Trong quá trình kinh tế thị trường ngày càng phát triển sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Kế toán là một công cụ nhạy bén được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh . Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán là một yêu cầu cấp bách và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là công tác kế toán TSCĐ cần phải hoàn thiện hơn nữa mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác hạch toán.
Em có một vài nhận xét sau:
Ưu điểm của công ty:
- Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ TNHH Nhà Nước Một Thành Viên 19/5 Hà Nội Chi Nhánh Chiến Thắng em đã được tiếp cận với bộ máy kế toán của công ty. Công ty đi vào hoạt động với những đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý của công ty là những người có năng lực, kinh nghiệm và trình độ cao. Họ luôn biết hợp lý hóa kinh doanh để đạt hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng, uy tín kinh doanh.
- Về công tác kế toán, công ty đã áp dụng tốt mọi chế độ kế toán của Bộ tài chính vào công tác hạch toán giúp công ty quản lý tình hình tài chính và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đúng chính sách và đạt hiệu quả cao. Bộ máy kế toán của công tyđược tổ chức chuyên sâu, mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm một phần cụ thể nên phát huy được tính chủ động và sự thành thạo trong công việc. Trong công tác kế toán TSCĐ.
- Kế toán TSCĐ đã tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách cập nhật, chính xác, kịp thời và đầy đử tìn hình biến động tăng, giảm TSCĐ trong năm trênhệ thống sổ sách của công ty: Sổ đăng ký chứng từ, sổ cái, sổ chi tiết.
- Với quy mô TSCĐ của công ty khá lớn nhưng việc quản lý và sử dụng khá chặt chẽ và khoa học, điều này chứng tỏ cán bộ công ty nói chung và cán bộ phòng kế toán nói riêng hết sức có trách nhiệm cũng như tinh thần tự giác cao, kế toán nắm chắc TSCĐ hiện có của công ty cũng như nơi sử dụng và bộ phận quản lý.
- Kế toán thường xuyên nắm vững và vận dụng những thông tư, những quyết định mới của bộ tài chính trong công tác hạch toán kế toán TSCĐ để có những thay đổi cho phù hợp.
- Kế toán TSCĐ đã sử dụng 3 cách phân loại TSCĐ nêu trên là phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế của công ty. Mỗi cách phân loại đều thỏa mãn những yêu cầu nhất định của công tác kế toán TSCĐ. Chẳng hạn, phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành sẽ giúp cho việc quản lý và sử dụng đạt hiệu quả cao. Những TSCĐ được hình thành từ những nguồn khác nhau có cách sử dụng và trích khấu hao khác nhau. Đối với TSCĐ
mua bằng nguồn vốn văy thì đưa vào sử dụng ngay, vì tỷ lệ khấu hao phải lớn ơn hoặc bằng tỷ lệ lãi xuất đi vay, vì có như vậy mới bù đắp được chi phí bỏ ra. Hay cách phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết TSCĐ theo từng loại TSCĐ, từ đó giúp cho nhà quản lý có phương pháp đầu tư trang thiết bị TSCĐ cho công ty phù hợp và hiệu quả nhất.
- Kế toán chi tiết TSCĐ mở sổ TSCĐ đã theo dõi chi tiết từng TSCĐ theo các chi tiế như trên mã ký hiệu TSCĐ, số lượng từng loại, thời gian đưa vào sử dụng, nguyên giá, số khấu hao đã trích và tính toán giá trị còn lại của TSCĐ hiện có trong công ty. Đồng thời còn theo dõi cả những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục sử dụng. Vì thế, kế toán có thể nắm vững trạng thái kỹ thuật, thời gian sử dụng TSCĐ thông qua trích khấu hao, từ đó tham mưu với nhà quản trị về các quyết định như nhà đầu tư, mua sắm mới TSCĐ hay nhượng bán, thanh lý những TSCĐ không còn hiệu quả hoặc không còn sử dụng được nữa.
- Bộ chứng từ cho mỗi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ được lập đầy đủ, Nợ TK theo đúng trình tự và các chứng từ đều hợp lệ đứng quy định của bộ tài chính