LS và CLS lao hạch bạch huyết ngoại vi Lao hạch bạch huyết ngoại vi là một bệnh viêm mãn tính ở hệ thồng hạch bạch huyết ngoại vi do trực khuẩn lao gây nên, thường gặp ở trẻ em và thanh niên. I. Lâm sang: 1.Toàn thân: - BN có thể không có biểu hiện toàn thân hoặc có thể bị sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi, ăn kém, gầy sút cân…BN bị lao hạch có thể kèm theo tổn thương các cơ quan khác: lao màng não, lao phổi, … - Bệnh có thể tiến triển sau một đợt dùng Corticoid kéo dài hoạc cũng có thể gặp sưng hạch lặng lẽ mà không có biểu hiện toàn thân. 2.Tạị chỗ: 2.1.Thể điển hình: - Vị trí tổn thương: hay gặp nhất là lao hạch vùng cổ(80%) ở các vị trí: + Bờ trước và bờ sau cơ ức đòn chũm. + Ngoài ra có thể gặp ở các vị trí khác như: hạch góc hàm, hạch thượng đòn, hạch hố nách… - Biểu hiện: + Hạch có đk : 1 đến vài cm, mật độ chắc, có thể hơi đau, đôi khi có thể viêm ở xung quanh hạch, da ở vùng hạch bình thừơng, thường hay bị một chuỗi hạch. + Thể bã đậu: hạch thường sưng to, da đỏ. . Nếu không được điều trị hạch bị nhũn ở giữa sau đó toàn thể hạch bị nhuyễn, da trên hạch bị phù nề, màu đỏ, tím ở giữa rồi vỡ mủ màu vàng. . Nếu nặn có thể thấy chất bã đậu lổn nhổn. Bờ lỗ dò nham nhở, màu tím, rỉ nước vàng liên tục, rất lâu liền. . Sau một thời gian(được điều trị hoặc không được điều trị) hạch có thể tự liền sẹo dúm dó xấu xí, thỉnh thoảng lại có đợt dò mủ. + Bệnh tiến triển kéo dài, có từng đợt bùng phát sưng hạch, rồi dò mủ thuyên giảm. Các hạch dính với nhau và dính với tổ chức xung quanh. Da bên ngoài hạch thường có nhiều sẹo và thường có lỗ dò. 1.2. Thể không điển hình: - Lao hạch toàn thể: Hạch nổi khắp toàn thân và nội tạng, BN sốt cao kéo dài, gầy sút cân nhanh. - Thể giả U: Hạch sưng to, rắn chắc, going như khối U. II- Cận lâm sàng: 1. Phản ứng Mantuox: - Tuberculin OT và PPD có giá trị gợi ý chẩn đoán khi phản ứng Mantuox mới chuyển sang (+) hoặc (+) mạnh(2R cục sẩn >15mm) - Lao hạch phản ứng Mantuox (+) mạnh - Viêm hạch do Mycbacteria không điển hình: Phản ứng Mantuox (+) yếu 2. Sinh thiết hạch chẩn đoán mô bệnh học: - Có ý nghĩa quyết định chẩn đoán - Thấy hình ảnh nang lao với các TB viêm đặc hiệu và có hoại tử bã đậu trung tâm. 3.Cấy BK: - Đây cũng là tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định - Lấy dịch hoặc mủ hút ra ở trong hạch nuôi cấy trong môi trường Loewen Stein 4. Chọc hạch làm hạch đồ: - Thấy các tế bào viêm đặc hiệu cũng có tác dụng gợi ý chẩn đoán: + Khi tế bào học thấy đủ các thành phần của nang lao thì chẩn đoán xác định là: Lao hạch + Khi chỉ thấy tế bào bán liên và lymphô bào thì chẩn đoán: Lao không điển hình + Chỉ có các lymphô bào thì chẩn đoán: Viêm hạch mãn tính 5. X-quang: Đôi khi có ý nghĩa chẩn đoán nếu có hạch sưng kèm theo tổn thương lao phổi. III- Hàm lượng , liều lượng, tác dụng phụ của thuốc S,R,H,Z : 1. Streptomycin(S.Stm) - Tác dụng: Diệt BK ngoại bào - Gồm S.sulphat và S.dihydro - Hàm lượng: lọ 1 g - Liều lượng: 15g/kg/24h > 45 tuổi ( nặng < 50 kg) : 0,7g/kg/24h > 60 tuổi : 0,5 g/kg/24h - TDP: + Dị ứng ,soc phản vệ. + tổn thương thận(ống thận ) + độc với dây VIII(gây HC tiền đình, điếc). . S.sulphat gây tổn thương tiền đình tai. . Với S.dihydro gây tổn thương ốc tai ,điếc không hồi phục . + Phù Quick. + Tê quanh môi. 2. Rifampicin(R,Rmp). - Tác dụng: Diệt và triệt khuẩn cả nội bào và ngọai bào BD: Rifampin,Rimactan… - Hàm lượng: Viên 150mg, 300mg - Liều lượng: 10mg/kg/24h tổng liều không quá 600 mg/24h. VD: 50kg cho 500mg/24h. Nếu >60kg chỉ cho 600mg/24h - TDP: + Gây viêm gan vàng da ứ mật : nhất là khi dùng Rimifon với người có bệnh gan mật,nghiện rượu và khi sử dụng kết hợp với INH. + gây hoại tử gan, hôn mê gan, tan máu huyết tán ,suy thận cấp,sốc. + Nêu nhẹ thì gây rối loạn tiêu hóa, HC giả cúm, dị ứng…. 3. Isoniazit (INH,H) - Tác dụng: Diệt khuẩn nội bào và ngoại bào BD: Rimifon - Hàm lượng: + Viên nén: 50 - 100 - 300mg + Ống tiêm 2ml chứa 5mg - Liều lượng: + Người lớn: Liều tấn công 5mg/kg/24h dùng hằng ngày Liều củng cố 12-15mg/kg/24h dùng 2→3 lần/tuần Với Rimifon : + Người lớn(>30kg) chia đều 300mg/24h + Trẻ em: 8→10mg/kg Lưu ý: cho thêm B2 và B6 liều = 1/10 liều Rimifon - TDP: + Dị ứng thuốc. + viêm gan nhất là dùng với Rifamycin. + viêm đa rễ + RL tâm thần. + tăng tiết mồ hôi, RL tiêu hóa, nổi mụn trứng cá…. 4. Pyrazynamid (Z,PZA) - Tác dụng: Diệt và triệt khuẩn nội bào - Hàm lượng: viên 500mg - Liều lượng: Tấn công: 15->25mg/kg/24h Củng cố: 50mg/kg/24h - TDP: + Viêm gan. + RL tiêu hóa. + đau khớp, Gout… . LS và CLS lao hạch bạch huyết ngoại vi Lao hạch bạch huyết ngoại vi là một bệnh vi m mãn tính ở hệ thồng hạch bạch huyết ngoại vi do trực khuẩn lao gây nên, thường gặp ở trẻ em và thanh. nhất là lao hạch vùng cổ(80%) ở các vị trí: + Bờ trước và bờ sau cơ ức đòn chũm. + Ngoài ra có thể gặp ở các vị trí khác như: hạch góc hàm, hạch thượng đòn, hạch hố nách… - Biểu hiện: + Hạch. phát sưng hạch, rồi dò mủ thuyên giảm. Các hạch dính với nhau và dính với tổ chức xung quanh. Da bên ngoài hạch thường có nhiều sẹo và thường có lỗ dò. 1.2. Thể không điển hình: - Lao hạch toàn