Cảm hứng phê phán chi phối và làm nên giọng điệu châm biếm,

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn phan thị vàng anh (Trang 77 - 82)

6- Đóng góp của luận văn

3.3.1. Cảm hứng phê phán chi phối và làm nên giọng điệu châm biếm,

mai, suồng sã

Giọng điệu mỉa mai, châm biếm, suồng sã là những chất giọng thường tạo nên ấn tượng khó phai cho người đọc, người nghe. Nó hướng tới những mặt trái của xã hội hiện đại và những con người đáng chê trách. Phan Thị Vàng Anh đã khám phá và nhận thấy trong xã hội xuất hiện không ít những sự việc vô lý, xuất hiện loại người giả tạo, háo danh, ích kỷ…đi ngược lại với chuẩn mực của xã hội. Giọng điệu phê phán này của nhà văn được bộc lộ qua các truyện ngắn:

Người có học, Cuộc du ngoạn ngắn ngủi, Kịch câm, Khi người ta trẻ…

Trong truyện ngắn Cuộc du ngoạn ngắn ngủi, nhà văn hướng ngòi bút châm biếm vào những kẻ sống giả dối, cơ hội, ưa hình thức. Hẳn người đọc khó có thể quên được hình ảnh một anh Bí thư Đoàn phường bắt đầu từ ngoại hình trông giống như “tài tử”, đôi mắt “ướt át”, miệng luôn nghêu ngao những câu hát yêu đời thế kia mà hóa ra chỉ là một kẻ hèn nhát, sáo rỗng. “Anh bí thư ái ngại nhìn cô: “Cực quá, Tuyền bỏ giỏ mận lên nắp bình rồi giữ giỏ, vậy có hơn không!”. Tuyền cười ngượng ngịu làm theo, thấy mình nãy giờ sao mà ngu độn, rồi nhìn anh trách móc: “Điên rồ! Sao không để đến nơi hãy mua đá!”. Đến lượt anh bí thư lại ngẩn ra, nhìn khoảng sàn xe ướt lẹp nhẹp. Tiết kiệm những cái vô lý là tác phong chung của những người giữ công quỹ!”.(9)…Thái, sau khi đã sửa xong cái bình cũng quay sang hỏi Tuyền: “Không xuống sao?”, rồi ngó nghiêng

lên vòm trứng cá vẻ tìm quả. Mấy đứa con gái dừng lại bên sườn dốc, nheo mắt trong nắng vòi vĩnh: “Anh Thái, dẫn tụi em xuống đạp vịt!”. Anh bí thư lưỡng lự vài giây rồi đủng đỉnh xuống núi. Tuyền lẩm bẩm: “Đồ hèn!”. Rõ ràng anh có tình cảm và sự quan tâm dành cho Tuyền thế nhưng anh không dám thể hiện cũng như không dám bộc lộ. Mỗi lần anh muốn hỏi chuyện cô đều như kẻ đi ăn trộm sợ bị bắt được. Thái nói: “Để tôi xách cho, Tuyền mệt rồi!”. “Anh có mệt không?”. Anh gật đầu thảng thốt nhìn cô. Tuyền cười, nghĩ: “Khốn nạn, mất rồi mới biết là đã có!”. “Như anh đấy, tình cảm cứ giấm giấm giúi giúi như ăn trộm, việc ma mãnh gì cũng sợ dư luận”. Cả anh đoàn phường bên cạnh cũng vậy, anh ta là một kẻ sống dựa dẫm, không có chính kiến. “Anh đứng chống nạnh vơ vẩn ngắm trời đất một lúc rồi bảo: “Ở đây đẹp quá hả?”, “Không! Tôi thấy giả giả”, “Ờ giả giả…” “Sao anh vừa khen đẹp?” Tuyền vặn vẹo. Anh quay lại cười, tóc tai dựng đứng trong gió: “Bạn này tếu thật, tôi muốn giác ngộ mà cũng không được nữa sao?”. Nhà văn rất sâu sắc khi dùng hai chữ “giác ngộ”, nó mang hàm ý mỉa mai châm biếm và giọng cười giễu cợt. Rồi cả mấy chị phụ trách Đoàn tham gia chuyến đi cũng được kể với một giọng điệu thật khôi hài. “Một đứa báo cáo trống không: “Ói!”. Các chị phụ trách hối hả tìm dầu. cả một góc xe nồng nặc mùi khuynh diệp, mùi bạc hà, cù là…Rồi đám phụ nữ ấy, từ lớn chí bé lao vào chăm sóc cái kẻ thiêm thiếp kia bằng cái vẻ chu đáo nhất, đầy nữ tính nhất như một cuộc trình diễn nghiệp vụ và người đứng ra chấm điểm không ai khác hơn là anh bí thư Đoàn phường có đôi mắt ướt át”. (8). Bằng giọng mỉa mai nhà văn đã chỉ ra rằng đó không phải là tình cảm và sự quan tâm thực lòng, thật ra đây là cơ hội tốt để các chị thể hiện mình. Rồi thỉnh thoảng lại “rúc vào nhau cười, mắt liếc anh bí thư không vẻ gì là ác ý”, “cúi đầu e lệ ăn vừa bánh mì vừa nghe anh bí thư hát “Em đã cho tôi, cho tôi bầu trời” . Cuối cùng, nhà văn đã để nhân vật Tuyền nhận xét về chuyến đi picnic bằng một giọng điệu hết sức giễu nhại: “Tuyền tự hỏi mình vì sao lại đi cái buổi cắm trại này, để gần như cô

độc giữa đám người quen này. Rồi tìm ra lý do, cô cười vu vơ. Có lẽ cô đi để khẳng định: những cái liếc mắt kín đáo, những câu nói ngắn dài khó hiểu, những cú đỏ mặt của anh bí thư Đoàn phường ngày thường là có lý do đàng hoàng, chẳng phải vu vơ mà nó thế…”

Với giọng điệu mỉa mai, chế giễu, nhà văn còn chỉ ra được những mâu thuẫn vốn thường được che đậy bởi hình thức bên ngoài. Đó là những người đeo trên mình chức vụ này, học hàm kia nhưng thực ra bên trong rỗng tuếch ( Cuộc

du ngoạn ngắn ngủi, Chị em họ…).

Mở đầu thiên truyện Người có học, người đọc đã bất ngờ bởi sự mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài của một lớp học ngoại khóa với sự thật bên trong của nó. “Một lớp ngoại khóa mở ra cho những sinh viên chăm chỉ trong dịp hè. Mỗi người có một phiếu vào lớp với số ghế cố định, có nghĩa là dù đi sớm hay muộn, anh vẫn có một chỗ ngồi đàng hoàng. Nhầm to! Ban tổ chức lớp nhầm to, ngày nào cũng có cãi vã đòi chỗ: số người nhiều hơn số ghế và đâu phải chỗ nào cũng dễ nhìn thấy bảng đen!”. Cách vào thẳng vấn đề của nhà văn gây tò mò cho người đọc và báo hiệu sẽ có những cuộc xung đột xảy ra xoay quanh chiếc ghế ngồi. Tất nhiên đó phải là những người có ăn học đàng hoàng, chỉ có điều mỗi người sẽ xử sự theo cách khác nhau. Nhân vật anh béo khi bị đòi ghế thì tỏ ra quan cách và trịch thượng. “Anh ơi! Chỗ này của em!”. “Giấy đâu?”. “Anh béo đọc xong, rất thờ ơ và công chức, bảo tôi: “Đợi tí được không? Để tôi nghe nốt đoạn này đã!”… “cuối cùng cũng rút lui để lại một câu chửi thề”. Đó là một vụ tranh chấp diễn ra cũng khá nhẹ nhàng mà nhân vật tôi cảm thấy “không có gì là ghê gớm lắm”. Kiểu lạnh lùng dửng dưng cùng với lối ăn nói bắt bẻ của nhân vật anh béo giống như những công chức ăn lương hành chính, bao giờ họ cũng bắt người khác trình đủ thủ tục giấy tờ mới giải quyết. Anh làm cho nhân vật tôi thấy buồn cười, “rút tờ giấy có ghi số ghế đưa anh béo, cảm thấy hành động của mình sao mà khúm núm giống như các gia đình có công đi nộp một tờ giấy

chứng nhận thành tích cho cán bộ phường để xin một mảnh đất làm nhà”. Cũng có lúc, cuộc tranh chấp diễn ra khá gay gắt ngay giữa những con người có văn hóa. “Chị ơi, tôi ngồi chỗ này!”. Một đôi mắt xếch ngược ngước lên nhìn tôi rồi cô ả nói như ra lệnh: “Chị đuổi cái anh đang ngồi ghế số chín ra đi rồi tôi trả lại chỗ!”. “Sao kỳ vậy?”. Tôi hoàn toàn điên đảo trước con người này: “Ghế số chín là của tôi, ảnh chiếm, tôi đuổi không ra!”. “Đó là chuyện của chị, chị đuổi không được nên sang lấy ghế của tôi sao?”. Một cái cười khinh bạc như cái cười của nữ tặc và nó bảo: “Không biết, tôi không đi! Chị mời ban tổ chức lại đây!”…“Chị ra đi!”. “Không, tôi không đi!”…“Chị đừng có ăn nói du côn như thế!”…“Này! Vào đại học rồi, chúng ta là những người có học, đừng có dùng chữ du côn ở đây. Khi chị nói chữ đó ra, chị đã mất dạy hơn người ta rồi đấy!”. Lần này, nhà văn để cho những người có ăn học tự lật tẩy bộ mặt thật của nhau bằng những lời suồng sã, bốp chát ngay tại lớp học: “ăn nói du côn”, “mất dạy”. Cuộc chiến diễn ra không khoan nhượng xoay quanh chiếc ghế ngồi. Chưa hết, nhân vật tôi đã đi tìm bằng được người có “máu mặt” để giải quyết bởi “chẳng lẽ mình lại thua sao?”. Đó là hành vi thiếu văn hóa của những con người có văn hóa và không chỉ của một cá nhân mà là xu thế của số đông “chị đuổi cái anh đang ngồi ghế số chín ra đi rồi tôi trả lại chỗ”. “Kem! Anh Huy đâu?”. “Anh Huy- người hùng của những ai bị chiếm chỗ”...Cách nói mỉa mai châm biếm ấy mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc: nhà văn muốn lớp trẻ tự nhận thức lại hành vi của mình trong văn hóa ứng xử.

Phan Thị Vàng Anh cũng không bỏ qua những con người có cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt, sống mà như không sống. Đó là lối sống tiêu cực không giúp ích được gì cho xã hội bởi chính bản thân họ cũng không biết mình đang cần gì và ham muốn điều gì. Bằng giọng phê phán, giễu cợt kín đáo, nhà văn muốn chê trách những người như Khanh trong Nhật ký hiện nay với nhu cầu hưởng thụ cá nhân quá nhiều dẫn đến thụ động trong học tập và trong công việc, hay nhân vật

bà xơ trong truyện ngắn Buổi học thêm ở tu viện, một con người sống cả đời với những công việc đơn điệu, tẻ nhạt và buồn chán. Bà lúc nào cũng tỏ ra bận rộn với hàng trăm công việc ngổn ngang nhưng thực ra chẳng có việc nào bà làm cho đến nơi đến chốn…

Đặc biệt, giọng điệu mỉa mai chê trách được nhà văn dành phần lớn cho những tác phẩm nói về đề tài tình yêu. Đó là những cuộc tình lãng mạn trăng hoa kéo dài không đi đến đâu và sự ngốc nghếch, ngây ngô của những cô gái mới lớn trong truyện ngắn “Hội chợ”, “Yêu”, thứ tình yêu đơn phương khiến con người cứ mãi ôm mộng và sống với những ảo tưởng của mình trong truyện

“Si tình”, “Mười ngày”, “Đất đỏ”, những cuộc tình tay ba trong truyện ngắn

“Khi người ta trẻ”, “Sau những hẹn hò”, “Kịch câm” khiến con người chạy

theo nó một cách mù quáng, nông cạn và khi tỉnh mộng thì đã muộn.

Ở truyện ngắn “Đất đỏ”, mượn giọng điệu và cử chỉ giễu cợt của nhân vật Hà, nhà văn đã khéo léo phê phán những cô gái trẻ tuổi cứ mãi chạy theo thứ tình yêu đơn phương “độc mã”, ôm những ảo mộng để rồi trở nên ngơ ngẩn vô hồn. “Yêu hồi nào? Bả lên khám bệnh, mê ổng, còn ổng có biết chị Hai tao là ai đâu!...”. “Cậu mợ mày không thương chị sao?”. “Dĩ nhiên cậu tao không thương, mợ tao thương nhưng ngượng, mà chán nữa. Chị Hai là “kỷ vật” của mối tình đầu đó, cậu tao lấy về sau này mới vỡ lở, mà quê thật, tưởng cái kỷ vật ấy nó lãng mạn làm sao, cuối cùng lại tòi ra cái của này!”. Rồi Hà cười, khịt khịt mũi có vẻ rất vênh váo, bề trên…Lối kể về những ngóc ngách tối tăm của gia đình một cách thẳng thắn, lạnh lùng, tỉnh táo của nhân vật Hà khiến người ta phải suy nghĩ, đó không còn là một hiện tượng lạ trong xã hội, bởi chính chị cô cũng là “sản phẩm” của mối tình trong sáng nhưng ngây thơ và dại dột. Trong truyện ngắn “Truyện trẻ con”, người đọc lại có dịp được chứng kiến thái độ tỏ ra dửng dưng, thờ ơ với tình yêu qua cách nói của nhân vật Hoàn. “Hoàn ơi, có thằng mết mày lắm đấy. Ở cùng tổ mày, nhà trên đường mày về. Mày đứng, nó

ngồi thì cao bằng nhau”. “Tao biết rồi, thằng Tường chứ gì? Thằng điên! Nó đáng tuổi em tao!”. “Á à, ai mà hiểu được, đời rắc rối lắm mày ạ!”. Hoàn đang mải miết chạy theo những cuộc tình không phân biệt tuổi tác, cô thích kiểu xưng hô là “ông” và “em” giống như trong tiểu thuyết. Song, khi nhận ra tình yêu chân thành mà Tường dành cho cô thì đã muộn. Giống như Hoàn, nhân vật Tưởng trong truyện ngắn “Tưởng” mạnh dạn phản đối chuyện hôn nhân sắp đặt theo kiểu ngày xưa, cô không thích Hiển, cô khăng khăng từ chối: “Cuối năm nhà này ai cưới nó thì cưới. Thời nay chứ có phải xưa đâu mà ép tui!”…Sau đó, chia tay với thứ tình yêu “sét đánh” trên Sài Gòn, Tưởng trở về quê, nhận ra tình yêu chân thành, thiêng liêng của Hiển dành cho mình bấy lâu nay, cô đã cảm động và chấp nhận lấy Hiển. Đó là một kết thúc mà người ta ít gặp trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, bởi, những câu chuyện tình yêu trong đó thường là cái gì đã qua đi, đang tan biến hay đơn thuần chỉ là sự chờ đợi khốn khổ.

Tóm lại, đây là một trong những giọng điệu nổi bật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Nó giúp cho người đọc thấy được tính cách con người trong cuộc sống đời thường. Soi vào đó, chúng ta biết tự điều chỉnh những hành vi ứng xử trong quan hệ cũng như hoàn thiện nhân cách.

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn phan thị vàng anh (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)