1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÁC VACXIN CÓ CHỨA THÀNH PHẦN UỐN VÁN pot

8 283 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 120,56 KB

Nội dung

CÁC VACXIN CÓ CHỨA THÀNH PHẦN UỐN VÁN 1. VACXIN BẠCH HẦU - UỐN VÁN - HO GA, HẤP PHỤ ( Viết tắt DTP hoặc DTC): - Vacxin này phòng ba bệnh : Uốn ván, Bạch hầu, Ho gà nhưng chỉ dùng cho trẻ em dưới năm tuổi. Lưu ý : vì Vacxin này có thành phần Ho gà toàn thân tế bào nên không dùng cho trẻ trên năm tuổi, do có những phản ứng phụ không mong muốn xảy ra. 2. VACXIN BẠCH HẦU - UỐN VÁN - HO GÀ TINH CHẾ, HẤP PHỤ (Viết tắt DTaP): - Vacxin này phòng ba bệnh : Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván cho trẻ em dưới năm tuổi. - Do thành phần Ho gà được tinh chế, nên hiện nay Mỹ cho phép dùng để tiêm nhắc lại cho trẻ em 5 - 6 tuổi. 3. VACXIN BẠCH HẦU - UỐN VÁN, HẤP PHU (Viết tắt DT ): - Vacxin này phòng hai bệnh Bạch hầu và Uốn ván . - Thường dùng Vacxin này tiêm cho trẻ em dưới sáu tuổi ở một số nước tiêm Vacxin Ho gà riêng, không phối hợp với nhau thành Vacxin DTP. - Trường hợp trẻ em có tiền sử dị ứng với thành phần Ho gà trong Vacxin DTP thì mũi tiêm lần 2, 3 và nhắc lại thay thế bằng vacxin DT. 4. VACXIN BẠCH HẦU - UỐN VÁN GIẢM LIỀU, HẤP PHỤ (Viết tắt Td ): - Vacxin này phòng bệnh Bạch hầu và Uốn ván cho trẻ lớn : 6 - 16 tuổi. - Ưu việt của Vacxin này là đã giảm liều kháng nguyên nên sử dụng được cho trẻ em lứa tuổi lớn. 5. VACXIN UỐN VÁN HẤP PHỤ (Viết tắt TT): - Đây là Vacxin đơn giá chỉ phòng duy nhất một bệnh uốn ván. - Vacxin này dùng để phòng bệnh Uốn ván cho người lớn, phụ nữ có thai, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, người lớn có nguy cơ cao. - Ở Việt Nam ( tại Viện Vacxin Nha Trang, 09 Pasteur - Nha Trang ), đã sản xuất thành công Vacxin Uốn ván từ năm 1990 đến nay và chế tạo thành hai loại: . Vacxin DTP . Vacxin TT cung cấp cho chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Hiện nay, Viện đang nghiên cứu và tiến tới trình Bộ Y tế cho ra đời Vacxin Td và Vacxin DT nhằm hy vọng đáp ứng linh hoạt hơn về nhu cầu sử dụng. VI KHUẨN UỐN VÁN : Bệnh uốn ván được mô tả từ rất cổ xưa vào thời Hyppocrates nhưng mãi đến năm 1884, Carle và Rattonet mới gây được bệnh uốn ván thực nghiệm bằng cách tiêm dịch nghiền ở vết thương tấy mủ của người mắc bệnh uốn ván cho súc vật thí nghiệm. Họ đã chứng minh tính chất nhiễm khuẩn và mô tả được bệnh uốn ván điển hình ở thỏ. Năm 1984, Simpson khám phá rằng triệu chứng bệnh uốn ván rất giống những trường hợp ngộ độc Strychnine. Năm 1885, Nicolaier thấy rằng khi ủ đất cát bẩn cho chuột nhắt và các súc vật khác thì chúng thường mắc bệnh có triệu chứng giống như bệnh uốn ván ở người. Ông đã tìm thấy một loại trực khuẩn dài ở tại vết thương tấy mủ nơi mà trước đây đã ủ đất cát bẩn nhưng ông không nuôi cấy được thành chủng thuần khiết. Ông cho rằng triệu chứng sinh bệnh học bệnh uốn ván là do một chất độc giống như Strychnine của trực khuẩn này tiết ra. Năm 1889, Kitasato đã phân lập được trực khuẩn uốn ván từ một vết thương tấy mủ, ông đã thuần khiết được trực khuẩn trong môi trường nuôi cấy và nhận thấy canh khuẩn thuần khiết này chứa một loại độc tố hòa tan, độc tố này gây nên triệu chứng bệnh uốn ván. Trực khuẩn uốn ván thuộc họ Bacillaceae, giống Clostridium. Tên khoa học của trực khuẩn uốn ván là Clostridium tetani, là loại trực khuẩn kỵ khí bắt buộc. Hình thái trực khuẩn uốn ván mảnh, hơi cong, khi mới nuôi cấy trên môi trường đặc thì sinh ra những hình thể dài như sợi chỉ, bắt màu Gr (+). Trực khuẩn uốn ván có lông, di động mạnh trong môi trường kỵ khí ( nhưng có chủng không lông ). Gặp điều kiện không thuận lợi thì vi khuẩn sinh nha bào. Nha bào to hơn thân và nằm ở một đầu nên vi khuẩn giống như đinh ghim. Việc hình thành nha bào nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Sự hình thành nha bào sẽ tăng lên trong điều kiện canh thang có huyết thanh và không có glucoza. Trực khuẩn uốn ván lên men đường glucoza. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH : Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm độc thần kinh trung ương bởi độc tố của trực khuẩn Clostridium tetani. Trực khuẩn này thường tồn tại trong đất , cát, bụi bẩn thậm chí ngay cả trong ruột già của người và động vật. Phạm vi phân bố đã rộng mặt khác lại là vi khuẩn sinh nha bào nên khả năng tồn tại trong thiên nhiên rất lâu dài và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường vết thương ở chân tay nên tỷ lệ mắc bệnh và chết do trực khuẩn uốn ván khá cao. Trực khuẩn uốn ván có khả năng gây bệnh cho người và một số động vật nhỏ như : chuột lang, chuột nhắt, thỏ , ngoài ra bò, cừu, chó, mèo cũng có thể bị bệnh uốn ván. Ở người trực khuẩn uốn ván vào cơ thể qua vết thương nhỏ hay lớn ( có khi nhỏ quá không chú ý ), ở trẻ sơ sinh do vết cắt rốn ( dụng cụ cắt rốn có mang nha bào uốn ván tiệt trùng không kỹ. Một thế kỷ qua kể từ ngày tìm ra trực khuẩn uốn ván nhưng bệnh uốn ván vẫn còn là vấn đề cần được quan tâm vì tỷ lệ tử vong cao, nhất là trẻ sơ sinh. Theo thông báo dịch quí II năm 1993, trẻ sơ sinh bị bệnh uốn ván là 36,4% còn các lứa tuổi khác 15,1%. Khi xâm nhập vào cơ thể chúng sinh ra độc tố mạnh và độc tố này xâm nhập vào các phần khác trên cơ thể. Khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, trực khuẩn bị phá hủy bởi acide dạ dày do đó không gây bệnh theo đường tiêu hóa. TÍNH CHẤT SINH HÓA CỦA ĐỘC TỐ UỐN VÁN : Tác nhân dẫn đến tử vong chính là độc tố uốn ván. Độc tố uốn ván là độc tố vi khuẩn thứ hai được phát hiện ( đầu tiên là độc tố Bạch hầu). Độc tố uốn ván có tính độc rất mạnh, liều gây chết ở người 2,5ng/kg cân nặng. Độc tố uốn ván được tổng hợp trong tế bào vi khuẩn uốn ván, là chuỗi polypeptide đơn có trọng lượng phân tử 150.000 dalton. Trong các điều kiện nuôi cấy thí nghiệm, độc tố tách từ nước nổi của canh khuẩn gồm hai chuỗi polypeptide : chuỗi nặng và chuỗi nhẹ, chúng liên kết với nhau bằng cầu nối disunfic ( -S-S- ). Độc tố này tan trong nước, bị phá hủy khi đun nóng ở nhiệt độ 70oC. Sinh lý của trực khuẩn uốn ván trong việc sản sinh ra độc tố cũng chưa biết rõ. Độc tố uốn ván không có ích cho vi khuẩn, nó không phá hủy bất cứ cấu trúc tổ chức nào để giúp vi khuẩn xâm nhập vào mô của động vật. Hoạt tính của độc tố rõ ràng được gắn với mô thần kinh, một mô mà vi khuẩn dường như không đến trực tiếp trong quá trình nhiễm trùng của động vật . Thật khó mà có thể tin được, vi khuẩn sinh ra một hợp chất như là một protein chiếm tới 5 - 10% trọng lượng tế bào mà không có vai trò nào đối với vi khuẩn uốn ván. Những nghiên cứu về mặt hóa học của độc tố uốn ván cho thấy độc tố gồm hai thành phần: 1 . Một phần có tác dụng gây tan máu, gọi là tetanolysin, không có ý nghĩa về lâm sàng. 2 . Một phần gây co giật các cơ, gọi là tetanospasmin. Các triệu chứng cơ bản của bệnh uốn ván như cứng hàm, lưng uốn cong, co giật đau đớn là do tetanospasmin gây ra. Chất độc này đi từ vết thương có trực khuẩn, qua máu hoặc bạch huyết vào các đầu mút dây thần kinh ngoại vi rồi bám vào trung tâm thần kinh gây ra triệu chứng uốn ván. Bản chất của độc tố uốn ván là một protêin đơn giản chứa 15,7% Nitơ, 0,062% Phospho, 1,04% Sulfur. Nó không chứa Carbonhydrat và không chứa Lipide. Điểm pH đẳng điện của độc tố uốn ván là 5 - 5,2. Độc tố bắt đầu bị kết tủa trong dung dịch và mất hoạt tính khi pH <6, nhưng nó bền ở pH = 5 khi có mặt glycine. Thành phần acide amin trong cấu trúc phân tử độc tố uốn ván với trọng lượng phân tử 150.000 dalton đã được một số tác giả nghiên cứu ở bảng 1 (16). Mặc dù vậy, năm 1948, Pillemer và Moore đưa ra một trọng lượng phân tử của độc tố uốn ván từ 66.000 - 74.000 dalton. Nhưng trong thực tế, có những dạng độc tố uốn ván có trọng lượng phân tử lớn hơn, trung bình 140.000 dalton. MIỄN DỊCH PHÒNG UỐN VÁN : 1. Miễn dịch tự nhiên : Kể từ lúc tìm ra nguyên nhân gây bệnh uốn ván đến nay, có một số tác giả quan tâm nghiên cứu loại miễn dịch này thật sự có hay không đối với bệnh uốn ván. Song đến nay ( 1993 ), Tổ chức Y tế thế giới đã đúc kết và chính thức nhận định loại miễn dịch này hầu như không có và nếu hạn hữu có thì cũng không đủ lượng kháng thể phòng bệnh uốn ván. 2. Miễn dịch chủ động nhân tạo : Đưa vacxin vào cơ thể để gây miễn dịch tạo kháng thể chống lại bệnh uốn ván là phương pháp gây miễn dịch chủ động có hiệu lực nhất phòng bệnh uốn ván. Năm 1974, TCYTTG đưa ra chương trình tiêm chủng mở rộng phòng 6 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em trong đó có bệnh uốn ván. Từ năm 1987, chương trình tiêm chủng mở rộng toàn cầu khuyến cáo rằng dùng vacxin TT tiêm cho phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ để tiến tới loại trừ uốn ván sơ sinh. 3. Miễn dịch thụ động : Behring là người đặt nền móng cho loại miễn dịch thụ động phòng uốn ván. Tại hội nghị " Deusch medizinische Wochenshrift" tổ chức ngày 4/10/1890, Von Behring và Kitasato (1890) đã loan báo rằng huyết thanh của thỏ và chuột nhắt có miễn dịch chống uốn ván, chính xác hơn là chống tính độc của độc tố tiết ra từ trực khuẩn uốn ván. Huyết thanh này giữ nguyên đặc tính khi lấy huyết thanh của súc vật có miễn dịch truyền sang súc vật chưa được miễn dịch. Ngày nay, người ta dùng huyết thanh kháng độc tố uốn ván sản xuất từ huyết thanh ngựa đã gây miễn dịch bằng GĐTUV để phòng bệnh uốn ván ( trong thời gian ngắn cần ngay một lượng lớn kháng thể đủ khả năng chống uốn ván ) . CÁC VACXIN CÓ CHỨA THÀNH PHẦN UỐN VÁN 1. VACXIN BẠCH HẦU - UỐN VÁN - HO GA, HẤP PHỤ ( Viết tắt DTP hoặc DTC): - Vacxin này phòng ba bệnh : Uốn ván, Bạch hầu, Ho gà. nhau thành Vacxin DTP. - Trường hợp trẻ em có tiền sử dị ứng với thành phần Ho gà trong Vacxin DTP thì mũi tiêm lần 2, 3 và nhắc lại thay thế bằng vacxin DT. 4. VACXIN BẠCH HẦU - UỐN VÁN GIẢM. tuổi. Lưu ý : vì Vacxin này có thành phần Ho gà toàn thân tế bào nên không dùng cho trẻ trên năm tuổi, do có những phản ứng phụ không mong muốn xảy ra. 2. VACXIN BẠCH HẦU - UỐN VÁN - HO GÀ TINH

Ngày đăng: 27/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w