Bệnh ống động mạch Mạch corrigan tương ứng với áp lực mạch (Hiệu giữa HA tâm thu và tâm trương), hiệu áp cao sẽ gây ra mạch corrigan, tức là mạch đập rất mạnh, kèm theo sau đó là xẹp hoàn toàn. Ví dụ trong hở valve chủ là 1 nguyên nhân điển hình gây ra mạch Corrigan. Trong còn ống động mạch giai đoạn đầu, máu sẽ chảy từ động mạch chủ sang động mạch phổi, rồi sau đó quay trở lại thất trái rồi tiếp tục được tống ra lại theo 1 vòng luẩn quẩn như vậy, bệnh nhân sẽ thấy khó thở do 1 lượng máu quá lớn đến phổi, mình không thấy có lý do gì gây ra tăng áp lực mạch ở đây, nên không có mạch corrigan ở giai đoạn này. Nhưng sau đó, nếu không điều trị, tình trạng tăng áp phổi tái diễn sẽ làm đổi shunt (hội chứng Eissenmenger), máu sẽ chảy từ động mạch phổi qua lỗ thông và về động mạch chủ ở thời kỳ tâm thu (làm tăng thể tích tống máu và tăng HA tâm thu) nên sẽ làm tăng áp lực mạch, gây mạch corrigan. Thắc mắc: không biết trong hội chứng Eissenmenger (đổi shunt thành phải - trái), thời kỳ tâm thu, máu chảy chừ phải sang trái, vậy thời kỳ tâm trương chảy theo hướng nào nhỉ? Nếu chảy theo hướng ngược lại (trái sang phải) thì càng làm thuyết phục thêm giải thích trên, còn nếu vẫn chảy từ phải sang trái thì có thể phải xem lại. Vì nếu không, thì làm tăng cả huyết áp tâm thu và cả tâm trương, nên không gây tăng áp lực mạch, trên lâm sàng chỉ có biểu hiện mạch mạnh (hay còn gọi là mạch dội, Bounding pulse), chứ không phải là mạch corrigan. Bản chất mạch Corrigan là chênh áp giữa tâm thu và tâm trương rộng, thường trên 50 mmHg(Dấu Hill). Trong đó trị số huyết áp tâm trương thường giảm (<70 mmHg) mới có mạch Corrigan (mạch nảy mạnh, chìm sâu: Chìm sâu là do mất trương lực mạch, bình thường trong thời kỳ tâm trương vẫn còn áp lực mạch duy trì khẩu kính động mạch gọi là trương lực mạch). Còn trong THA dù chênh áp >50 mmHg nhưng trị số HATTr không giảm nên không có mạch Corrigan. Trong còn ống động mạch, có 5 phân độ về PDA - Câm: Chỉ phát hiện bằng siêu âm tim - Nhỏ: Thổi liên tục hạ đòn trái, không gây biến đổi huyết động -Vừa: Thổi liên tục, Chênh áp động mạch như hở van ĐMC, thất trái lớn và tăng áp phổi thụ động - Lớn: thường có HC Eisenmenger - HC Eisenmenger: không còn thổi liên tục, Tăng áp ĐM Phổi nặng, khó thở và tím tái tùy mức độ. Như vậy, mạch Corrigan xảy ra trong giai đoạn chưa đảo shunt, khi áp lực tâm trương giảm do máu chảy từ ĐmC qua động mạch phổi trong thời kỳ tâm trương (vì giai đoạn này áp lực ĐMP < ĐMC)( gần giống van ĐMC đóng không kín trong thời kỳ tâm trương trong Hở van ĐMC) và áp lực tâm thu tăng do tăng cung lượng máu về tim trái. Giai đoạn đảo shunt (HC Eisenmenger) triệu chứng mạch Corrigan không còn rõ. . điển hình gây ra mạch Corrigan. Trong còn ống động mạch giai đoạn đầu, máu sẽ chảy từ động mạch chủ sang động mạch phổi, rồi sau đó quay trở lại thất trái rồi tiếp tục được tống ra lại theo. Bệnh ống động mạch Mạch corrigan tương ứng với áp lực mạch (Hiệu giữa HA tâm thu và tâm trương), hiệu áp cao sẽ gây ra mạch corrigan, tức là mạch đập rất mạnh, kèm. Eissenmenger), máu sẽ chảy từ động mạch phổi qua lỗ thông và về động mạch chủ ở thời kỳ tâm thu (làm tăng thể tích tống máu và tăng HA tâm thu) nên sẽ làm tăng áp lực mạch, gây mạch corrigan. Thắc