Phân biệt dịch thấm và dịch tiết * Về bản chất, dịch thấm Là dịch được tạo thành do sự chênh lệch áp lực giữa dịch trong lòng mạch và ngoài gian bào.. Chúng ta hãy nhớ lại sơ đồ về sự c
Trang 1Phân biệt dịch thấm và dịch tiết
* Về bản chất, dịch thấm
Là dịch được tạo thành do sự chênh lệch áp lực giữa dịch trong lòng mạch và ngoài gian bào Chúng ta hãy nhớ lại sơ đồ về sự cân bằng áp lực trong và ngoài lòng mạch : có 3 yếu tố duy trì sự cân bằng này, đó là áp lực thủy tĩnh (hay huyết áp) đẩy dịch tự trong lòng mạch ra ngoài, áp lực keo và áp lực riêng phần của tổ chức kéo dịch vào trong lòng mạch Áp lực của tổ chức ít được nói đến trong cơ chế bệnh sinh, vì vậy chúng ta chỉ cần nhớ sự thay đổi của áp lực thủy tĩnh và áp lực keo sẽ gây xuất tiết dịch thấm Có 3 trường hợp :
- Tăng áp lực thủy tĩnh : như trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, suy tim phải
- Giảm áp lực keo (thường do mất protein máu) : như trong hội chứng thận hư, đói
ăn, bỏng nặng
- Phối hợp cả 2 yếu tố trên : như trong xơ gan
Trang 2* Dịch thấm thường gặp trong các bệnh như xơ gan (tăng Ptt trong lòng mạch, giảm Pkeo trong lòng mạch ), suy tim (tăng Ptt),hội chứng thận hư (giảm Pkeo ), v v
* Dịch tiết là dịch được tạo thành trong quá trình viêm, hoại tử, ung thư Có thể
nói đây là loại dịch được hình thành một cách "chủ động" do các đáp ứng của cơ thể đối với tác nhân gây viêm (vi khuẩn, virus, khối u, ung thư, tổ chức hoại tử, dị nguyên ) còn gọi với cái tên khác là dịch rỉ viêm Một trong những cơ chế quan trọng tạo thành dịch rỉ viêm là giãn mạch, tăng tính thấm, giúp các protein, tế bào thoát mạch đi vào gian bào, do đó làm cho hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm hơn nhiều so với trong dịch thấm thông thường
Dịch thấm màu vàng chanh vì thành phần chủ yếu là huyết tương
Dịch tiết thường đục vì có nhiều mủ, máu
Đó cũng là lý do vì sao phản ứng Rivalta trong dịch tiết thì (+) còn trong dịch thấm thì không
Màu vàng trong dịch tiết hay trong huyết tương nói chung là do bilirubin tạo thành
Dịch tiết thường đục đó chính là do thành phần hữu hình có trong nó
tiêu chuẩn Light
Pleural fluid/serum protein ratio < 0.5
Trang 3Pleural fluid/serum LDH ratio < 0.6
Pleural fluid LDH <2⁄3 the normal upper limit for serum
SAAG: serum to ascites albumin gradient (SAAG)
SAAG>=1,1 g/dL: indicates portal hypertension - relates ascites
SAAG<1,1 g/dL: nephrotic syndrome, peritoneal carcinomatosis, serosititis, tuberculosis, and biliary or pancreatic ascites