Cuộc chiến về chất lượng hàng hóa giữa TQ-EU pdf

6 127 0
Cuộc chiến về chất lượng hàng hóa giữa TQ-EU pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cuộc chiến về chất lượng hàng hóa giữa TQ-EU Cho dù 1% sản phẩm có vấn đề về chất lượng chúng tôi vẫn xem là nghiêm trọng vì nó liên quan đến sức khỏe của cộng đồng. (phát biểu của Bộ trưởng thương mại Bạc Hi Lai —Bo Xilai ngày 24/8/2007 theo Xinhua) Lời qua tiếng lại gay gắt Ngày 20/8/2007 Cao ủy thương mại EU, ông Peter Mandelson đã phản ứng trước những cáo buộc của TQ cho rằng Liên Minh Châu âu đã đưa ra một hàng rào về “chất lượng” để thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch thông qua việc EU áp dụng đạo luật mới về tiêu chuẩn và quản lý hóa chất vào ngày 1/6/2007, theo đó 90% sản phẩm từ TQ sẽ không vượt qua được hàng rào kiểm định. Ông nhấn mạnh “đây không phải là vấn đề thương mại mà là sức khỏe người tiêu dùng” trong khi ông Lý trường Giang, Cục trưởng tổng cục thanh-kiểm tra và giám sát chất lượng TQ(AQSIQ) cho rằng “vấn đề” chất lượng của hàng hóa TQ đã bị thổi phồng nhằm bôi lọ hình ảnh hàng hóa của nước nầy vào ngày 19/8/2007. Cuộc tranh cãi đã gây căng thẳng trong quan hệ TQ-EU từ khi các nước châu Âu phát hiện gần 500 mặt hàng trong số gần 900 loại sản phẩm được sản xuất tại TQ có “vấn đề” đặc biệt là các loại hàng đồ chơi trẻ em nhiễm chì, không an toàn lên đến chiếm 80% . Trong khi đó, nhà đương cục ở Bắc kinh cho rằng đây là những trường hợp cá biệt, không thể qui kết tất cả hàng hóa Made in china là không đạt chuẩn. Đối tác thương mại quan trọng của nhau Năm 2006, kim ngạch thương mại giữa TQ-EU phát triển không ngừng đạt 272,3 tỷ đô la, tăng 25.3% so với năm trước. EU là thị trường lớn nhất của hàng hóa TQ và ngược lại TQ là thị trường xuất khẩu đứng thứ hai của EU. Kim ngạch thương mại giữa TQ- EU chiếm 15,5% tổng giá trị xuất nhập khẩu của TQ, EU là đối tác hàng đầu về thương mại và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ , mức xuất khẩu của TQ sang EU đạt 186.98 tỷ Euro (tăng 26,6% so với năm 2005) và nhập khẩu là 90.32 tỷ euro (tăng 22,7%), cao hơn cả mức EU nhập khẩu từ Hoa kỳ 4.6 tỷ Euro, không kể phần chuyển nhượng kỹ thuật của EU sang TQ chiếm 39.3% trị giá 8.66 tỷ đô la. Những con số nầy cho thấy TQ-EU là đối tác vô cùng quan trọng của nhau tuy rằng phần xuất siêu luôn nghiêng về phía TQ. Điều đó cho thấy cả hai phía đều không muốn việc “cãi cọ”về chất lượng biến thành một vấn đề chính trị hay chiến tranh thương mại, làm đổ vỡ hay gây hỗn loạn quan hệ giao thương tương đối ổn định giữa hai bên mặc dù EU luôn kêu gọi TQ cải thiện cán cân thương mại, nâng cao tỷ giá hối suất nhân dân tệ để cải thiện mặt bằng giá cả xuất khẩu vì thâm hụt trong cán cân thương mại với TQ là 128 tỷ và có thể lên đến mức 170 tỷ trong năm 2007. Đối với Liên Minh Châu âu thì TQ là "một đối tác mang tính cạnh tranh” đầy thử thách và nhạy cảm nhất của EU (Ông Peter Mandelson) nhưng không vì thế mà EU lập hàng rào bảo hộ mậu dịch qua vấn đề chất lượng hàng hóa như phía TQ lên án vì quyền lợi của EU ở thị trường nội địa ở TQ ngày càng tăng với tốc độ khá nhanh với những sản phẩm tiêu dùng cao cấp,thương hiệu hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực quần áo, may mặc, mỹ phẩm… tăng 100% trong 5 năm kể từ khi TQ gia nhập WTO vào năm 2001, không kể kim ngạch xuất khẩu kỹ thuật như đã nói ở trên. Muốn giữ thị phần tại EU: phải gấp rút cải thiện chất lượng Bà Meglena Kuneva(Cao ủy EU bảo vệ người tiêu dùng) trong đoàn đại diện của EU sang TQ bàn thảo về chất lượng hàng hóa vào tháng 7/2007 kêu gọi nhà sản xuất hàng tiêu dùng TQ nên giữ uy tín bằng chất lượng an toàn, đặc biệt là những mặt hàng nhạy cảm như đồ chơi trẻ em, vật dụng gia đình hay hàng điện máy mà TQ đang chiếm ưu thế, xem đó là “điều kiện cơ bản nhất của nhà sản xuất hay phân phối”, cho biết EU sẽ lập cơ chế báo động RAPEX (Rapid Alert System) để thông báo và rút khỏi các loại hàng không an toàn ra khỏi thị trường Châu âu nhanh nhất khi phát hiện “có vấn đề”. Ông Dong Jíngheng, Phó TTký Hội người tiêu dùng TQ nói rằng TQ đã cố gắng bảo vệ người tiêu dùng trong nước bằng một mạng lưới rộng khắp trong 20 năm qua nhưng cũng không đuổi kịp sự phát triên quá nhanh, đang tồn tại những non kém trong hệ thống cần phải được khắc phục. Ông Cao hồ Thành, thứ trưởng thương mại TQ thừa nhận chất lượng hàng hóa TQ có vấn đề, mặt khác nói rằng “những mưu toan bôi đen hàng hóa TQ là không có cơ sở…”. Với những dữ liệu cụ thể Ông Cao hồ Thành đã tìm cách chứng minh qua kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng “có vấn đề” vẫn tiếp tuc tăng cao trong nhưng tháng qua, đồng thời khẳng định hàng “Made in China” trên thực tế là hàng “Made in the world” (hàng của thế giới sản xuất) vì 58% hàng xuất khẩu của TQ là hàng sản xuất tại những nhà máy có vốn nước ngoài. Dù biện minh thế nào để trấn an thì nhà chức trách TQ không thể phủ nhận sự thật là nhiều mặt hàng xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước có vấn đề nghiêm trọng, 20% hàng tiêu dùng kể cá thức ăn chế biến không đạt chuẩn, 50% người dân trong nước ngao ngán sản phẩm của nước mình trong khi 82% người Mỹ e ngại khi đứng trước hàng hóa made in China. Gần đây chính phủ TQ đã công bố “Sách trắng” về vấn đề an toàn thực phẩm cũng như phát động cuộc chiến đặc biệt trong 4 tháng tới nhằm để báo vệ uy tin của thương hiệu và hình ảnh của TQ như Bà Ngô Nghi, Phó thủ tướng đã phát biểu ngày 23/8/2007 trong cuộc họp đầu tiên về quản lý chất lượng kể từ khi bà được bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo ban an toàn thực phẩm của chính phủ vào tuần trước. Động thái nầy cho thấy TQ cũng chỉ còn một chọn lựa, đó là đưa ra những quyết sách không những bảo vệ sức khỏe nhân dân trong nước mà còn xây dựng một hình ảnh hàng hóa “Made in China” đáng tin cậy trong lòng người tiêu dùng trên thế giới trước khi Thế vận hội 2008 tại Bắc kinh khai mạc mà thực tế hơn sáu tháng qua đã làm rối loạn đến mức khủng hoảng, tạo điều kiện cho quốc hội Hoa kỳ do đảng Dân chủ nắm đa số gây thêm sức ép căng thẳng trong quan hệ song phương. Không thể hy sinh sức khỏe của nhân dân Cuộc cãi vả “lời qua tiếng lại” giữa TQ và EC trong những ngày gần đây thực chất là cơ hội để TQ có thể “thanh minh” với thế giới đồng thời là dịp để tự nhìn lại mình, khắc phục những nhược điểm của sản xuất công nghiệp đã được “toàn cầu hóa” trong quá trình phát triển với tốc độ cao.Quan hệ EU-TQ có tốt hay quan trọng đến mấy thì EU cũng không thể hy sinh hay chấp nhận hiểm họa đe dọa sức khỏe của hàng trăm triệu con người trong cộng đồng rộng lớn nầy mà chi phi chữa các chứng bệnh ngày càng tăng do ô nhiễm môi trường, lương thực và hóa chất độc hại gây ung thư và các chứng bệnh mãn tính (gan thận,tiểu đường,tim mạch…) không được quản lý chặt chẽ và ngăn chận kịp thời. Bảo hiểm y tế ở Châu âu, đặc biệt là ở Pháp đang ngày càng trở nên một gánh nặng trong ngân sách chi thu của nhà nước, chi phí khám chữa bệnh đang là một vấn đề nan giải. Chắc chắn đây không chỉ là quan điểm của EU mà là nhận thức chung của cộng đồng quốc tế trong quan hệ thương mãi hiện nay với nước có sản lượng công nghiệp tiêu dùng và là một trong những người bạn hàng lớn nhất thế giới. Bản thân TQ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm không những cho người dân nước mình mà còn nỗ lực duy trì tính cạnh tranh về chất lượng với giá thành hợp lý trong sân chơi WTO qua những quyết sách gần đây,tuyên bố đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu với các nước ASEAN (và thế giới) trong phiên họp bộ trưởng thương mại của khu vực tại Manila (Philippines) ngày 24/8/2007 vừa qua. Trong 7 tháng đầu năm 2007 TQ kim ngạch thương mại đạt 1200 tỷ đô la tăng 24,4 % so với cùng kỳ năm trước, với: EU chiếm 190.1 tỷ(tăng 28.5%) Mỹ 167 tỷ(tăng 17.5%) Nhật 130 tỷ(tăng 15.2%) Hồng kông 106 tỷ(tăng 23.2%)…đứng đầu nội địa ASEAN 110 tỷ đô la(tăng 27.5 %) . Cuộc chiến về chất lượng hàng hóa giữa TQ-EU Cho dù 1% sản phẩm có vấn đề về chất lượng chúng tôi vẫn xem là nghiêm trọng vì nó liên quan. cho rằng “vấn đề” chất lượng của hàng hóa TQ đã bị thổi phồng nhằm bôi lọ hình ảnh hàng hóa của nước nầy vào ngày 19/8/2007. Cuộc tranh cãi đã gây căng thẳng trong quan hệ TQ-EU từ khi các. cải thiện chất lượng Bà Meglena Kuneva(Cao ủy EU bảo vệ người tiêu dùng) trong đoàn đại diện của EU sang TQ bàn thảo về chất lượng hàng hóa vào tháng 7/2007 kêu gọi nhà sản xuất hàng tiêu

Ngày đăng: 27/07/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan