1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Chất lượng hàng hóa “made in China” và phản biện của Trung Quốc pptx

7 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chất lượng hàng hóa “made in China” và phản biện của Trung Quốc Tràn lan hàng độc hại Từ tháng 3/2007 bản tin 8.000 vật nuôi trong nhà (chó, mèo )ở các nước Canada, Hoa Kỳ, châu Âu, Nam Phi đua nhau lăn đùng ra chết sau khi trúng độc thức ăn Trung Quốc có chứa mỳ căn, bột ngô trộn với hóa chất melamine để tăng phần dinh dưỡng giả tạo (!?) đã làm thiên hạ giật mình. Sự kiện này đánh thức thế giới đang say sưa với những sản phẩm rẻ mạt của Trung Quốc lan tràn khắp nơi, từ kem đánh răng, áo quần, giày dép, chăn mền, đồ chơi trẻ em, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chế biến, thủy hải sản đông lạnh, vỏ xe ô tô sờ đến mặt hàng nào cũng đều có vấn đề, từ hóa chất độc hại gây ung thư như sudan trong son môi; diethylene glycol trong thuốc chữa bệnh, kem đánh răng; chì trong sơn trên đồ chơi đến hàng nhái, hàng giả không đạt chất lượng, gây tai nạn như vỏ lốp ô tô đã làm người tiêu dùng các nước hoảng loạn, lúng túng, cơ quan kiểm dịch, hải quan, quản lý thị trường bối rối, chạy theo sản phẩm của Trung Quốc đến bở hơi tai. Cơ quan FDA Hoa Kỳ liên tiếp công bố các loại hàng không đạt chuẩn, độc hại bắt buộc các nhà nhập khẩu thu hồi (chưa kể đến bù thiệt hại cho khách hàng), châu Âu vất vả thanh tra, kiểm tra hàng hóa, đồ chơi trên thị trường nước mình, và cứ thế “vết dầu loang” cảnh giác trước hàng “made in China” lan rộng khắp nơi, ở đâu cũng phát hiện “chất độc” có xuất xứ từ nước này, ngay bánh kẹo, tã lót, búp bê cho trẻ em cũng tìm thấy formaldehyde độc hại. Gần đây Philippines, Indonesia cũng đã có những biện pháp mạnh đối với thực phẩm, mỹ phẩm hay thuốc chữa bệnh của Trung Quốc, lên danh sách cấm hẳn việc nhập khẩu hàng chục mặt hàng để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước. Làn sóng “nói không với hàng hóa made in China” trong 6 tháng qua không những ngăn chặn tác hại trực tiếp đến hàng chục triệu, hàng trăm triệu người tiêu dùng trên thế giới mà còn “hạ bệ” thương hiệu của nước này một cách gay gắt nếu không nói là đã tạo ra một ấn tượng vô cùng xấu cho hàng hóa của TQ trên thị trường quốc tế lẫn trong nước. Phản biện của giới chức Trung Quốc Ngày 4/7/2007 Trung Quốc công nhận 1/5 thực phẩm chế biến (tức 20%) và hàng tiêu dùng của nước này không đủ tiêu chuẩn hoặc nhiễm hóa chất độc hại, mức độ tin cậy ngay ở trong nước vào thực phẩm và thuốc chữa bệnh cũng chỉ ở mức 50%. Trước những khuyến cáo đặc biệt (kể cả việc cấm nhập) của FDA (Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) hay của Cục Bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh châu Âu, rằng người tiêu dùng trên thế giới đang mất lòng tin vào hàng hóa Trung Quốc một cách nghiêm trọng, giới chức Trung Quốc mới bắt đầu hốt hoảng, liên tục phát biểu để trấn an. Trên thực tế, vấn đề an toàn thực phẩm đã trở thành chủ đề chính trong cuộc hội đàm song phương Nhật - Trung Quốc vào đầu tháng 8/2007 tại Manila mặc dù phía Trung Quốc vẫn chống chế, cho rằng Nhật Bản đã cố tình thổi phồng vấn đề chất lượng của sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc. Phản ứng này của Nhật Bản là hành động “bắt nhịp” với Liên minh châu Âu hay Mỹ trong những động thái tích cực nhằm hạn chế sự làn tràn của hàng hóa độc hại đồng thời góp phần cải thiện chất lượng nhằm duy trì việc mua bán và đầu tư đang diễn ra tốt đẹp giữa Trung Quốc và tập đoàn công nghiệp các nước. Nhà đương cục khẳng định “quyết tâm” mới của chính phủ Trung Quốc trong việc xây dựng hệ thống luật pháp nhằm chuẩn hóa sản xuất, hoàn thiện cơ chế thanh - kiểm tra chất lượng hàng hóa và phát triển xuất khẩu chặt chẽ thông qua hợp tác quốc tế. Chính phủ, bộ thương mại, các cơ quan chức năng về kiểm dịch, quản lý thị trường đã tung ra hàng loạt chiến dịch truy quét những cơ sở sản xuất vi phạm, lập danh sách các nhà xuất khẩu sản phẩm “đen” ra thị trường thế giới thẳng tay đóng cửa hay chế tài 1/3 số nhà máy không an toàn, đảm bảo chất lượng trong 450.000 cơ sở chế biến thực phẩm, chưa kể hàng trăm công ty lớn nhỏ sản xuất, tiêu thụ hóa chất độc hại. Đầu tháng 8/2007, ông Cao Hồ Thành (Gao Hucheng), Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc họp báo công bố kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm đạt 546,7 tỷ đô-la, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nhấn mạnh rằng những mặt hàng bị “phê phán” không đạt chuẩn như thực phẩm chế biến cũng đã tăng 22,2%, thuốc chữa bệnh tăng 41% và ngay như đồ chơi trẻ em— là một mặt hàng nhạy cảm - tăng 27,7%(!). Điều đó cho thấy uy tín của những sản phẩm của Trung Quốc không hề suy giảm mặc dù “lời ra tiếng vào” nổi lên khắp nơi. Ông Cao Hồ Thành phản biện, rằng “người tiêu dùng trên thế giới rất có lý” khi mua sắm với ngụ ý hàng hóa Trung Quốc vẫn phong phú và rẻ mạt so với hàng hóa của nhiều nước, đồng thời nhấn mạnh “các sản phẩm có vấn đề chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn” trong nền xuất khẩu của nước này. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt 970 tỷ đô-la năm 2006 thì kem đánh răng là 80 triệu đô-la, trong đó 3,3 triệu đô-la là kem đánh răng có chứa diethylene glycol, tức quá nhỏ so với tổng thể. Bà Meglena Kuneva, Ủy viên Liên minh châu Âu phản biện ngay tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh trước khi kết thúc chuyến đi vào tháng 7/2007 rằng “chỉ cần có 1% khuyết điểm cũng có thể gây ảnh hưởng toàn bộ đối với uy tín trong khách hàng”. Điều này có thể thấy rõ hơn qua phản ứng của Hoa Kỳ đối với hàng thủy hải sản của Trung Quốc (và nhiều nước khác trong đó có Việt Nam) có dư lượng kháng sinh hay vi khuẩn Salmonella, chỉ cần một vài lô có “vấn đề” là đã thành những “vết đen” trong danh sách. Tuy nhiên, Bộ Thương mại nước này giữ quan điểm của ông Cao Hồ Thành, khẳng định 99,42 % thực phẩm Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản đạt tiêu chuẩn an toàn theo công bố của Bộ Y tế Trung Quốc, với Hoa Kỳ là 98,69% và với Liên minh châu Âu là 99,38%, cho rằng đó là một kết quả cần được xem xét khách quan hơn là những chê trách qua vài sự kiện “khiếu nại” nhỏ lẻ. “Bác bỏ” chuyển sang thừa nhận - Một bước tiến dũng cảm Trước đây, trong những tháng đầu năm 2007 đối với các mặt hàng bị phát hiện không đạt hay có độc tố, nhà chức trách Trung Quốc thường quy kết trách nhiệm cho những nhà buôn xuất khẩu “lậu” hay theo yêu cầu thị hiếu của người đặt hàng, không nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước, mặt khác cho biết dù là hàng “made in China” nhưng thực chất là của những cơ sở nước ngoài đầu tư hay liên doanh sản xuất tại đây mà chính quyền và cơ quan chức năng không thể kiểm soát, nhấn mạnh rằng hàng hóa mang nhãn hiệu Trung Quốc của nhà sản xuất nội địa chỉ chiếm 10% tổng số mặt hàng xuất khẩu, khoảng 170 hạng mục mà thôi. Trường hợp này có thể thấy rõ qua sự kiện 18 triệu hàng đồ chơi cho trẻ em của tập đoàn Matel (Hoa Kỳ) sản xuất tại Trung Quốc bị thu hồi trong mấy tuần vừa qua, gây tác hại không nhỏ lên ngành công nghiệp đồ chơi của nước này đang chiếm lĩnh 75-80% thị phần trên thế giới trước mùa giáng sinh năm nay. Nói khác đi, chính các công ty nước ngoài đã chạy theo lợi nhuận, hạ thấp chất lượng gây thiệt hại cho “made in China” lẫn người tiêu dùng trong khi bản thân Trung Quốc đã cố gắng quản lý phần sản xuất nội địa bằng hệ thống 2.000 bộ luật liên quan từ trung ương đến địa phương. Mặt khác, chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ chi ra 8,8 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2 tỷ đô-la) để củng cố hơn nữa việc thanh tra, kiểm tra và phát hiện kịp thời các vấn đề trong quản lý chất lượng trong những tháng sắp tới, đồng thời siết chặt bộ máy tham nhũng trong quản lý mà vụ xử án tử hình nguyên Cục trưởng Cục quản lý dược Trịnh Tiêu Du vào tháng 7 vừa qua là một thí dụ. Liệu những biện pháp tích cực nầy của Trung Quốc sẽ tạo được biến chuyển, cải thiện và ngăn chặn được nạn sản xuất hàng nhái, hàng giả và hàng độc hại đang hoành hành không những ở trong nước như ngân hàng Phát triển châu Á đã cảnh báo ở Trung Quốc hằng năm có hơn 300 triệu người dân (tức 25% nhân khẩu) bị bệnh tật do thức ăn độc hại, không hợp tiêu chuẩn an toàn trong báo cáo đầu năm nay. Ở nước ta, hầu hết tại các chợ, quầy sạp mua bán hàng công nghiệp nhẹ (plastic, dụng cụ văn phòng, thực phẩm chế biến, quần áo hàng nghìn mặt hàng) ở các chợ, trung tâm thương mại đều chất đầy hàng hóa Trung Quốc, kể cả đồ chơi trẻ em mà Hoa Kỳ “tẩy chay” cũng có mặt trên các cửa hàng ở thành phố HCM, chưa kể hàng trăm, hàng nghìn hóa chất dùng để pha chế sang bảo quản, thuốc tăng trọng, mì chính, bột nêm, đông dược đầy nấm mốc liên tục được phát hiện nhưng việc quản lý, ngăn chặn kịp thời cũng như nghiêm cấm sử dụng trên thị trường vẫn còn bỏ ngỏ, được bày bán công khai ngay tại phố Lương Văn Can, Hàng Mã ở Hà Nội, Chợ Kim Biên, An Đông, khu Hải Thượng Lãn Ông ở thành phố HCM, là những nơi được quản lý chặt chẽ, nói chi các chợ ở địa phương, đồng bằng Nam bộ hay Bắc bộ là những vùng trũng, nơi tiêu thụ dễ dàng cho những sản phẩm bị loại bỏ (phế phẩm) ở thị trường khác (trong cũng như ngoài nước Trung Quốc) mà hậu quả của chúng là di chứng bệnh tật lâu dài lên những con người đói nghèo. Thực tế đáng báo động này xảy ra không chỉ ở nước ta mà khắp các nước đang phát triển ở châu Phi, Trung - Nam Mỹ kể cả một số nước ở Đông Âu cũ như Nga, Rumani, Ba Lan Họ vẫn là những khách hàng béo bở, dễ tính trong việc nhập hàng từ nước này, góp phần giúp Trung Quốc giữ vững tốc độ tăng trưởng trên 11% GDP trong năm nay như dự kiến của Trung tâm dự báo kinh tế của Trung Quốc. . Chất lượng hàng hóa “made in China” và phản biện của Trung Quốc Tràn lan hàng độc hại Từ tháng 3/2007 bản tin 8.000 vật nuôi trong nhà (chó, mèo )ở. xấu cho hàng hóa của TQ trên thị trường quốc tế lẫn trong nước. Phản biện của giới chức Trung Quốc Ngày 4/7/2007 Trung Quốc công nhận 1/5 thực phẩm chế biến (tức 20%) và hàng tiêu dùng của nước. Trung Quốc vào đầu tháng 8/2007 tại Manila mặc dù phía Trung Quốc vẫn chống chế, cho rằng Nhật Bản đã cố tình thổi phồng vấn đề chất lượng của sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc. Phản ứng này của

Ngày đăng: 27/07/2014, 11:20

Xem thêm: Chất lượng hàng hóa “made in China” và phản biện của Trung Quốc pptx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w