0
Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Bí quyết viết một CV tốt

Một phần của tài liệu CÁCH XÂY MỘT BỘ HỒ SƠ XIN VIỆC HIỆU QUẢ (Trang 36 -40 )

Nguyên tắc cho 1 CV hoàn hảo “ CÔ ĐỌNG, RÕ RÀNG, TRÔI CHẢY”

Để có một bức thư xin việc và CV gây ấn tượng và thuyết phục, bạn phải “bán cái người khác cần mua, bán cái thị trường cần, chứ không nên rao bán cái mình có”.

Đó là nguyên tắc đầu tiên mở màn cho chặng đường xin việc.

- Ngoài ra, đây là các điểm thường được chấm cho một CV tốt:

- Kinh nghiệm tốt: ở công ty to, lâu năm, tính chuyên môn cao. Gắn với vị trí đang ứng tuyển.

- Quá trình nghề nghiệp tiến dần, phát triển

- Trong mô tả kinh nghiệm, nói được các thế mạnh thuộc về năng lực, nói rõ mình đã thâu nhận được các kiến thức và kỹ năng nào từ từng công việc đã trải qua

Một nhà tuyển dụng dành khoảng 30 giây để đọc một CV xin việc. Do đó, bạn cần cho nêu rõ ràng và chính xác:

Điều kiện cần:

Trình độ và chuyên môn của bạn.

Kinh nghiệm làm việc của bạn hoặc quá trình tham gia các hoạt động nổi

bật. Nếu không có kinh nghiệm làm việc, trong đơn xin việc của bạn cần làm nổi bật trình độ, chuyên môn và điểm mạnh của bạn.

Thông tin cá nhân:

- Viết in hoa họ tên của bạn. Tránh nêu biệt danh, tên riêng. Đừng đặt trước tên bạn: ông, bà.

- Dùng địa chỉ và số điện thoại cố định của bạn để nhà tuyển dụng có thể liên lạc trục tiếp với bạn.

- Nêu địa chỉ email mà bạn thường xuyên sử dụng. Vì các nhà tuyển dụng hiện nay thường liên lạc với các ứng viên qua địa chỉ email.

Trình độ, bằng cấp.

- Nêu ra các bằng cấp về chuyên môn mà bạn có được.

- Ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp…

- Tin học: Chứng chỉ A, B…

Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, hãy nêu tên trường, khoa, chuyên ngành, bằng cấp, niên khóa, điểm trung bình để làm chi tiết hơn về những lợi thế của bạn. Ngoài ra bạn cũng cần nêu ra thành tích học tập, những giải thưởng mà bạn đạt được trong quá trình học tập.

Nêu tên công ty, chức vụ, nơi làm việc, thời gian làm việc, miêu tả những công tác và nhiệm vụ của bạn, cần nhấn mạnh những kỹ năng cụ thể và thành quả của bạn trong công việc.

Phần công việc dự tuyển:

Đây là phần nội dung quan trọng mà bạn phải đưa ra được những mong muốn, yêu cầu về công việc dự tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ tham khảo vào phần này để biết được rằng ứng cử viên mong muốn vào vị trí công việc nào.

Bạn phải nêu rõ nguyện vọng của mình. Không nên viết một cách mơ hồ, chung chung.

Thông tin thêm

- Kỹ năng và khả năng đặc biệt của bạn.

- Kinh nghiệm trong các hoạt đọng Đoàn, Hội, các hoạt động tổ chức xã hội…

- Thành tích thể thao ( một số nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên có thành tích học tập và thể thao tốt).

Điều kiện đủ:

- Đừng nói về những công việc quá cơ bản

- Đừng sử dụng bản CV để chứng tỏ bạn có thể làm những thứ cơ bản như là đúng giờ, sắp xếp khối lượng công việc, hay pha trà và tránh đưa ra những câu chủ quan, chung chung như “làm việc chăm chỉ”.

- CV cần dễ đọc và hút họ vào phần chuyên môn hơn là những cái ai cũng làm được. (trừ khi bạn làm CV để xin vào Pha trà (cái này chả bao giờ làm

CV nhỉ)

- Luôn là chính mình

Nó hơi giống một cuộc hẹn. Thật đơn giản để nói ra điều bạn muốn trong bản lí lịch, nhưng khi họ gặp cá nhân bạn, sẽ thật khó để giữ đúng tác phong. Hãy chắc chắn bản CV là đúng sự thật và cho thấy bản chất con người bạn: nếu bạn đặt không đúng chỗ ở công ty hay công việc, thì bấy lâu nay bạn đã trải qua hàng loạt các buổi phỏng vấn chỉ để giành lấy công việc mà bạn thậm chí còn muốn. Không lừa dối, không phóng đại, dù gì thì cũng là cách nói thôi. Bạn có thể bóng bẩy, văn hoa, để nghe kêu hơn, nhưng tuyệt đối không được phét về

chuyên môn, hãy nghĩ rằng:

Nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể kiếm tra một trong những kỹ năng bạn nêu trong CV.

- Hãy chứng minh chứ đừng kể lể: phần 1

Thật dễ dàng để kể cho ai đó rằng bạn có khả năng làm công việc đó. Cũng rất dễ để nói rằng bạn có thể chạy 3 phút/ dặm, giữ kỉ lục thế giới vì ăn món xúc xích nhanh nhất, chỉ mất 5 phút và mọi thứ bạn kiếm được đều đem làm từ thiện. Tuy nhiên việc chứng minh được việc đó chỉ là chuyện nhỏ thì khó khăn hơn nhiều. Bằng chứng ở đây có nghĩa là những bức ảnh, vật mẫu, bài báo trích đoạn, quà tặng và giấy chứng nhận, nó không phải là những lời biện hộ hay những lời nói suông.

Cái này chắc không cần chia sẻ nhiều, trong CV của mình các bạn sẽ đọc được điều đó.

Nhất là với các bạn nhà báo, thì việc đưa các bài viết, v.v. rất rõ. Hay là các công trình mà các bạn đã từng làm

Đừng chỉ nói là: tôi có thể viết báo rất tốt, mà kèm theo đó là LInk đến các bài báo mà bạn là tác giả, hoặc Scan các bài báo đó đính kèm hồ sơ)

- Hãy chứng minh chứ đừng kể lể: phần 2

Tất cả chúng ta đều biết số liệu thống kê thường công khai để nhằm phục vụ cho việc chứng minh. Nhưng đối với nhà tuyển dụng thì số liệu thống kê chính là bằng chứng về năng lực và việc nhận được lời nhận xét chủ quan về năng lực. Số liệu thống kê chính là bằng chứng về những việc bạn đã làm và ở đâu. Ngoài những gì bài báo nói, thì việc liệt kê danh sách các người bảo trợ thông tin cũng làm tăng độ tin cậy

Hãy nhớ: Nhà tuyển dụng rất có thể sẽ gọi điện cho những người này để hỏi xem họ đánh giá về bạn thế nào.

Vẫn theo cách truyền thống, mọi người phải đảm bảo rằng bản CV của mình trước tiên phải bao gồm những kinh nghiệm thích đáng nhất. Người đọc có lẽ sẽ đưa ra một quyết định xuất thần xem có dành ra 5 phút tiếp theo để đọc phần còn lại trong bản CV của bạn, hay là ngoáy mũi và giũa móng tay. Vì vậy đưa ra điều quan trọng mới có được cái gì đó xứng đáng để ngay lập tức thu hút nhà tuyển dụng. Tiến xa hơn một bước khi bạn bắt đầu lan man về những kinh nghiệm không thích hợp tức là bạn thêm giá trị hay chỉ pha loãng tác động của phần còn lại trong bản CV? Nhà tuyển dụng không hề quan tâm rằng liệu bạn có thể hát ngược bảng chữ cái từ cuối lên không.

- Giấy tờ liên quan

Nhiều khả năng là nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu giấy tờ chứng nhận trước khi họ gặp bạn. Vì vậy hãy đưa đầy đủ những giấy tờ theo yêu cầu.

Thường thì các nhà tuyển dụng rất quan tâm đến các chứng chỉ.

Vì vậy ngoài việc công chứng chúng, bạn nên Scan hết chúng, để có thể gửi qua mail cùng hồ sơ khi họ yêu cầu.

Một phần của tài liệu CÁCH XÂY MỘT BỘ HỒ SƠ XIN VIỆC HIỆU QUẢ (Trang 36 -40 )

×