Từ trung tâm thị xã Plei Ku theo quốc lộ 14 đi về hướng nam khoảng 5 km đến xóm Plei Khưu phía bắc núi lửa cổ Chư á.. Từ thị xã Plei Ku theo quốc lộ 14 đi về hướng nam khoảng 1,2 km đế
Trang 1TỈNH GIA LAI
211 Nguồn Plei Khưu (Lỗ khoan 121)
Vị trí Xóm Plei Khưu, xã Chư á, thị xã Plei Ku Từ trung tâm thị xã Plei Ku theo
quốc lộ 14 đi về hướng nam khoảng 5 km đến xóm Plei Khưu ( phía bắc núi lửa cổ Chư á) Lỗ khoan nằm trong lòng một núi lửa cổ, cách đường 700 m về phía đông
j = 13o56’20"; l = 108o04’40"
Dạng xuất lộ Nguồn nước được phát hiện trong lỗ khoan 121 ở độ sâu từ 150 đến
444 m trong tầng bazan Mực nước tĩnh ở độ sâu 6,2 m Bơm thí nghiệm với độ hạ thấp 37m cho lưu lượng 4,4 l/s
Lịch sử Nguồn nước được Đoàn 701 phát hiện năm 1980 khi thi công lỗ khoan
Trang 2Ghi chú Đáng lưu ý là nguồn này cùng với nguồn Plei Gol và Phú Mỹ có thể chứa
khí với hàm lượng đáng kể Theo quan sát bằng mắt thường thấy nước sủi bọt mạnh nhưng do không phân tích được khí nên chưa thể khẳng định
212 Nguồn Plei Nhot (Lỗ khoan 104B)
Trang 3Vị trí Buôn Plei Nhot, thị xã Plei Ku Từ thị xã Plei Ku theo quốc lộ 14 đi về
hướng nam khoảng 1,2 km đến buôn Plei Nhot sẽ tới lỗ khoan trong một trũng núi lửa cổ nằm cách đường chừng 500 m về phía tây
j = 13o57’30"; l = 108o03’00"
Dạng xuất lộ Nguồn nước được phát hiện trong lỗ khoan 104B ở độ sâu từ 56,8
đến 107,8 m trong tầng bazan nứt nẻ và dăm kết Nước dâng cao trên mặt đất 3,4
m đã bơm thí nghiệm với 3 đợt hạ thấp, đợt sâu nhất = 30,4 m cho lưu lượng 4,5 l/s
Lịch sử Nguồn nước do Đoàn 701 phát hiện khi khoan lỗ khoan 104B trong quá
trình tìm kiếm nước dưới đất
Tính chất lý - hoá Mẫu nước lấy ngày 9/5/81 được phân tích tại Liên đoàn
Trang 4Vị trí Xã Phú Mỹ, huyện Chư Tsê Từ thị xã Plei Ku theo quốc lộ 14 đi về hướng
nam khoảng 20 km sẽ đến lỗ khoan nằm cách đường chừng 500 m về phía đông
j = 13o50’35"; l = 108o05’10"
Trang 5Dạng xuất lộ Lỗ khoan sâu 237,9 m qua tầng bazan Nguồn nước được phát hiện
ở độ sâu 148 - 209 m Bơm thí nghiệm với độ hạ thấp mực nước 3,8 m cho lưu lượng 13,25 l/s
Lịch sử Nguồn nước do Đoàn 702 phát hiện năm 1976 trong khi khoan tìm kiếm
nước dưới đất vùng căn cứ quan sự La Sơn cũ (nên lỗ khoan thường được gọi là LK8 La Sơn)
Tính chất lý - hoá Mẫu nước lấy ngày 25/10/76 được phân tích tại Liên đoàn
Trang 6Kiểu hoá học: Nước bicarbonat natri - magnesi
Xếp loại Nước khoáng hoá, ấm
214 Nguồn Plei Gol (Lỗ khoan186)
Vị trí Buôn Plei Gol, huyện Mang Yang Từ thị xã Plei Ku theo quốc lộ 19 đi về
hướng đông khoảng 24 km rồi rẽ phải theo một con đường rải đá chừng 5 km thì đến buôn Plei Gol Lỗ khoan đặt trên sườn dốc của khe suối Đak Rơn
j = 13o59’50"; l = 108o27’45"
Dạng xuất lộ NK được phát hiện bởi LK186 ở độ sâu từ 168 đến 171m trong tầng
bazan Nước dâng cao trên mặt đất 1m với lưu lượng 1 l/s
Lịch sử Nguồn nước được Đoàn 701 phát hiện năm 1983 trong khi khoan tìm
kiếm nước dưới đất
Tính chất lý - hoá Mẫu nước lấy ngày 21/3/83 được phân tích tại Liên đoàn
ĐCTV miền Nam
Trang 7Tính chất vật lý Màu: trong suốt Mùi: không Vị: hơi lợ
Nhiệt độ: 34oC pH: 7,67
Độ khoáng hoá: 1032 mg/l Có nhiều bọt khí
Trang 8Xếp loại Nước khoáng hoá, ấm
215 Nguồn Cheo Reo
Vị trí Thị trấn Ayun Pa (Cheo Reo cũ), huyện Ayun Pa
j = 13o23’30"; l = 108o27’25"
Dạng xuất lộ NK được phát hiện trong một giếng dân dụng sâu 10m ở thị trấn
Ayun Pa
Lịch sử Nguồn nước được nêu trong công trình [14] của H Fontaine năm 1957
Về sau không thấy vănliệu nào nhắc tới nguồn này
Tính chất lý - hoá Mẫu nước được lấy vào đầu tháng 8/1956 phân tích tại Viện
Pasteur Sài Gòn
Tính chất vật lý Màu: Mùi: Vị:
Nhiệt độ: nguội pH: 7,0
Độ khoáng hoá: 1119 mg/l (cặn khô)
Trang 10216 Nguồn Đăk Mol (Lỗ khoan 309B)
Vị trí Xã Đak Mol, huyện Đăk Mil Từ thành phố Buôn Ma Thuột theo quốc lộ
14 đi về phía tây nam khoảng 60 km đến thị trấn Dắc Mil Từ đây quốc lộ quặt sang hướng nam đi tiếp 7 km thì đến Đăk Mol Lỗ khoan nằm cách đường 50 m về bên phải dưới chân một ngọn đồi
j = 12o24’50"; l = 107o38’00"
Lịch sử Nguồn nước được Đoàn 704 phát hiện tháng 6/1983 trong khi thi công lỗ
khoan 809 nhằm mục đích tìm kiếm nước dưới đất trong đá bazan Khi khoan đến chiều sâu 128 m, NK bắt đầu xuất hiện, càng xuống sâu áp lực nước càng tăng và khi đạt 185 m thì nước phun cao trên mặt đất 18 m với lưu lượng 25 l/s Nước bão hoà khí CO2, tạo nên áp lực cực mạnh, buộc phải đěnh khoan áp lực của nước quá lớn đã làm sụt lún miệng lỗ khoan, nước trào ra lênh láng Để bảo vệ tài nguyên và môi trường Đoàn 704 đã trám lấp lỗ khoan Đến tháng 12/1984 theo yêu cầu của UBND tỉnh Đắc Lắc Đoàn 704 đã thi công một lỗ khoan mới (LK809B) cách lỗ khoan 809 cũ 12 m về phía tây bắc Lỗ khoan 809B bắt gặp NK từ độ sâu 130 m Khi khoan đến 180 m nước phun cao trên mặt đất 11 m với lưu lượng 11,87 l/s, chứa rất nhiều bọt khí đã tiến hành xả nước thí nghiệm từ lỗ khoan, lấy mẫu phân
Trang 11tích lý - hoá, quan trắc động thái Trên cơ sở đó đã lập báo cáo đánh giá chất
lượng, trữ lượng nguồn nước Báo cáo đã được Tổng cục Địa chất phê chuẩn với trữ lượng NK = 840 m3/ng (cấp C1) và trữ lượng khí CO2 = 9,5 tấn ngày
Từ năm 1986, một số tổ chức tư nhân đã đến khai thác khí CO2 từ NK (còn nước thì vẫn để tự chảy thành suối) Để chuẩn bị cho việc sản xuất một cách chính quy,
từ tháng 3/96 Công ty khoáng sản Đắc Lắc đã tiến hành công tác quan trắc động thái và thử nghiệm tách khí CO2 từ NK Đến tháng 10/96 đã thu hồi được 687.100
kg CO2 Trên cơ sở đó, Công ty đã lập báo cáo trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước xét duyệt Con số trữ lượng được phê duyệt là: nước khoáng
= 573 m3/ng, khí CO2 = 6.148 kg/ng Công ty đang làm thủ tục xin phép khai thác chính thức (tính đến thời điểm tháng 10/97)
Tính chất lý - hoá
Chỉ tiêu phân
tích
Mẫu 1 (6/84) LK809 VSEGINGEO (Liên Xô)
Mẫu 2 (27/3/84) LK809 Viện Pasteur SG
Mẫu 3 (1/85) LK809B Viện Pasteur NT
Tính chất vật lý trong, không mùi trong, không mùi, vị
lợ
Trang 14khác, mg/l H2SiO3 = 105
Thành phần khí trong nước (do Phân viện Dầu khí phía nam phân tích)
Trang 16Vị trí Buôn Bliêng Trang, xã Đạ Long, huyện Lạc Dương Từ ngã ba Liên
Khương theo đường 1B (nay là quốc lộ 27) đi về phía bắc khoảng 70 km, tới bờ sông Đa Mrong là ranh giới giữa 2 tỉnh Lâm Đồng - Đắc Lắc, qua phà sang bờ bắc sông rồi rẽ phải theo đường ô tô đi 20 km, lại qua cầu gỗ sang bờ nam sông, theo tỉnh lộ 422 của Lâm Đồng đi tiếp 5 km nữa đến UBND xã Đạ Long Nguồn nước
ở gần đấy
j = 12o10’35"; l = 108o17’40"
Dạng xuất lộ Nước lộ tạo thành một hố trũng cạnh lòng suối Đak Ton là nhánh
của sông Đa Mrong Lưu lượng 0,5 l/s
Lịch sử Trong công trình [14] H.Fontaine có nói đến một nguồn nước nóng ở
vùng Lắc (Đắc Lắc) nhưng không chỉ cụ thể vị trí Năm 1962 trong một bài báo đăng trong "Travaux de géologie" số 4 ông cho rằng có thể đó là nguồn Yêng Le thuộc huyện Lạc Dương và cho biết linh mục Boutary của nhà thờ Cam Ly đã đến khảo sát lấy mẫu phân tích [15], nhưng do nguồn nước ở trong vùng xa xôi hẻo lánh nên đã bị lãng quên
Năm 1996 tỉnh dự định điều tra lại nguồn nước này nhằm xây dựng cơ sở du lịch Đoàn 707 đã đến khảo sát sơ bộ chuẩn bị triển khai dự án nhưng công việc bị đěnh đốn do đường sá chưa khai thông
Tính chất lý - hoá Theo H Fontaine NK Yêng Le (nay là Đạ Long) có những đặc
Trang 17- Mẫu nước do Đoàn 707 lấy ngày 9/3/94 được phân tích tại Phân viện Dầu khí phía nam cho kết quả như sau
Tính chất vật lý Màu: trong, Mùi: thoảng H2S Vị: nhạt
Nhiệt độ: 48oC pH: 7,5
Độ khoáng hoá: 198,39 mg/l (cặn khô)
Trang 18Kiểu hoá học: Nước bicarbonat natri, khoáng hoá rất thấp
Xếp loại Nước nóng vừa
218 Nguồn Phú Hội
Vị trí ấp Phú Hội, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng Từ thị xã Bảo Lộc theo quốc lộ
20 đi về phía Đà Lạt khoảng 75 km tới ngã ba giữa đoạn đường mới và đường cũ,
rẽ phải theo đường cũ 1 km tới thác Gougah, đi tiếp khoảng 800 m tới ấp Phú Hội,
rẽ trái theo đường đất nhỏ độ 200 m thì đến
j = 11o41’20"; l = 108o22’00"
Dạng xuất lộ Nước lộ ra dưới lòng suối nhỏ chảy trong một thung lũng hẹp trồng
lúa, lưu lượng khoảng 2 l/s Tại điểm lộ có bọt khí sủi lên yếu ớt, có tích tụ bùn, tạo thành sình lầy cỏ lác
Trang 19Lịch sử Nguồn nước được Đoàn 703 đăng ký năm 1980 trong quá trình lập bản
đồ ĐCTV nam Tây Nguyên Năm 1989 Đoàn 707 đã thi công một lỗ khoan sâu 40
m trên sườn thung lũng cách mạch lộ khoảng 50 m về phía đông nam (trong vườn dân) nhưng rất nghèo nước phải bỏ
Tính chất lý - hoá
Chỉ tiêu phân
tích
Mẫu 1 (28/12/80) Liên đoàn ĐCTV miền Nam
Mẫu 2 (10/3/89) Phân viện DK phía nam
Trang 20Anion mg/l mge/l mg/l mge/l
Trang 21Fe2+ 0,10 0,005
Kiểu hoá học Nước bicarbonat natri, khoáng hoá vừa
Xếp loại Nước khoáng hoá, ấm
219 Nguồn Gougah
Vị trí Xã Phú Hội, huyện Đức Trọng Từ Bảo Lộc theo quốc lộ 20 đi về hướng
Đà Lạt khoảng 75 km đến ngã ba giữa 2 nhánh đường mới và đường cũ, rẽ tay phải theo nhánh đường cũ đi độ 1 km tới thác Gougah là một điểm du lịch kỳ thú của tỉnh Lâm Đồng
j = 11o42’50"; l = 108o21’50"
Dạng xuất lộ Nguồn nước lộ thành 2 mạch: 1 mạch ở đỉnh thác, 1 mạch ở chân
thác Nước chảy ra từ những khe nứt của đá phun trào, lưu lượng rất nhỏ Nước chứa nhiều bọt khí sủi liên tục Tại điểm lộ có lớp váng màu trắng phủ trên đá gốc
Trang 22Lịch sử Nguồn nước được Đoàn 703 đăng ký trong quá trình lập bản đồ ĐCTV 1:
200.000 Nam Tây Nguyên Năm 1989 Đoàn 707 cũng đến khảo sát lấy mẫu phân tích
Tính chất lý - hoá Kết quả phân tích 2 mẫu nước lấy tại đỉnh thác (mẫu 1) và
chân thác (mẫu 2), được phân tích tại Phân viện Dầu khí phía nam cho kết quả như sau:
Chỉ tiêu phân
tích
Mẫu 1(10/3/89) Phân viện DK phía nam
Mẫu 2(10/3/89) Phân viện DK phía nam
Tính chất vật lý trong, không mùi, vị tê lưỡi trong, không mùi, vị tê lưỡi
Trang 23Anion mg/l mge/l mg/l mge/l
Trang 24Mg2+ 54,72 4,500 85,12 7,000
Kiểu hoá học Nước bicarbonat natri, khoáng hoá vừa
Xếp loại Nước khoáng hoá
220 Nguồn Cát Tiên (Lỗ khoan 724B)
Vị trí Huyện lỵ Cát Tiên Lỗ khoan nằm trong sân trước của trụ sở huyện uỷ Cát
Tiên
Từ Mađagui trên quốc lộ 20 rẽ về phía bắc khoảng 45 km theo đường ô tô qua huyện lị Đa Teh sẽ đến huyện Cát Tiên
j = 11o44’15"; l = 107o19’20"
Dạng xuất lộ NK xuất hiện trong lỗ khoan sâu 82 m xuyên qua trầm tích bở rời
Đệ tứ (0 - 60m) và cát kết, bột kết Nước chứa nhiều khí (nhưng chưa có mẫu phân tích) Mực nước nằm dưới mặt đất 5,5 m Bơm thí nghiệm với độ hạ thấp 12,52 m đạt lưu lượng 1,38 l/s
Trang 25Lịch sử Lỗ khoan do Đoàn 707 thi công tháng 6/95 nhằm khai thác nước cung
cấp cho cơ quan Huyện ủy
Tính chất lý - hoá Mẫu nước được phân tích tại Liên đoàn 8 ĐCTV ngày 8/6/95
Tính chất vật lý Màu: trong Mùi: không Vị: hơi lợ
Trang 26Kiểu hoá học Nước bicarbonat natri, khoáng hoá vừa
Xếp loại Nước khoáng hoá (có thể NK carbonic)
Tình trạng sử dụng Cơ quan Huyện uỷ đang dùng nước bơm từ lỗ khoan để tắm
giặt, không ăn uống được vì khoáng hoá cao
Những nguồn nước mới có thông tin sơ bộ
Một nguồn tin của Liên đoàn BĐĐC miền Nam cho biết ở Lâm Đồng còn có 3 nguồn nữa:
1 Nguồn Tân Châu Nằm bên trái đường ô tô từ Di Linh đi Tân Rai, cách Di
Linh chừng 5 km Nước có thành phần như sau:
HCO3 = 1130 mg/l; Na = 460 mg/l, nhiệt độ 25oC Độ khoáng hoá 1700 mg/l Nguồn nước chưa được khảo sát đầy đủ nên chưa đưa vào danh bạ
Trang 272 Nguồn B'tu Lộ tại suối Đak Jan từ khe nứt của đá granit, nước phun mạnh
mang theo nhiều bọt khí H2S, mùi khét, vị đậm Nhiệt độ 49oC; pH = 7, lưu lượng 3-4 l/s Theo mô tả và xem vị trí trên bản đồ thì đây có thể là nguồn Đạ Long đã nêu trên
3 Nguồn Đac Đi Đang Cách nguồn B'tu khoảng 5 km về phía đông bắc, nhiệt độ
42oC, nước có mùi H2S Chưa được kiểm tra