Ấn chương Việt Nam - Đặc điểm bộ ấn kiềm ở phủ Tôn nhân thời Nguyễn doc

10 509 2
Ấn chương Việt Nam - Đặc điểm bộ ấn kiềm ở phủ Tôn nhân thời Nguyễn doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ấn chương Việt Nam - Đặc điểm bộ ấn kiềm ở phủ Tôn nhân thời Nguyễn Phủ Tôn nhân 宗人府 là cơ quan quản lý hoàng tộc tồn tại từ các vương triều trước nhà Nguyễn. Khi Gia Long lên ngôi chính thức lập ra phủ Tôn nhân triều Nguyễn. Người đứng đầu phủ Tôn nhân do nhà vua trực tiếp đặt cử, Tôn nhân lệnh là chức cao nhất, được coi trọng hơn cả đại thần trật nhất phẩm, dưới là chức Tả và Hữu Tôn nhân hàm chánh nhị phẩm, tiếp đến Tả và Hữu Tôn khanh lấy một văn một võ hàm tam phẩm trong tôn thất. Dưới nữa là chức Tả, Hữu Tá lý đều lấy chức Lang trung ở bộ Lại và bộ Lễ là người Tôn thất kiêm giữ, các chức Tư giáo, Tộc trưởng, Thừa biện ty mỗi hệ một người giúp việc ở phủ. Thời vua Minh Mệnh, Hoàng tử Nguyễn Miên Tông (Tức vua Thiệu Trị sau này) được vua cha cho đứng đầu quản lãnh phủ Tôn nhân. Chức năng của phủ Tôn nhân là phân biệt trật tự hàng chiêu mục, ghi chép họ hàng ai gần ai xa, nuôi nấng chu cấp trẻ em mồ côi, thưởng cấp cưới xin ma chay v.v… trong họ nhà vua. Những dịp lễ, tết hàng năm Tôn nhân phủ phải thực hiện theo đúng quy định đã ban hành về nghi thức, nhân sự, trang phục v.v… việc phụng mệnh biên soạn Ngọc diệp tôn phả và mọi nghi thức khác trong Hoàng tộc đều do phủ Tôn nhân đảm nhiệm. Chủ trương “Thân thân” của các vua Nguyễn thể hiện rõ ở sự ưu đãi đặc biệt trong Hoàng tộc. Hoàng tử, Hoàng thân và người trong Hoàng tộc đều hưởng chế độ riêng biệt, từ việc đặt tên, phong cấp, phong tước, ban lộc nhất nhất đều được Hoàng đế quan tâm và phủ Tôn nhân thực hiện. Hầu hết người trong Hoàng tộc đều nắm những trọng trách chủ yếu ở lục Bộ, lục Tự, chư nha, hệ thống giám sát, ở chính quyền cấp tỉnh và hệ thống kế cận nhà vua. Ấn chương ở phủ Tôn nhân triều Nguyễn có những nét đặc thù riêng không giống các cơ quan khác, phủ Tôn nhân được ban cấp một bộ ấn kiềm dùng cho cả Hoàng tộc. Khi làm tờ khải, biểu lên Hoàng đế, hoặc công việc với các cơ quan ngang hàng hoặc công văn truyền xuống cấp dưới, tức là tất cả các việc công hay những việc trong Hoàng tộc, phủ Tôn nhân đều sử dụng bộ ấn kiềm Tôn nhân phủ ấn. Điểm đặc biệt là các Hoàng tử, Hoàng thân, chư công trong phủ Tôn nhân khi được phong tước, tập tước mỗi người đều được ban ấn riêng cùng cặp và sách phong. Hoặc cá biệt Hoàng tử, Hoàng thân được ban ấn riêng ngoài lệ chung,những ấn tín này đại diện cho mỗi phủ đệ riêng của Hoàng tử, Hoàng thân, chư công trong văn bản giấy tờ ở tất cả các công việc riêng và chung. Ngay từ thời Gia Long phủ Tôn nhân đã được ban cấp bộ ấn kiềm Tôn nhân phủ ấn, các đời vua Nguyễn sau đó còn làm tiếp những ấn gần như ấn cũ để lưu giữ, hoặc ban thêm cho phủ Tôn nhân ấn mới loại nhỏ để dùng vào công việc khác. Sử cũ ghi: “Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) dụ chuẩn: Lấy giờ tốt đúc chế một quả ấn bằng bạc cho Tôn nhân phủ 2 tầng, núm chạm con kỳ lân, vuông 2 tấc 1 phân, dày 3 phân 6 ly. Một dấu kiềm cũng bằng bạc… khi đúc xong vẫn giao cho Nội các cất giữ, đợi sau ban cấp sử dụng”[186]. Hay đời Thiệu Trị năm đầu vua cũng sai nha Hữu tư theo kiểu mẫu làm cho phủ Tôn nhân một ấn và kiềm nhỏ bằng ngà để khi đi theo hộ giá tuần hạnh vài ba ngày trở lên, viên quan của phủ Tôn nhân mang theo để dùng, khi về lại phong khóa cất một nơi[187]. Trên các văn bản chữ Hán trong Châu bản triều Nguyễn chúng tôi thấy xuất hiện rất nhiều hình dấu lớn Tôn nhân phủ ấn và kiềm nhỏ Tôn nhân trong các tập sách khác nhau, qua nhiều đời vua thời Nguyễn khác nhau. Chúng tôi thấy những con dấu này có sự thay đổi, không phải thay đổi về ngoại hình, hoa văn, … mà điều đặc biệt ở đây là sự thay đổi hoàn toàn chữ “Tôn” trong dấu: Hai chữ “Tôn” khác nhau đồng âm những khác tự dạng. Trong Châu bản triều Nguyễn, tính từ đời Gia Long đến trước đời Đồng Khánh, dấu của phủ Tôn nhân có hình vuông, mặt dấu có kích thước 9x9cm, viền vòng ngoài để cỡ 0,7cm. 4 chữ Triện bên trong xếp vuông góc cỡ 3x3cm, đó là 4 chữ Tôn nhân phủ ấn 宗人府印 (ấn của phủ Tôn nhân). (H. 119) Hình dấu Kiềm của phủ Tôn nhân cùng đi liền với dấu lớn trên. Dấu kiềm hình vuông, kích thước 2x2cm, bên trong khắc 2 chữ Triện vuông theo hình chữ nhật để cân đối với bố cục dấu hình vuông, đó là hai chữ Tôn nhân 宗人[188]. (H. 120) Ở quyển 2 - Đồng Khánh trong Châu bản triều Nguyễn lại thấy xuất hiện dấu Tôn nhân phủ ấn mới. Ở con dấu này bố cục chữ không thay đổi, nhưng chữ “Tôn” 宗 đã được thay thế bằng chữ “Tôn” 尊. Bốn chữ trong dấu đời Đồng Khánh là Tôn nhân phủ ấn 尊人府印. (H. 121) Ở dấu kiềm cũng có thay đổi, Kiềm dấu đời Đồng Khánh có kích thước nhỏ hơn dấu đời trước, và điều khác biệt là chữ “Tôn” 宗 trong dấu cũng được thay bằng chữ “Tôn” 尊. Hai chữ trong dấu kiềm đời Đồng Khánh là Tôn nhân 尊人. (H. 122) Như vậy chúng ta thấy ý nghĩa 2 chữ “Tôn” khác hẳn nhau: Chữ “Tôn” 宗 nghĩa là tông tộc; còn chữ “Tôn” 尊 nghĩa là tôn kính. Sức khác nhau rõ rệt của hai hình dấu này, phải chăng là sự khác biệt về quan điểm, lập trường chính trị của vua Đồng Khánh và những ông vua Nguyễn trước đó, trước biến cố của xã hội Việt Nam đương thời, khi người Pháp đã thôn tính gần xong nước Đại Nam của các vua Nguyễn? Năm 1895 khi ra đi vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết có mang theo một số ấn triện quí như Ngự tiền chi bảo v.v… Do vậy dưới sức ép của người Pháp, khi tổ chức lại chính quyền, thay đổi ít nhiều thang quan chế, Đồng Khánh có làm lại và thay đổi một số ấn triện. Cho nên không chỉ một ấn Tôn nhân phủ ấn có thay đổi mà một số ấn triện khác cũng có thay đổi theo. Lật giở những trang chữ Hán đời Thành Thái trong Châu bản triều Nguyễn, chúng tôi lại thấy xuất hiện một loạt dấu lớn Tôn nhân phủ ấn và Kiềm dấu Tôn nhân. Những dấu này có kích thước 7,2x7,2cm, còn tự dạng thì tất cả giống y như dấu Tôn nhân phủ ấn và Kiềm dấu Tôn nhân ở các đời vua trước đời Đồng Khánh. Như vậy vua Thành Thái đã dùng chữ “Tôn” 宗 của tiên đế mình và bỏ chữ “Tôn” 尊 của đời Đồng Khánh trong dấu Tôn nhân phủ ấn và Kiềm dấu Tôn nhân[189]. Như chúng ta đã biết ấn triện có gắn bó mật thiết với tổ chúc hành chính quan chế triều Nguyễn, do vậy suy ngược lại vấn đề thì việc tổ chức, quan chế đời Thành Thái cũng có ít nhiều thay đồi (?) Ở đây chúng tôi chỉ xin cung cấp một số cứ liệu và những nhận định chung như vậy, còn việc đánh giá, khẳng định v.v… xin dành cho các nhà viết sử. . Ấn chương Việt Nam - Đặc điểm bộ ấn kiềm ở phủ Tôn nhân thời Nguyễn Phủ Tôn nhân 宗人府 là cơ quan quản lý hoàng tộc tồn tại từ các vương triều trước nhà Nguyễn. Khi Gia Long. thời Gia Long phủ Tôn nhân đã được ban cấp bộ ấn kiềm Tôn nhân phủ ấn, các đời vua Nguyễn sau đó còn làm tiếp những ấn gần như ấn cũ để lưu giữ, hoặc ban thêm cho phủ Tôn nhân ấn mới loại nhỏ. tộc, phủ Tôn nhân đều sử dụng bộ ấn kiềm Tôn nhân phủ ấn. Điểm đặc biệt là các Hoàng tử, Hoàng thân, chư công trong phủ Tôn nhân khi được phong tước, tập tước mỗi người đều được ban ấn riêng

Ngày đăng: 26/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan