1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO " MỘT SỐ SUY NGHĨ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG " pot

59 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 646,72 KB

Nội dung

TRƯỜNG……………… KHOA…………… Báo cáo tốt nghiệp ĐỀ TÀI: MỘT SỐ SUY NGHĨ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG lê th ị thanh hà 1 1 MỘT SỐ SUY NGHĨ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG phần i một số vấn đề cơ bản về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất i. hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1. chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất: 1.1. chi phí sản xuất. lê th ị thanh hà 2 2 1.1.1. khái niệm về chi phí sản xuất . chi phí sản xuất là tổng các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm). để tiến hành quá trình sản xuất sản phẩm, cần chi dùng các chi phí lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. ba yếu tố này đưa vào quá trình sản xuất hình thành nên chi phí sản xuất. như vậy, các chi phí này chi ra để hình thành nên giá trị sản phẩm là một tất yếu khách quan. 1.1.2. phân loại chi phí sản xuất. để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, người ta phân loại chi phí sản xuất theo nhiều cách khác nhau: a).phân loại chi phí theo nội dung (tính chất) kinh tế của chi phí: theo cách phân loại này những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố chi phi , không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong quá trình sản xuất kinh doanh. phân loại theo cách này chi phí được chia thành các yếu tố sau: - chi phí nguyên liệu vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo trừ nguyên liệu, vật liệu bán hoặc xuất cho xdcb. - chi phí nhân công : ba gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo trước khi trừ các khoản giảm trừ. bao gồm cả chi phí bhyt, bhxh, kpcđ mà doanh nghiệp phải nộp nhà nước theo quy định. không bao gồm chi phí nhân công cho xdcb hoặc được bù đắp bằng các nguồn kinh phí khác như: đảng, đoàn ,các khoản chi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi. - chi phí khấu hao tscđ: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tscđ của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo. - chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong lỳ báo cáo như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh, các dịch vụ khác - chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí không thuộc các loại trên như: chi phí tiếp khách, hội nghị, thuê quảng cáo cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được trong quá trình sản xuất kinh doanh cần chi dùng những chi phí gì để từ đó phục vụ cho việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí . b) .phân loại chi phí theo công dụng kinh tế của các loại chi phí hay còn gọi là theo khoản mục giá thành sản phẩm: theo cach phân loại này, chi phí sản xuất được phân thành những khoản mục tương ứng với những khoản mục giá thành, những chi phí có chung công dụng kinh tế được xếp vào một khoản muc chi phí, không phân biệt tính chất kinh tế của chi phí đó như thế nào. theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất gồm có ba khoản mục chi phí: - chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: gồm có nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịc vụ. lê th ị thanh hà 3 3 - chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền công, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như bhxh, bhyt, kpcđ (các khoản trích trên tiền lương theo tỷ lệ quy định). - chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng như tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, các chi phí dịch vụ, lao vụ mua ngoài và chi phí khác thuộc phạm vi phân xưởng. cách phân loại này có tác dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế của sản phẩm theo khoản mục, tính toán chính xác giá thành thực tế của sản phẩm, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến giá thành sản phẩm, từ đó phục vụ cho công tác phân tích giá thành sản phẩm và giám sát việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. c) phân loại chi phí theo phạm vi sử dụng và vai trò của chi phí trong quá trình sản xuất: - chi phí cơ bản: là những chi phí thuộc các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như: chi phí nguyên liệu, vật liệu, tiền lương - chi phí quản lý phục vu: là những khoản chi phí có tính chất quản lý, phục vụ liên quan chung đến hoạt động sản xuất kinh doanh như: chi phí quản lý doanh nghiệp d) phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí : - chi phí khả biến: là khoản chi phí, về tổng số thay đổi, tỷ lệ với những biến đổi của mức độ hoạt động. trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí khả biến thường bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và một số khoản của chi phí sản xuất chung như nguyên liệu gián tiếp, dầu nhờn bôi trơn - chi phí bất biến: là các chi phí về tổng số không thay đổi, dù có sự thay đổi về mức độ hoạt động trong một phạm vi nhất định nào đó. - chi phí hỗn hợp: trên thực tế có những khoản chi phí bao gồm cả hai yếu tố khả biến và bất biến được gọi là chi phí hỗn hợp. loại chi phí này rất phổ biến như chi phí điện thoại, fax, sửa chữa, bảo chì 1.1.5.phân loại theo chức năng hoạt động : - chi phí cung cấp: là những chi phí dùng để mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị. - chi phí sản xuất : đó là những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: chi phí nvl trức tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - chi phí bán hàng: là toàn bộ những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa như : chi phí quảng cáo, hao hồng bán hàng, lương của bộ phần bán hàng - chi phí quản lý doanh nghiệp: đó là các chi phí liên quan đến quá trình quản lý và phục vụ của doanh nghiệp như: lương của cán bộ lãnh đạo, nhân viên quản lý, khấu hao tscđ phục vụ cho quản lý - chi phí nghiên cứu phát triển. - chi phí đầu tư xdcb. - chi phí hoạt động tài chính. - chi phí hoạt động bất thường. 1.1.6 phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí : - chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm bao gồm ba yếu tố: chi phí nvl ttrực tiếp, chi phí nhân công trực tíêp, chi phí sản xuất chung. lê th ị thanh hà 4 4 - chi phí thời kỳ: là những chi phí làm giảm lợi tức trong một thời kỳ như: chi phí lưu thông, chi phí quản lý. nó không gắn liền với các đơn vị sản phẩm mà gắn liền với quá trình bán ra và trong điều kiện này nó được xem như là phí tổn và được khấu trừ vào lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh 1.2. gíá thành sản phẩm : 1.2.1. khái niệm về giá thành sản phẩm: giá thành sản phẩm là tổng số biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao đông sống và lao động vật hóa tính cho một khối lượng sản phẩm (lao vụ ) nhất định đã hoàn thành. 1.2.2. các loại giá thành : a). xét theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành : - giá thành kế hoạch : là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh của kỳ kế hoạch, được xây dựng căn cứ vào các định mức và dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. nói một cách khác, giá thành kế hoạch là biểu hiện bằng tiền của tổng số các chi phí tính theo đinh mức và dự toán cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. - giá thành định mức: là một loại gía thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. gía thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng). giá thành định mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch. giá thành định mức là thước đo chính xác các chi phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất nhất định, tại những thời điểm nhất định. - giá thành thực tế : là giá thành được xác định sau khi đã hòan thành việc sản xuất sản phẩm, căn cứ vào các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. nó bao gồm tất cả các chi phí thực tế phát sinh trong đó có cả những chi phí vượt định mức, ngoài kế hoạch như các thiệt hại về sản phẩm hỏng, các thiệt hại do ngừng sản xuất. giá thành thực tế được xác định nhất thiết là phải theo số liệu kế toán. *.xét theo phạm vi phát sinh chi phí giá thành được chia ra - giá thành công xưởng: là toàn bộ hao phí của các yếu tố dùng tạo ra sản phẩm dịch vụ. trong đó bao gồm: nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. - giá thành toàn bộ: là chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ của doanh nghiệp. chỉ tiêu giá thành này được dùng để xác định lợi tức trước thuế của từng thứ sản phẩm, lao vụ giá thành toàn bộ = giá thành sản xuất + chi phí bán hàng + chi phí qldn chỉ tiêu giá thành có ý nghĩa trong lãnh đạo và quản lý kinh tế. giá thành là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tổng hợp, được dùng để đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh một cách tổng quát các mặt kỹ thuật, kinh tế, tổ chức của doanh nghiệp. phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao tích lũy cho doanh nghiệp. tính toán chính xác giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định giá bán hợp lý của sản phẩm, là cơ sở để kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao, tình hình thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ, là căn cứ để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. 1.2.mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: lê th ị thanh hà 5 5 giữa chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. chi phí thể hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết qủa của các quá trình sản xuất. đây là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình. xét về mặt chất thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau nhưng xét về mặt lượng thì chúng khác nhau ở những mặt sau: - chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí sản xuất phát sinh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến những chi phí có liên quan đến số sản phẩm hoàn thành hay chưa. giá thành sản phẩm là một số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. - chi phí sản xuất tính cho một kỳ, còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang. 1.3. nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - căn cứ đặc điểm tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩm và đơn vị tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp mà xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất cũng như đối tượng và phương pháp tinh giá thành phù hợp . - ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, kiểm tra tình hinh thực hiện các định mức tiêu hao lao động, vật tư, các dự toán chi phí phục vụ và quản lý sản xuầt nhằm thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động trong sản xuất cũng như trong quản lý; vạch ra được mức độ và nguyên nhân của những lãng phí và thiệt hại ở từng khâu sản xuất. - tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính toán chính xác và kịp thời giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. xác định kết quả hạch toán kinh tế nội bộ của các phân xưởng, bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. - lập các báo cáo về chi phí sản xuất kinh doanh theo chế độ quy định . ii. đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1.đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, và yêu cầu của công tác quản lý giá thành bởi thế đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí hoặc có thể là các đối tượng chịu chi phí. vậy đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là: - từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp - từng giai đoạn (bước) công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ - từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng hạng mục công trình - từng nhóm sản phẩm, bộ phận, chi tiết sản phẩm 2.đối tượng tính giá thành: việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành có thể là: - từng sản phẩm công việc, đơn đặt hàng hoàn thành . - từng lọai sản phẩm hòan thành, chi tiết, bộ phận sản phẩm. - từng công trình, hạng mục công trình. lê th ị thanh hà 6 6 căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất mà xác định đối tượng tính giá thành, đơn vị tính giá thành để cung cấp số liệu tính giá thành sản phẩm một cách kịp thời phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. * mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp cpsx và đối tượng tính giá thành sản phẩm: - đối tượng hạch toán tính chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm có nội dung khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. chúng giống nhau ở bản chất chung đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí và giá thành. tuy nhiên chúng cũng có những điểm khác nhau : - xác định đối tượng tâp hợp chi phí sản xuất : là xác định phạm vi phát sinh chi phí. còn đối tượng tính gía thành có liên quan đến kết quả của quá trình sản xuất . - một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gổm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại một đối tượng tính giá thành có thể bao gồm nhiều đối tượng tập hợp chi phí. 3.phương pháp hạh toán chi phí sản xuất : - phương pháp hạch toán chi phí theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm: khi áp dụng phương pháp này thì giá thành sản phẩm được xác định bằng các tổng cộng chi phí sản xuất của các chi tiết hay các bộ phận cấu thành nên sản phẩm. phương pháp này khá phức tạp cho nên được áp dụng ở những doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hóa cao, sản xuất ít loại sản phẩm hoặc mang tính chất đơn chiếc, ít chi tiết cấu thành sản phẩm. - phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm: theo phương pháp này các chi phí phát sinh sẽ được tập hợp và phân loại cho từng sản phẩm riêng biệt không phụ thuộc vào tính phức tạp của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất. trong trường hợp quy trình chế biến sản phẩm trải qua nhiều phân xưởng khác nhau thì các chi phí sẽ được tập hợp theo từng phân xưởng. trong đó các chi phí sản xuất trực tiếp được tính cho từng sản phẩm còn các chi phi sản xuất chung thì phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức phân bổ phù hợp . - phương pháp hạch toán chi phí theo nhóm sản phẩm : theo phương pháp này các chi phí phát sinh được tập hợp theo nhóm sản phẩm cùng loại. phương pháp này thường được áp dụng trong các xí nghiệp đóng giày, may mặc, dệt kim - phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: theo phương pháp này các chi phí sản xuất được tập hợp và phân loại theo từng đơn đặt hàng riêng biệt. khi đơn đặt hàng hoàn thành thì giá thành của sản phẩm là tổng hợp chi phí tập hợp được. phương pháp này được áp dụng trong các dn sản xuất đơn chiếc như xí nghiệp cơ khí chế tạo, sửa chữa . - phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị sản xuất: theo phương pháp này chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn vị, phân xưởng, tổ đội. sau đó chi phí sản xuất được tập hợp theo đối tượng chịu chi phí. khi áp dụng phương pháp này giá thành sản phẩm có thể được xác định bằng phương pháp trực tiếp hay tổng cộng chi phí. - phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ: theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân bổ theo từng giai đoạn công nghệ. phương pháp này được áp dụng ở xí nghiệp mà toàn bộ công nghệ sản xuất được chia thành nhiều giai đoạn và nvl chính được chế biến liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối theo một quy trình nhất định. 4. phương pháp tính giá thành sản phẩm: - phương pháp trực tiếp (giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất vơí khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. giá thành đơn vị sản phẩm theo phưong pháp này được tính bằng lê th ị thanh hà 7 7 cách trực tiếp, lấy số chi phí sản xuất sản phẩm tập hợp được chia cho số lượng sản phẩm sản xuất ra. nếu có ản phẩm dở dang thì loại trừ hoặc tính nhập vào số chi phí giá trị sp dở dang đầu kỳ + chi phí sx phát sinh trong kỳ _ chi phí sx dở dang cuối kỳ giá thành đơn vị sp số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ - phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí là các chi tiết, bộ phận sản phẩm, giai đoạn công nghệ, phân xưởng, nhưng đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng. giá thành sản phẩm được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất của các chi tiết, bộ phận cấu thành sản phẩm, hoặc tổng cộng chi phí của các giai đoạn sản xuât, phân xưởng tham gia qua trình chế tạo sản phẩm. - phương pháp hệ số : được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. theo phương pháp này trước hết phải căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào khoản chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. - phương pháp tỷ lệ : trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau. để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thưc tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức)để tính ra giá thành sản phẩm từng loại. - phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ : đối với các dn mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. giá thành sp chính = giá trị sp dở dang đầu kỳ + chi phí sx phát sinh trong kỳ _ giá trị sp dở dang cuối kỳ _ giá trị sản phẩm phụ - phương pháp liên hợp: là phương pháp áp dụng trong những dn có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính gía thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tể lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ. iii.hạch toán và phân bổ các chi phí sản xuất. 1. hạch toán và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: chi phí nvl trực tiếp bao gồm giá trị nvl chính, nvl phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ cho các đối tượng có liên quan. đối với nvl chính ta có thể phân bổ theo hệ số, tỷ lệ với định mức tiêu hao hoặc tỷ lệ lê th ị thanh hà 8 8 với trọng lượng sản phẩm. còn đối với vật liệu phụ có thể phân bổ theo định mức tiêu hao tỷ lệ với nvl chính. để tập hợp và phân bổ chi phí nvl trực tiếp, kế toán sử dụng tk 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nvl trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. *kết cấu: bên nợ: giá trị thực tế nvl xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. bên có: - giá trị thực tế nvl sử dụng không hết nhập lại kho. - kết chuyển, phân bổ vào tài khoản 154 “ chi phí sản xuất dở dang” tk 621 cuối kỳ không có số dư, tk 621 có thể đưọc mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành. 1.1. đối với phương pháp kê khai thường xuyên :  phương pháp hạch toán: - trong kỳ, khi xuất nl,vlc,vl phụ sử dụng cho trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm nợ tk 621 : chi phí nl,vl trực tiếp có tk 152 : nguyên liệu, vật liệu - trường hợp nl,vl xuất cho sxkd nhưng sử dụng không hết, nhập lại kho, ghi: nợ tk 152 : nguyên liệu, vật liệu có tk 621 : chi phí nl,vl trực tiếp - cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phínl,vltt theo đối tưọng tập hợp chi phí , ghi: nợ tk 154 : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có tk 621 : chi phí nl,vltt việc tổng hợp và phân bổ chi phí nl,vl, công cụ, dụng cụ được thực hiện trên “bảng phân bổ nl,vl,cc,dc”. sau đó căn cứ trên bảng này để vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết có liên quan. sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( theo phương pháp kê khai thường xuyên ) tk 152,111,112,331,141 tk 621 tk 152 gtrị nvltt dùng sxsp vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho tk 154 cuối kỳ k/c gtrị nvltt vào gtrị sp 1.2. đối với phương pháp kiểm kê định kỳ: chi phí nl,vl phản ánh trên tk này được ghi một lần vào cuối kỳ kế toán. cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê và xác định giá trị từng thứ nl,vl tồn kho cuối kỳ. sau đó, căn cứ kết qủa kiểm kê cuối kỳ trước, cuối kỳ này và nl,vl nhập trong kỳ để xác định giá trị nl,vl xuất kho theo công thức: lê th ị thanh hà 9 9 trị giá xuất trong kỳ = trị giá nhập trong kỳ + trị giá tồn đầu kỳ _ trị giá tồn cuối kỳ nợ tk 621 : chi phí nl.vltt (ghi trị giá xuất trong kỳ) có tk 611(6111) : mua hàng cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nl,vltt vào giá thành sản xuất, ghi: nợ tk 631 : giá thành sản xuất có tk 621 : chi phí nl,vltt sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ ) tk 152 tk 611 tk 152 tk 621 tk 631 xxx k/c gtri vltồn k/c gtri vl tồn cuối kỳ k/c gtrị nvl kho đầu kỳ kho cuối kỳ vào gthành spsx tk111, 112, 331 giá trị nl,vl sử dụng cho sản xuất trong kỳ gía trị thực tế nl,vl mua vào trong kỳ 2. hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp (nctt) là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ, như tiền lương chính, tiền lượng phụ, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương như bhxh, bhyt, kpcđ. chi phí nctt được tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ, dịch vụ chủ yếu bằng phương pháp trực tiếp. trường hợp chi phí này có liên quan đến nhiều loại sản lhẩm, lao vụ mà không thể tính trực tiếp được cho từng loại sản phẩm thì mới áp dụng phương pháp phân bổ. phương pháp phân bổ thường sử dụng là phân bổ theo tiền lương định mức của từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ,hoặc phân bổ theo tỷ lệ với khối lượng sản phẩm. [...]... hà báo cáo kế toán 23 24 b tình hình thực tế về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cao su đà nẵng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của công ty vì vậy hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là nhiệm vụ trọng tâm của phòng kế toán. .. toán, kế toán tiến hành tính giá thành của bán thành phẩm trước ii .tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành bán thành phẩm 1 tâp hợp chi phí sản xuất hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng xí nghiệp cán luyện tiến hành sản xuất bán thành phẩm thích hợp và cân đối về mặt số lượng sản xuất để phục vụ đủ cho việc sản xuất sản phẩm ví dụ: sản xuất lốp xe đạp thì cần các loại bán thành phẩm. .. 32 các bán thành phẩm, sau khi được xí nghiệp cán luyện sản xuất hòan thành được nhập vào kho công ty, từ kho công ty mới xuất cho các xí nghiệp khác để sản xuất sản phẩm iii .tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1 kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.1xác định và đánh giá sản phẩm dở dang: để xác định lượng bán thành phẩm, nguyên vật liệu dùng vào sản xuất sản phẩm hàng... tính giá thành chủ yếu là sản phẩm hoàn thành, còn bán thành phẩm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành chỉ tính phần chi phí nvl để sản xuất ra bán thành phẩm; còn các chi phí khác lại phân bổ ở giai đoạn sản xuất ra sản phẩm phương pháp tính giá thành là phương pháp phân bước kỳ tính giá thành được tính theo từng tháng  các loại nvl mà công ty hiện đang sử dụng: có 5 loại nvl sau : - cao su các... thanh hà = giá thành định mức sản phẩm + _ chênh lệch do thay đổi định mức + _ chênh lệch so với định mức 14 15 phần ii tình hình thực tế về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cao su đà nẵng lê thị thanh hà 15 16 a một số đặc điểm của công ty cao su đà nẵng i quá trình hình thành và phát triển : công ty cao su đà nẵng được đổi tên từ nhà máy cao su đà nẵng theo... và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty sao su đà nẵng với loại hình sản xuất hành loạt, khối lượng lớn, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, có sản xuất bán thành phẩm (btp), và tiếp tục chuyển sang giai đoạn sản xuất tiếp theo nên đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ sản xuất ra bán thành phẩm và sản phẩm đối tượng tính. .. tổng hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tk 622 “ chi phí nhân công trực tiếp” tk này dùng để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành * kết cấu: bên nợ : chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ bên có : kết chuyển và phân bổ vào tài khoản 154 tài khoản này không có số dư cuối kỳ và. .. định giá trị sản phẩm dở dang 3 .tính giá thành sản phẩm: sau khi tổng hợp toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã xác định và đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm sau đây là các phương pháp tính giá thành của một số lọai hình chủ yếu a) tính giá sản phẩm đối với dn có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn: phương pháp... để sản xuất ra sản phẩm tính chi phí bán thành phẩm dùng vào sản xuất bằng cách xác định số lượng bán thành phẩm dùng vào sản xuất sản phẩm và đơn giá bán thành phẩm xuất dùng trong tháng số lượng bán thành phẩm sử dụng trong tháng được xác định bằng số liệu thống kê hàng tháng thông qua “bảng phân bổ bán thành phẩm, nguyên vật liệu” sử dụng cho sản xuất sản phẩm ( biểu số 5) đơn giá bán thành phẩm xuất. .. , ngoài chi phí về nguyên vật liệu còn có các chi phí khác như tiền lương công nhân sản xuất, bhxh tính theo lương, chi phí quản lý phân xưởng như khấu hao máy móc thiết bị, tiền lương quản lý , nhưng khi tính giá thành bán thành phẩm, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty chỉ tính chi phí nguyên vật liệu bởi vì kế toán quan niệm rằng bán thành phẩm này không bán ra ngoài, chỉ xuất dùng . MỘT SỐ SUY NGHĨ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG phần i một số vấn đề cơ bản về công tác hạch toán. KHOA…………… Báo cáo tốt nghiệp ĐỀ TÀI: MỘT SỐ SUY NGHĨ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG lê th ị . kỳ, thì chi phí sản xuất được tập hợp vào tk631” giá thành sản phẩm . tk này dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ở các đơn vị sản xuất. tk

Ngày đăng: 27/07/2014, 07:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w