Đối với CV Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Cách xây một bộ hồ sơ xin việc hiệu quả (Trang 27 - 29)

1. Không gắn liền thông tin liên lạc vào CV hoặc để thông tin liên lạc ở chỗ dễ bị rơi rớt, như là trang cuối của CV.

Cách thức liên lạc quá ít, dẫn tới khi nhà tuyển dụng dùng 1 cách liên lạc không được là không thể gọi được luôn.

Nói dài dòng về gia đình

Không nói được năng lực của bản thân có thể sắp xếp vào việc gì, hoặc dự định ứng tuyển vào việc gì

2. Quá khó đọc:

Để tạo thuận lợi cho nhà tuyển dụng khi đọc resume, bạn hãy sử dụng các font chữ phổ biến, mang tính chính thống (Arial, Times New Roman…).

3. Ngoài ra, bạn cần tạo sự phân biệt rõ ràng giữa các đề mục như Kinh

nghiệm, Thành tích, Sở thích… bằng cách dùng chữ cỡ lớn, in đậm… để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nắm bắt những thông tin họ quan tâm.

4. Thêm vào đó, các đoạn nên viết ngắn gọn và nhớ cách dòng, cách lề để tạo sự thông thoáng giữa các đoạn.

5. Không thể hiện rõ thành tích của bạn:

Hãy đưa ra các con số cụ thể như 9% hoặc 100.000 USD bạn đã giúp công ty (cũ) có được trong tuần, trong tháng… Điều đó không chỉ giúp làm rõ hơn các thành tích của bạn mà còn gây được sự chú ý với nhà tuyển dụng.

6. Sắp xếp thiếu khoa học:

Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, có ít kinh nghiệm, bạn nên sử dụng resume ở dạng chức năng thay vì ở dạng theo thời gian. Cách viết này giúp thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng tới các kỹ năng của bạn và “giấu” đi được yếu tố thiếu kinh nghiệm.

Bản resume thiếu những thông tin cơ bản như họ tên, địa chỉ email, số điện thoại… sẽ khiến nhà tuyển dụng không thể liên lạc với bạn khi cần. Vì vậy trước khi gửi hồ sơ, bạn cần đảm bảo đã điền đầy đủ các thông tin trên.

8. Đánh giá bản thân quá thấp:

Bạn thường bỏ qua kinh nghiệm từ những công việc lặt vặt như công tác tình nguyện hay các hoạt động phong trào ở trường… Đó là một sai lầm, bởi mỗi công việc, hoạt động bạn từng tham gia đều mang lại những lợi thế nhất định giúp bạn “ghi điểm” trước nhà tuyển dụng. Do đó hãy liệt kê tất cả các phần thưởng bạn đã được nhận cũng như tất cả các hoạt động bạn đã từng tham gia.

9. Quá đề cao bản thân:

Tránh tự khen mình quá mức hay bịa đặt về các thành tích và trách nhiệm của bạn trong công việc trước đây. Các nhà tuyển dụng có đủ kinh nghiệm và sự nhạy bén để biết bạn đang nói thật hay chỉ là khoác lác.

10. Lỗi đánh máy:

Lỗi chính tả hay ngữ pháp dù nhỏ nhất trên resume cũng có thể khiến bạn mất điểm với nhà tuyển dụng. Vì vậy cần phải rà soát lại từng đoạn, từng dòng để đảm bảo bạn luôn viết đúng, viết đủ và đặt các dấu câu hợp lý.

11. Nhân tố tình cảm:

Đừng đề cập nguyên nhân nghỉ việc như: bị chèn ép, không thích công ty cũ, mâu thuẫn với đồng nghiệp. Đối với một số trường hợp, việc giải thích riêng sẽ tốt hơn.

12. Lan man:

Đối với những ai đã thay đổi việc quá nhiều, tuyệt đối đừng liệt kê một mớ bòng bong danh sách các công việc. Nếu bạn có kinh nghiệm trên nhiều lãnh vực và nhận thấy cần thiết phải được đề cập trong CV, hãy nhóm chúng thành các dạng công việc phía dưới các tiêu đế như “Tư vấn/ Huấn luyện” hay “Dịch vụ khách hàng/Bán hàng

Một phần của tài liệu Cách xây một bộ hồ sơ xin việc hiệu quả (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w