp luật thuế thu vào thu nhập: Pháp luật thuế thu vào thu nhập là tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế của các cá nhân, tổ chức có phát sinh thu nhập theo qui định của pháp luật. Trước ngày 1/1/2009, có 3 sắc thuế điều tiết vào thu nhập của các chủ thể có phát sinh thu nhập. Tuy nhiên do sự thay đổi về cách xác định thu nhập nên đến ngày 1/1/2009, chỉ còn 2 sắc thuế thu vào thu nhập: - Thuế thu nhập doanh nghiệp; - Thuế thu nhập cá nhân. 2. Đặc điểm chung của pháp luật thuế thu vào thu nhập: có 3 đặc điểm cơ bản a. Thuế thu vào thu nhập là loại thuế trực thu: - Điều tiết một cách trực tiếp một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước: người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế, người phải trả tiền thuế và trực tiếp nộp thuế. - Điều tiết trước khi tiêu dùng (trước khi chịu thuế hàng hóa, dịch vụ). - Ưu điểm và nhược điểm của thuế trực thu. b. Thuế thu vào thu nhập có đối tượng chịu thuế là thu nhập chịu thuế. - Thu nhập chịu thuế rất đa dạng và mỗi sắc thuế xác định những khoản thu nhập cụ thể là đối tượng chịu thuế riêng biệt. - Thu nhập chịu thuế phải là thu nhập trực tiếp mà đối tượng nộp thuế có được bằng chính hành vi của mình làm phát sinh thu nhập. - Thu nhập chịu thuế phải là những khoản thu nhập hợp pháp, hợp lý được pháp luật công nhận bằng những hoạt động, những hành vi cụ thể của người chịu thuế tạo ra. Căn cứ xác định thu nhập phát sinh làm căn cứ tính thuế: được xác định dựa vào 2 yếu tố: - Yếu tố quốc tịch: cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập phát sinh từ thu nhập của mình cho quốc gia đó không phân biệt thu nhập đó phát sinh trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. - Yếu tố chủ quyền quốc gia (yếu tồ lãnh thổ): thu nhập phát sinh ở lãnh thổ thuộc chủ quyền của quốc gia nào thì quốc gia đó được quyền thu thuế thu nhập không phân biệt quốc tịch của chủ thể có thu nhập. Câu hỏi: Thu nhập của công nhân, doanh nghiệp trong khu chế xuất có là đối tượng chịu thuế thu nhập theo pháp luật thuế thu nhập Việt Nam không? Ví dụ: Công ty A (quốc tịch Việt Nam) có thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Singapo là 10.000 USD (tương đương 160.000.000 đồng Việt Nam), thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hàn Quốc là 19%. Công ty A có nghĩa vụ nộp thuế như sau: Thứ nhất: nộp tại Singapo = 160.000.000 x 19% = 30.400.000 đồng; Thứ 2: nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam = 160.000.000 x (25% - 19%) = 9.600.000 đồng. Ngược lại nếu một công ty B (quốc tịch Singapo) có thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 10.000 USD (tương đương 160.000.000 đồng Việt Nam), công ty B có nghĩa vụ nộp thuế như sau: Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam = 160.000.000 x 25% = 40.000.000 đồng; công ty B không có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập tại Singapo và cũng không được hoàn lại số tiền thuế đã nộp cho nhà nước Việt Nam. Đây là cơ sở đảm bảo sự bình đẳng giữ các chủ thể và bảo vệ lợi ích của các quốc gia trong việc xác lập mối quan hệ điều tiết theo quốc tịch và theo lãnh thổ. Xác định khái niệm thu nhập chịu thuế: rất rộng và đa dạng tùy thuộc vào tiêu chí phân loại: - Nếu căn cứ vào hoạt động làm phát sinh thu nhập thì thu nhập gồm: - Nếu căn cứ vào một số tiêu chí khác thì thu nhập gồm: + Thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. + Thu nhập hợp pháp và thu nhập bất hợp pháp. + Thu nhập thực tế đã phát sinh và thu nhập tiềm năng. + Thu nhập nhà nước có thể kiểm soát và thu nhập mà nhà nước chưa thể kiểm soát được. + Thu nhập của tổ chức và thu nhập của cá nhân. + Thu nhập phát sinh trong nước và thu nhập phát sinh ở nước ngoài. + …  Chính vì tính chất đa dạng và phức tạp của thu nhập mà dưới góc độ pháp lý, pháp luật xác định thu nhập chịu thuế là những khoản thu nhập hợp pháp, đã thực tế phát sinh, có tính phổ biến và nằm trong giới hạn nhà nước có thể kiểm soát được.  Xuất phát từ thực trạng của nền kinh tế xã hội và chính sách kinh tế mà quốc gia đó theo đuổi, các quốc gia thường có những quy định không giống nhau về các khoản thu nhập chịu thuế, loại thu nhập không thuộc diện chịu thuế, loại thu nhập tạm thời chưa thu thuế và thu nhập miễn thuế. c. Trong thuế thu vào thu nhập, mức độ điều tiết thường rất lớn và chế độ miễn, giảm thuế rất linh hoạt. 3. Vai trò của thuế thu vào thu nhập: - Thuế thu vào thu nhập có vai trò điều tiết thu nhập xã hội. - Thuế thu vào thu nhập có vai trò thực hiện công bằng xã hội. B. Nội dung cơ bản của pháp luật thuế thu vào thu nhập: Một số nội dung lưu ý trước khi nghiên cứu về từng sắc thuế thu vào thu nhập cụ thể. Theo quy định của pháp luật trước ngày 1/1/2009, việc động viên thuế đối với thu nhập của các cá nhân, tổ chức được thực hiện thông qua 3 sắc thuế:  Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh;  Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công (đến ngưỡng chịu thuế);  Thuế chuyển quyền sử dụng đất áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới và cải cách hệ thống thuế Việt Nam, pháp luật thuế thu nhập hiện tại đã bộc lộ một số bất hợp lý, nhất là trong việc xác định khoảng thu nhập chịu thuế của cá nhân có thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của cá nhân có được từ hoạt động làm công ăn lương cũng như thu nhập của từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất: - Việc xác định thu nhập của cá nhân để tính thu nhập chịu thuế giữa các sắc thuế là chưa bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ thuế. - Sự không công bằng được thể hiện qua ví dụ sau: với cùng mức thu nhập 15 triệu đồng/tháng cá nhân có thu nhập từ kinh doanh phải nộp thuế 28% trên thu nhập, cá nhân có thu nhập từ tiền lương nộp 10% trên thu nhập vượt ngưỡng chịu thuế. Ngược lại, cá nhân có mức thu nhập đến 100 triệu đồng/tháng thì cá nhân có thu nhập từ tiền lương nộp thuế 31,5% trên thu nhập, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh chỉ nộp 28% trên thu nhập. Trên thực tế ỏ Việt Nam hiện nay, rất ít trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương 100 triệu đồng/tháng, trong khi đó cá nhân kinh doanh có thể có thu nhập chịu thuế đến 100 triệu đồng/tháng. Do đó nếu so sánh giữa các cá nhân kinh doanh thì nhận thấy có nhược điểm là điều tiết cao đối với người có thu nhập thấp, điều tiết thấp đối với người có thu nhập cao. Thực tế, đại bộ phận cá nhân kinh doanh có mức thu nhập dưới 20 triệu đồng/tháng phải chịu mức điều tiết thuế 28% nên dẫn đến hiện tượng hộ kinh doanh thường tìm cách kê khai thấp doanh thu. Chẳng hạn như các phòng mạch của bác sỹ mở ra để thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh: thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở khám chữa bệnh tư nhân mỗi tháng chỉ một vài chục hoặc vài trăm nghìn tương ứng với doanh thu vài ba triệu/tháng, nhưng thực tế doanh thu của họ phải đến vài chục triệu một tháng. Việc kê khai không đúng doanh thu của cá nhân còn có ảnh hưởng đến việc tính chưa đầy đủ thu nhập dân cư trong xã hội. - Áp dụng khởi điểm chịu thuế, biểu thuế khác nhau giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. - Việc xác định thu nhập là đối tượng chịu thuế của các sắc thuế khác nhau chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo lộ trình cải cách thuế và chương trình làm luật của Quốc hội, đến nay, Quốc hội đã ban hành 2 đạo luật thuế thu nhập quan trọng: - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (thay thế hoàn toàn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 và một phần nội dung của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994, sửa đổi năm 2000). - Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (thay thế hoàn toàn Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 2001 – sửa đối năm 2004 và một phần nội dung của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994, sửa đổi năm 2000). Trong lần ban hành mới này, nội dung đối mới quan trọng là: - Các khoản thu nhập của tổ chức, kể cả thu nhập có được từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. - Các khoản thu nhập của cá nhân, kể cả thu nhập có được từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân. I. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp có lịch sử hình thành từ rất sớm được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế lợi tức được áp dụng vào trước những năm 90 của thế kỷ XX và áp dụng cho các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh (các cơ sở kinh tế quốc doanh áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận). Từ năm 1990, Quốc hội ban hành Luật thuế Lợi tức áp dụng thống nhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Thuế lợi tức được thu dựa trên cơ sở lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế. Khắc phục những hạn chế trên, ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Ngày 17/6/2003, Quốc hội đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Ngày 3/6/2008 Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới (sau đây gọi là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008) có hiệu lực kế từ ngày 01/01/2009. 1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 không đưa ra khái niệm cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp. Căn cứ vào điều 2 về người nộp thuế và điều 3 về thu nhập chịu thuế thì có thể đưa ra khái niệm như sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu vào thu nhập phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các khoản thu nhập khác hợp pháp cuả các tổ chức (còn được gọi là các doanh nghiệp). Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 thì thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ điều tiết vào thu nhập của các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ 1 , không còn điều tiết thu nhâp của cá nhân có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (đã được xác định là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân). Đặc điểm cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp:  Đối tượng chịu thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập có nguồn gốc phát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: Như vậy, dưới góc độ lý luận, để thu nhập được coi là thu nhập chịu thuế phải thỏa mãn 2 điều kiện: - Có hành vi kinh doanh phát sinh trên thực tế không phân biệt tư cách chủ thể là doanh nghiệp hay là các tổ chức khác, có đăng ký kinh doanh hay không có đăng ký kinh 1 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 doanh (đăng ký dưới các hình thức khác theo Luật các tổ chứ tín dụng, Luật Luật sư, Luật Đầu tư…) - Có thu nhập thực tế hợp pháp phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên và các khoản thu nhập khác.  Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là mọi tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.  Mức độ điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp là rất lớn:.  Mục đích cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp là động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước, đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa phát sinh thu nhập. 2. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ vào điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp và các tổ chức khác thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định . Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được phân chia thành 2 nhóm sau đây: a. Các tổ chức là các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ bao gồm: - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty nhà nước, nhóm công ty. - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Tại khoản 3 điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định: Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm: a. Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam; b. Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; c. Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác; d. Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài; e. Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. - Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã: hợp tác xã, liên minh hợp tác xã và tổ hợp tác. b. Nhóm các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã có thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập, gồm: - Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ - Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập. Như vậy, khi xác định người nộp thuế có một số lưu ý sau đây: - Đối với tổ chức là doanh nghiệp, hợp tác xã thì đương nhiên là đối người nộp thuế nếu có thu nhập hợp pháp không phân biệt nguồn gốc thu nhập của doanh nghiệp, hợp tác xã. - Đối với tổ chức không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã thì chỉ trở thành người nộp thuế nếu tổ chức có thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập. - Về mặt lý luận, để xác định quốc tịch của tổ chức phải căn cứ vào quốc gia nơi tổ chức đó được thành lập. Theo đó, nếu tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì gọi là tổ chức Việt Nam; ngược lại nếu tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài đến Việt Nam để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì gọi là tổ chức nước ngoài. - Ví dụ: Ông A (quốc tịch Hàn Quốc) và Ông B (quốc tịch Thái Lan) cùng góp vốn thành lập Công ty TNHH 2 thành viên tại Quận 3 được Sở Kế hoạch và Đầu tư TpHCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì gọi là tổ chức Việt Nam. Như vậy, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam điều xác định đối tượng nộp thuế trên cả 2 mối quan hệ: mối quan hệ quốc tịch (nhà nước và công dân) và mối quan hệ lãnh thổ (nhà nước và chủ quyền lãnh thổ quốc gia)- như đã phân tích trong mục A. Quy định này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế trong xu thế hội nhập, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề quan trong hơn chính là việc xác định cơ chế hành thu đối với các cơ sở kinh doanh nước ngoài thường trú tại Việt Nam. 3. Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo quy định tại Điều 3 về thu nhập chịu thuế thì có thể xác định đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là các khoản thu nhập hợp pháp của doanh nghiệp gồm 2 nhóm: - Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức kinh doanh. - Thu nhập khác của các tổ chức kinh doanh: bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. Đối chiếu với quy định về người nộp thuế, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 xác định thu nhập chịu thuế dựa trên cả 2 mối quan hệ: mối quan hệ quốc tịch (nhà nước và công dân) và mối quan hệ lãnh thổ (nhà nước và chủ quyền lãnh thổ quốc gia). Xem thêm khoản 2 điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghệp. 4. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp: Tại điều 6 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 là dựa vào thu nhập tính thuế và thuế suất theo công thức sau: Chúng ta sẽ lần lượt đi vào nghiên cứu những căn cứ cụ thể: a) Thu nhập tính thuế: Theo quy định tại khoản 1 điều 6 Luật quy định: Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. a.1. Thu nhập chịu thuế: Khoản 2 điều 7 Luật quy định: Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam. Trong đó:  Doanh thu: theo điều 8: Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Quy định này có một số vấn đề đáng lưu ý: S ố Thuế TNDN phải nộp = Thu nh ập tính thuế x Thuế suất Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý được trừ + Thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam - Doanh thu không chỉ là tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ mà còn bao gồm cả tiền có được do nhà nước trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. - Doanh thu được xác định tại thời điểm có căn cứ làm phát sinh mà không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Bởi vì: + Việc thu được tiền hay chưa không phải là trách nhiệm của nhà nước mà là trách nhiệm của cơ sở kinh doanh. + Quy định này nhằm hạn chế các cơ sở kinh doanh cấu kết với nhau nhằm kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước để chiếm dụng ngân sách nhà nước. - Đồng tiền làm căn cứ tính thuế là đồng Việt Nam. - Lưu ý: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế giá trị gia tăng. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.  Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập tính thuế bao gồm: (điều 9 Luật): Chi phí làm căn cứ đề tính doanh thu phải là chi phí hợp lý khi thỏa mãn 3 dấu hiệu sau: - Đây phải là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình tạo ra doanh thu của cơ sở kinh doanh. - Chi phí này phải là khoản chi phí hợp lý, có căn cứ. - Chi phí này phải là khoản chi phí hợp lệ. Trên cơ sở những lý luận trên, khoản 1 điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định: các khoản chi hợp lý làm căn cứ tính thuế phải thỏa mãn 2 điều kiện: - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; - Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý để được trừ khi tính doanh thu chịu thuế của doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật.  Các khoản thu nhập khác: - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; - Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; - Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; - Hoàn nhập các khoản dự phòng; - Thu khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; - Thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; - Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. a.2. Thu nhập tính thuế: b) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Để có mức thuế suất hợp lý, cần quan tâm đến 2 yếu tố sau: - Tính hợp lý: vì đây là thuế trực thu nên người chịu thuế nhận thức rất rõ gánh nặng về thuế và họ luôn tìm cách trốn thuế. Vì vậy, nếu mức thuế suất quá cao sẽ không khuyến khích cá nhân bỏ vôn ra tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và luôn tìm cách trốn thuế. - Tính công bằng: mức thuế suất phải áp dụng chung để điều tiết thu nhập thống nhất đối với tất cả các cơ sở kinh doanh nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế. 5. Chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: a) Điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: phải thỏa mãn 2 điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 18 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008: - Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng theo quy định của pháp luật về hóa đơn chứng từ. - Doanh nghiệp phải nộp thuế theo hình thức kê khai thuế. b) Các trường hợp được ưu đãi thuế: b.1. Ưu đãi về thuế suất: Đây là các trường hợp được hưởng ưu đãi đương nhiên với mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thông thường nếu tổ chức đầu tư vào những vùng miền, ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi. b.2. Ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế: (Điều 14 Luật). Khác với nhóm ưu đãi về thuế suất là hưởng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thông thường, nhóm ưu đãi về thơi gian miễn giảm thuế vẫn phải chịu mức thuế suất thông thường là 25%. Việc miễn, giảm thuế được tính trên toàn bộ hoặc tỷ lệ % số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Thu nhập tính thuế = Thu nhập ch ịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước [...]... tiết thu nhập của nhà nước qua mỗi thời kỳ lịch sử đặt trong mối quan hệ nội tại thống nhất với những yếu tố trên Khái niệm về thu thu nhập cá nhân như sau: Thu thu nhập cá nhân là loại thu điều tiết vào phần thu nhập hợp pháp của cá nhân có được theo quy định của pháp luật Đặc điểm cơ bản của thu thu nhập cá nhân: - Thứ nhất: Đối tượng nộp thu thu nhập cá nhân là cá nhân có thu nhập chịu thu . .. và 20 Luật thu thu nhập cá nhân b) Thu nhập tính thu đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thu được xác định theo phương pháp xác định thu nhập chịu thu đối với từng thu nhập cụ thể 4.2 Thu nhập chịu thu đối với từng khoản thu nhập a) Đối với thu nhập tính thu . .. nguồn gốc thu nhập nữa mà xác định: thu nhập chịu thu là tất cả các khoản thu nhập hợp pháp của cá nhân (Điều 3 Luật) Với cách quy định như vậy đồng nghĩa với việc xác định đối tượng chịu thu thu nhập cá nhân là tất cả các khoản thu nhập tính từ đồng thu nhập đầu tiên  Thu nhập từ kinh doanh  Thu nhập từ tiền lương, tiền công,  Thu nhập từ đầu tư vốn,  Thu nhập từ chuyển nhượng vốn,  Thu nhập từ... 11 ): c) Thu nhập chịu thu từ đầu tư vốn (Điều 12) d) Thu nhập chịu thu từ chuyển nhượng vốn (Điều 13) Thu nhập chịu thu = Giá bán - Giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập e) Thu nhập chịu thu từ chuyển nhượng bất động sản (Điều 14 ): được xác định theo công thức: Thu nhập chịu thu = Giá chuyển nhượng - Giá mua bất động sản và các chi phí liên quan f) Thu nhập chịu thu . .. thưởng (Điều 15) g) Thu nhập chịu thu từ bản quyền (Điều 16) h) Thu nhập chịu thu từ nhượng quyền thương mại (Điều 17) i) Thu nhập chịu thu từ thừa kế, quà tặng (Điều 18) 4.3 Quy định về giảm trừ khi xác định thu nhập tính thu Về giảm trừ thu nhập tính thu trong 2 trường hợp: a Giảm trừ gia cảnh: a.1 Điều kiện giảm tr : Theo quy định tại điều 19 Luật thu thu nhập cá nhân th : “Giảm trừ gia cảnh... 4.4 Thu suất thu thu nhập cá nhân 5 Căn cứ tính thu đối với cá nhân không cư trú a Xác định thu nhập tính thu và thu suất Loại thu nhập Thu nhập tính thu Thu suất Chi chú Thu nhập từ kinh Là doanh thu: gồm toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung doanh ứng hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn trả chia thành 3 nhóm:... nhiệm pháp luật - Thứ hai: : Mức độ điều tiết phần thu nhập cao là rất lớn theo mức thu suất tỷ lệ lũy tiến từng phần - Thứ ba: Quy định về chế độ miễn giảm linh hoạt 2 Đối tượng chịu thu thu nhập cá nhân: Với quan điểm mới yêu cầu cần tạo ra sự bình đẳng giữa các cá nhân trong việc nộp thu thu nhập cá nhân, phù hợp với thông lệ quốc tế Luật thu thu nhập cá nhân không còn xác định thu nhập dựa vào. .. 10 ):: Thu nhập chịu thu = Doanh thu Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra - thu nhập chịu thu từ kinh doanh Trong đ :  Doanh thu: là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ  doanh: Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thu từ kinh b) Thu nhập chịu thu . .. quan thu để thực hiện 6 Nơi nộp thu Mặc dù Luật Quản lý thu đã quy định thống nhất trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ thu đối với thu thu nhập doanh nghiệp Tuy nhiên, tại điều 12 Luật thu thu nhập doanh nghiệp năm 2008 có bổ sung quy định về nơi nộp thu Theo đó, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thu theo quy định sau đây: - Nếu doanh nghiệp chỉ có trụ sở chính thì doanh nghiệp kê khai nộp thu . .. Thu nhập từ trúng thưởng,  Thu nhập từ bản quyền,  Thu nhập từ nhượng quyền thương mại:  Thu nhập từ nhận thừa kế  Thu nhập từ nhận quà tặng 3 Đối tượng nộp thu thu nhập cá nhân: cá nhân có thu nhập theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện mục đích điều tiết một phần thu nhập của họ để thực hiện công bằng xã hội a) Cá nhân cư tr : là nhóm cá nhân đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây: . 2 sắc thu thu vào thu nhập: - Thu thu nhập doanh nghiệp; - Thu thu nhập cá nhân. 2. Đặc điểm chung của pháp luật thu thu vào thu nhập: có 3 đặc điểm cơ bản a. Thu thu vào thu nhập là. Chương III PHÁP LUẬT THU THU VÀO THU NHẬP A. Giới thiệu chung về pháp luật thu thu vào thu nhập: 1. Khái niệm pháp luật thu thu vào thu nhập: - Con người muốn tồn. giống nhau về các khoản thu nhập chịu thu , loại thu nhập không thu c diện chịu thu , loại thu nhập tạm thời chưa thu thu và thu nhập miễn thu . c. Trong thu thu vào thu nhập, mức độ điều tiết

Ngày đăng: 27/07/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w