1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Sinh viên và cách sống tự lập ppt

6 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 97,68 KB

Nội dung

Sinh viên và cách sống tự lập -Những năm tháng học đại học xa nhà, xa gia đình đòi hỏi sinh viên phải tự học cách sống tự lập cũng như trang bị những kỹ năng cần thiết của bản thân để có thể vững bước vào đời ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Việc học cách sống tự lập ngay từ khi mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học là rất quan trọng đối với các bạn sinh viên. Bước vào một môi trường học tập mới, không còn được bố mẹ chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, các bạn sẽ phải tự học cách chăm sóc bản thân mình, tự làm những công việc nhỏ nhất như: giặt giũ, nấu nướng và dọn dẹp nhà cửa. Những việc tưởng chừng như quen thuộc nhưng với nhiều “cậu ấm con chiêu” trở nên thật “lạ lẫm” do được bố mẹ nuông chiều làm thay. Như trường hợp của Thanh Hương - sinh viên năm 2 Đại học Thương Mại chia sẻ: “Khi còn ở nhà, mình chả bao giờ phải động đến một việc gì, chỉ có mỗi việc học. Mọi chuyện ăn, uống hay nấu nướng toàn được mẹ chuẩn bị cho hết. Đến khi đi học đại học, mình mới phải tập làm mọi thứ, đến giờ thì những việc đó mình làm khá là tốt đấy nhé”. Nhiều sinh viên khi đi học xa nhà trở nên bỡ ngỡ đến tội nghiệp khi đứng trước những mối lo “cơm áo gạo tiền” hằng ngày do chưa chuẩn bị những kỹ năng sống cần thiết. Một số bạn sinh viên năm đầu đã thực sự “sốc” trước viễn cảnh ngày ngày trường kỳ “sáng bánh mỳ, trưa cơm bụi, tối úp mỳ”. Sau 1 tháng với chế độ ăn như vậy, nhiều bạn không trụ vững, người gầy rộc đi vì bữa ăn thiếu chất dinh dưỡng. Bạn Nguyễn Quang Huy- sinh viên đại học Công Nghiệp nhớ lại: “Những ngày đầu đi học, mình lười nấu ăn lắm, toàn đi ăn ở ngoài luôn cho nhanh. Do không quen ăn ngoài bao giờ, có mấy lần mình bị đau bụng, người gầy rạc hẳn, thế là lại đành phải rủ đứa bạn chung phòng cùng nấu ăn”.Nhiều ông bố bà mẹ nhìn thấy con trở về, người hốc hác mà chạnh lòng thương xót. Quản lý thời gian Là sinh viên, bạn cần phải lập kế hoạch cho việc học, làm thêm, giao tiếp và làm việc nhà sao cho hợp lý. Có nhiều môn học cần nhiều thời gian hơn các môn khác, tùy vào sức học cũng như năng lực của bản thân mà bạn cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp. Chia sẻ kinh nghiệm của mình, Mai Hoa - sinh viên năm 3 đại học Ngoại Thương nói:“Tớ ghi hết những việc mình cần phải làm trong 1 quyển sổ, những bài tập cần phải nộp hay những công việc ngoại khóa khác. Ghi lại như thế vừa đỡ quên mà mình lại biết cách sắp xếp thời gian sao cho hợp lý nhất”. Còn đối với Xuân - sinh viên khoa Tài chính ngân hàng, đại học Hà Nội khoe bí quyết:“Vào những ngày thi, mình phải sắp xếp thời gian ôn các môn học thật rõ ràng. Những môn khó, môn chuyên ngành thì cần phải chú tâm, dành nhiều thời gian hơn. Mỗi ngày dự định học bao nhiêu mình đều cố gắng hoàn thành đúng, có như vậy thì sẽ không lo thiếu thời gian học những môn còn lại”. Quản lý tiền bạc Vẫn biết đi học được bố mẹ chu cấp tiền nhưng không phải vì thế mà bạn có thể tiêu tiền một cách bừa bãi, hoang phí, không đúng mục đích. Quản lý các vấn đề tài chính là cách tốt nhất để tránh vào việc vướng vào nợ nần. Có nhiều bạn cứ tiêu tiền thoải mái, thích gì là mua nấy nên đến cuối tháng là hết tiền ăn, phải vay bạn để bù vào khoản đó. Như trường hợp của Yến - đại học Thủy Lợi kể: “Có lần mình đi chợ, thấy cái gì cũng muốn mua, kết quả là tháng đó mình phải ăn mỳ tôm cả cả tháng. Bây giờ thì đã rút kinh nghiệm được rồi, đi đâu mua đồ thì chỉ mua những cái thiết thực thôi, không mua linh tinh như mấy lần trước nữa”. Các bạn sinh viên nữ thường có sở thích mưa sắm còn các bạn nam thì lại “nướng tiền” vào các thú vui lô đề, cá độ bóng đá… Kết quả là đến cuối tháng hết tiền tiêu, các bạn thường đi cắm “bất cứ cái gì có thể căm” từ xe máy, điện thoại di động, thẻ sinh viên…Bạn N. M Cường – Sv ĐH Quốc Gia chỉ vào cái xe máy của mình tâm sựi: “Tớ đã phải cắm nó mấy lần vì lỡ tiêu hết tiền bố mẹ gửi, nhiều lần phải chạy vạy vay chỗ nọ, mượn chỗ kia để chuộc “nó” về. Sợ bố mẹ biết mình cắm xe thì về quê cày ruộng ngay.” Để có tiền chi trả thêm, ngoài việc tiết kiệm tiền mà bố mẹ gửi, các bạn sinh viên bây giờ đi làm thêm cũng rất nhiều. Sinh viên dựa vào những công việc bán thời gian hay bán hàng vào những ngày lễ tết để trang trải phần nào cho việc học của họ. Lan Anh - sinh viên năm 4 đại học Sư phạm khoe: “Năm nào vào các dịp như 8-3, 20-11, noel mình cùng mấy bạn nữa cũng rủ nhau bán hoa. Bán hàng vừa tích lũy được kinh nghiệm lại vừa có tiền trang trải cho cuộc sống hằng ngày, đỡ đần cho bố mẹ”. Thực tế hiện nay có nhiều bạn trẻ ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại học, đã xác định rõ ràng con đường mình lựa chọn, có ý chí và nghị lực quyết tâm, tự lập trong cuộc sống để vươn lên. Trong khi đó một bộ phận các bạn còn ý lại, dựa dẫm, chưa có ý thức tự lập, loay hoay trong cái guồng quay của cuộc sống sinh viên. Tự lập không đơn giản chỉ là việc tách ra sống riêng, thoát khỏi sự kiềm kẹp, quản lý của bố mẹ, gia đình mà đó còn là cách chúng ta tự khẳng định bản thân giữa ngưỡng cửa cuộc đời. Để học các kỹ năng sống, bạn có thể tìm hiểu qua sách báo, qua kinh nghiệm của những người đi trước. Cuốn sách “Để thành công ở trường đại học” của tác giả Bob Smale & Julie Fowlie là sẽ giúp bạn rèn luyện những kỹ năng cá nhân, kỹ năng học tập để bạn có những kỹ năng phục vụ cho cuộc sống và công việc của mình sau này, tự tin bước vào môi trường làm việc đầy cạnh tranh. Thu Huyền . Sinh viên và cách sống tự lập -Những năm tháng học đại học xa nhà, xa gia đình đòi hỏi sinh viên phải tự học cách sống tự lập cũng như trang bị những kỹ năng. quyết tâm, tự lập trong cuộc sống để vươn lên. Trong khi đó một bộ phận các bạn còn ý lại, dựa dẫm, chưa có ý thức tự lập, loay hoay trong cái guồng quay của cuộc sống sinh viên. Tự lập không. bước vào đời ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Việc học cách sống tự lập ngay từ khi mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học là rất quan trọng đối với các bạn sinh viên. Bước vào một

Ngày đăng: 27/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w