Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
1,03 MB
Nội dung
Ấn chương Việt Nam - CHƯƠNG IV TÍN KÝ, KÝ VÀ ẤN TƯ NHÂN THỜI NGUYỄN I. Tín Ký và Ký với dấu tên riêng Sự đa dạng của ấn chương còn thể hiện trong loại hình ấn triện nhỏ mà chúng tôi tạm đặt là Tín Ký 信記 và Ký 記. Ngay từ thời Gia Long, tất cả các quan tướng lớn nhỏ trong triều ngoài kinh ai cũng được phép tự chế tạo một quả ấn nhỏ cho riêng mình. Việc tạo ấn này mang tính tự do giống với ấn tư nhân trên mọi lĩnh vực ngoài xã hội. Chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, dẫn đến ảnh hưởng trong việc quản lý của chính quyền từ trung ương xuống địa phương. Đến năm Minh Mệnh thứ 7 (1826) quy chế về Tín Ký bắt đầu được chú ý. Sử cũ chép: “Đình thần tâu: Trước nay các quan viên trong triều ngoài quận được giao cho ấn, triện, Quan phòng đều đã có phép nhất định. Duy có việc dùng Ký Triện riêng tự ý chế tạo, thể thức chế khác nhau, chưa đủ để phân biệt tôn ty mà tín nhiệm được, xin định cho cách thức thể chế”[272]. Theo thống kê của chúng tôi, chữ Triện khắc trên tất cả các ấn riêng của các quan viên này thường là: TÍNH DANH + TÍN KÝ, hoặc TÍNH DANH + KÝ, có rất ít chức danh không Tín Ký. Còn Ký Triện là từ dành cho cấp tổng, xã, đầu đời Minh Mệnh chưa có quy chế về loại hình ấn này, nên ở Minh Mệnh chính yếu gọi Ký Triện riêng (hoặc cách gọi của người dịch). Theo chúng tôi phải đặt loại ấn tên riêng này là loại TÍN KÝ hoặc KÝ mới đúng. Cũng vào năm 1826, quy chế về loạt hình Tín Ký và Ký chính thức ban hành: “Năm thứ 7, phúc chuẩn cho quan viên văn vũ từ Tứ phẩm trở lên được chế riêng một quả ấn triện vuông ngà hay gỗ tùy ý, Triện khắc chữ Tên họ mỗ tín ký. Nhất, Nhị phẩm dài 1 tấc 4 phân, ngang 1 tấc 3 phân, Tam, Tứ phẩm dài 1 tấc 2 phân, ngang 1 tấc 1 phân đều cho đóng dấu son… những việc riêng, chuẩn cho dùng Triện riêng mới chế, đóng vào bên dưới chữ ngày mỗ trong dòng niên hiệu, còn từ Ngũ phẩm trở xuống, vẫn cho dùng Ký Triện bằng mực như trước”[273]. 1. Tín Ký Tín Ký là ấn dấu chứng nhận cho một số văn bản mang tính chất khu vực, có giá trị lớn đối với địa phương mà chức quan đó quản hạt, cũng như có hiệu lực đối với quan lại và thuộc viên cấp dưới. Nhưng đối với công vụ, những việc tấu trình lên trên, thì giá trị của Tín Ký không được công nhận, ngoài sự công nhận ấn, Quan phòng, Đồ ký và Kiềm ký. Giới thiệu một dấu Tín Ký áp trên văn bản Hán Nôm. Dấu hình chữ nhật đứng, cỡ 4,7x5,1cm, năm chữ Triện xếp theo 3 hàng, 4 chữ chia hai hàng bên, đó là 5 chữ Trần Lễ Nghi tín ký 陳禮儀信記 (Tín ký của Trần Lễ Nghi)[274]. Trang có hình dấu không có dòng ghi niên hiệu, mà dấu chỉ đóng dưới dòng chữ Hán ghi chức danh của tên người trong dấu là Lãnh binh tỉnh Ninh Bình trên một văn bản gửi xuống cho thuộc quan cấp dưới tới tận xã thôn. Dấu được đóng vào năm Minh Mệnh thứ 13 (1832). (H. 199) Bố cục chữ Tín Ký khắc trên dấu: Nếu tính danh có tên đệm thì họ được viết ở giữa và 2 chữ Tín Ký xếp cùng một hàng. Nếu tính danh không có tên đệm thì 4 chữ Triện dấu được chia hai hàng và 2 chữ Tín Ký cũng xếp cùng 1 hàng, hoặc Tín Ký được xếp ở 2 bên theo kiểu chữ “thập” ở những Tín Ký hình vuông. Xin giới thiệu một hiện vật Tín Ký còn giữ được đến ngày nay, có chất liệu bằng ngà màu tía nhạt, làm theo 4 cạnh hình tháp bằng đầu. Mặt dấu cũng có hình bát giác, 2 cạnh ở giữa lõm hình vòng cung, viền ngoài khắc họa tiết rất đẹp. Đường viền hình chữ nhật trong có kích thước 1,3x2,5cm, 4 chữ Triện xếp ở trong chia theo 2 hàng dọc là 4 chữ Phạm Tôn tín ký 范宗信記 (Tín ký của Phạm Tôn). Việc xác định chủ nhân của ấn tín này chưa thành công, chỉ dám khẳng định đây là Tín Ký thời Nguyễn qua việc so sánh một số hình dấu loại này trên văn bản Hán Nôm. (H. 200 a,b,c) 2. Ký Cùng hàng với Tín Ký còn có Ký thường dùng cho các Lại thuộc ở các cơ quan (Thư lại, Vị nhập lưu thư lại), những người có phẩm hàm thấp nhất, hoặc chưa có phẩm hàm thấp. Ký ở đây có sự đồng hàng về danh xưng lẫn với Ký Triện của Tổng, Lý, vì Cai tổng có phẩm hàm ngang với Thư lại. Nhưng về ngoại hình ấn dấu của Ký cũng tương tự như Tín Ký. Do đó chúng tôi xếp Ký ngang hàng với Tín Ký và đặt ở cùng chương mục, tách hẳn với Ký Triện của cấp tổng, xã. Trên thực tế số lượng thư lại rất nhiều, nhưng kiểu dấu ký cùng một loại. Những dấu Ký có hình thức giống như dấu Phạm Tôn tín ký (Đã mô tả ở mục 1), chỉ khác là dấu Ký thuôn nhỏ hơn, khuôn hình chữ nhật trong dấu nhỏ hơn vì chỉ 1 dòng chữ Triện bên trong xếp theo hàng dọc: Họ + Tên + Ký. Tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh còn giữ mấy quả ấn thuộc loại hình Ký. Đáng chú ý là quả ấn có chất liệu bằng ngà, núm ấn khắc hình con sư tử miệng há rộng, đuôi vểnh, thế nhún chân. Phần đế ấn chính là bệ chân sư tử mà phần dưới làm theo hình bát giác lõm hai cạnh giữa ấn. Mặt dấu hình bát giác, 2 cạnh giữa lõm hình vòng cung, viền ngoài khắc họa tiết. Đường viền giữa hình chữ nhật có kích thước 1,5x4,0cm, ba chữ Triện trong dấu xếp theo hàng dọc 3 chữ Nguyễn Chính ký 阮正記. Đây là dấu ký của một vị thư lại tên là Nguyễn Chính (H. 201 a,b,c) Giới thiệu một dấu Ký có hình lục giác, viền ngoài có họa tiết, khuôn hình vuông kích thước 1x2,2cm, trong có 3 chữ Triện Trần Tố ký 陳做記.Đây là dấu Ký cửa ông Trần Đình Tố, là Vị nhập lưu thư lại. Dấu áp trên bản công văn mà chính tay ông viết trong tập Công văn cổ chỉ[275]. (H. 202) Ở đây xin lưu ý một chi tiết là dấu Ký khác hẳn với chữ Ký của các quan lại chức dịch ngày xưa là chữ thay cho chữ ký như ngày nay ta thường dùng. Ngoài Tín Ký và Ký ra còn có loại dấu, chức danh không Tín Ký hoặc chức danh không Ký. Thậm chí có người còn đang ở thời kỳ Hậu bổ cũng dùng chữ Hậu bổ[276] 候補 khắc vào dấu cùng tên họ riêng như dấu Hậu bổ Hồ Trọng Phiên 候補胡仲番 mà chúng tôi sao lại được trong tập Công văn cựu chỉ[277]. (H. 203) II. Ấn tư nhân trong xã hội thời Nguyễn Khác với quan ấn trên, “Tư ấn” 私印 là ấn tư nhân ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội thời Nguyễn, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực thương mại, văn hóa nghệ thuật và tôn giáo tín ngưỡng. Vì điều kiện có hạn, chúng tôi chỉ giới thiệu một cách khái quát, sơ lược ấn dấu tư nhân trong lĩnh vực này. Ở đây chúng tôi dùng từ “Ấn tín” 印信 để cho phù hợp với tính chất của loại hình ấn này. 1. Ấn tín trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thời Nguyễn Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật bao giờ cũng đa dạng phong phú và phức tạp, nên ấn tín tư nhân trong văn hóa nghệ thuật cũng khá đa dạng và phức tạp. Xã hội đầu thời Nguyễn xuất hiện những nhà tàng bản hoàn thiện hơn thời Hậu Lê, trên những ấn bản có đóng hình con dấu vuông vức rõ ràng khắc tên nhà tàng bản. Ví dụ nhà tàng bản Đa Văn đường thời Tự Đức còn để lại hình dấu trong cuốn Tứ lục sao[278], dấu hình vuông, cỡ 2,8x2,8cm, 3 chữ Triện bên trong xếp theo hàng ngang, nét chữ uốn lượn là 3 chữ Đa văn đường 多文堂, niên đại của sách chép năm Tự Đức thứ 11 (1858). (H. 204) Các dòng họ như Ngô gia văn phái, Phan Huy, v.v… đều có những kho thư viện sách riêng để khỏi lẫn với các dòng họ khác. Dòng Ngô gia văn phái với dấu Danh gia tàng thư 名家藏書 có hình vuông, kích thước 2,6x2,6cm, 4 chữ Triện bên trong khắc vuông vức đẹp đẽ, dấu được in trong cuốn Ngô gia văn phái[279]. (H. 205) Dòng họ nổi tiếng Bùi Huy Bích cũng sử dụng dấu ấn riêng trên sách của họ. Trong cuốn Hoàng Việt thi tuyển[280], dòng chữ “Tồn Am gia tàng” viết ngay ngắn và bên cạnh là hình dấu Danh gia hội tuyển 名家會選, dấu hình vuông kích cỡ 3,4x3,4cm, bốn chữ Triện trong dấu có nét khắc khác hẳn dấu của họ Ngô trên. (H. 206) Những cổ vật ngày nay còn lại khá nhiều. Trên các đồ gốm, sứ, đồng v.v… và những bức tranh, thơ cổ có nhiều hình dấu khác nhau, ở những bức tranh, dưới những bài thơ cổ thường là dấu tên hiệu các họa sĩ, thi gia. Việc xác định chính xác đó là tranh cổ Việt Nam hay Trung Quốc và thuộc thời nào, đồng thời xác định rõ hình dấu trên đó là một việc làm khó khăn, chỉ có các họa sĩ, thi gia lão thành và các nhà nghiên cứu tranh, thơ cổ chuyên nghiệp mới giải đáp được. Đồ gốm, sứ, đồng thời Nguyễn khá phong phú. Các cổ vật Trung Quốc đã trộn hòa cùng tồn tại với gốm Bát Tràng, Thanh Hóa trên đất Việt. Những hiện vật dân tộc thường không khắc ấn dấu, chúng tôi chỉ thấy những dòng ghi niên hiệu như “Gia Long niên chế” v.v… ở mặt đỉnh lư hương và dưới trôn đĩa, lọ, bình. Từ thời chúa Nguyễn về sau, ngoài những đồ Ngự dụng được đặt làm ở Trung Quốc, một số quan lại và phú thương sành chơi thường mua hoặc đặt làm những đồ gốm sứ Trung Quốc về dùng, trên những cổ vật này mới có những hình dấu ấn. Chuyến công tác vào Sài Gòn trước đây chúng tôi được một đệ tử của cụ Vương Hồng Sển cung cấp ít tư liệu có ảnh hiện vật về ấn dấu. Trong đó có ảnh một chiếc đĩa mà đường kính thực ngoài là 15,5cm, mặt đĩa vẽ cảnh vật không in hình chữ Hán. Mặt trôn đĩa có in một dấu hình vuông cỡ 4x4cm, 4 Triện trong dấu viết đậm nét, cỡ chữ không đều nhau, là 4 chữ Thái lai thanh ngoạn 泰來清玩. Đây là đĩa nhà Thanh Trung Quốc có niên đại tương đương đầu thời Nguyễn. Chiếc đĩa này được dùng ở vùng kinh đô Huế thời Nguyễn mà sau này cụ Vương Hồng Sển đã mua lại và xếp vào loại đồ gốm sứ ở cố đô Huế. (H 207) [...]... Trong các loại hình ấn triện, đây là loại ấn có kích thước và hình dấu vào loại nhỏ, nét khắc chữ Triện rất đẹp và công phu Đây thường là dấu tên họ của chủ hiệu và tên mặt hàng, hoặc chỉ khắc tên chủ hiệu không thôi Đó là đặc trưng nổi bật về tính tự do của ấn tín tư nhân trong lĩnh vực thương mại thời Nguyễn Xin giới thiệu một số hình dấu ấn mà chúng tôi đã in rập được ở Hội An Hai quả ấn nhỏ, dấu khắc... nước ta từ thời Nguyễn sơ và còn tồn tại cho đến bây giờ, không ai là không biết đến hiệu dầu Nhị Thiên đường Con dấu Quảng Đông nhị thiên đường 廣東二天堂 có từ thời Nguyễn còn lưu giữ được ở thị xã Hội An là minh chứng (H 221) Sự phong phú của ấn tín tư nhân trong thương mại thời Nguyễn không chỉ ở Hội An - Đà Nẵng, mà còn tiềm ẩn ở Bắc kỳ với thành Hà Nội cổ kính và ở Nam bộ một vùng Sài Gòn - Chợ Lớn... 3 Ấn tín trong lĩnh vực Tôn giáo tín ngưỡng thời Nguyễn Xã hội phong kiến thời Nguyễn rập khuôn hoàn toàn theo khuôn mẫu của xã hội phong kiến Việt Nam trước nó Tư tưởng Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo) đã ăn sâu cắm rễ vào con người Việt Nam qua nhiều thế hệ Ở một xã hội phong kiến nghèo nàn lạc hậu, bế tắc chồng chất khiến con người luôn tìm đến tôn giáo tín ngưỡng, hy vọng một sự giải thoát... hỏa và bụng hổ là chữ thổ 土 Nó tư ng trưng cho ngũ hổ ở 5 phương 4 hướng khác nhau (H 230) Ngoài ấn ngũ hổ và độc hổ trên còn có ấn Ngũ hổ tư ng ấn 五虎將印 có hình thức ấn và chức năng, nội dung văn khắc có ý nghĩa tư ng tự ấn Ngũ hổ đại tư ng Riêng kích thước mặt đế ấn (tức mặt dấu) có nhỏ hơn một chút, nó có cỡ 5,7x5,7cm (H 231) Ở một số điện, đền thờ có ban thờ Ngọc Hoàng Thượng đế còn thấy tư ng... trạng ấn chương thời Lê trung hưng” trong Phần I Còn hầu hết ấn có niên đại vào khoảng cuối thời Nguyễn Những quả ấn này có nội dung văn khắc giống nhau như Trần Hưng Đạo ấn, Trần triều Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo vương ấn Phần cuối này xin được giới thiệu một quả ấn lớn có nội dung văn khắc khá đặc biệt nói về vị thánh linh thiêng của chúng ta Ấn hiện nay được bảo quản ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại... vật ấn tín bằng gỗ Số ấn này được làm theo nhiều kiểu khác nhau, nhưng đều có điểm chung là hình thể đơn giản, núm cầm thấp, đế ấn mỏng, văn khắc theo thể chữ Triện và cùng có chất liệu từ gỗ đào, gỗ lê Theo lời kể của những người giữ ấn và xem xét cụ thể từng quả ấn, chúng tôi chỉ có thể xác định những ấn này có niên đại khoảng trên dưới 100 năm, tức là vào giai đoạn cuối thời Nguyễn Trong số đó có ấn. .. và bán lẻ Để đảm bảo sự tín thực, chắc chắn và ổn định lâu dài trong công việc làm ăn, mỗi chủ hiệu đều sử dụng ấn tín riêng Ấn thường được làm bằng gỗ, bằng xương, bằng ngà và đá đẹp, hình thước kích cỡ ấn tùy theo sở thích của mỗi người, mặt dấu được khắc chữ Triện hay đơn giản theo lối Chân thư Chuyến công tác vào Hội An năm 1989 chúng tôi đã được một thương nhân người Việt gốc Hoa cho xem các ấn. .. khoẻ và bệnh tật của chúng sinh Một quả ấn nữa có độ dày và núm cầm trung bình, toàn bộ ấn được quét sơn ta màu đỏ Mặt đế ấn hình vuông kích thước 6,5x6,5cm, dấu hình vuông kích thước bằng mặt đế ấn, viền ngoài đế cỡ 1cm Bốn chữ Triện khắc nét ngắn là 4 chữ Ngũ hổ đại tư ng 五虎大將 Đây là ấn của năm đại tư ng hổ (H 229 a, b, c) Theo quan niệm của Đạo giáo thì Ngũ hổ tư ng trưng cho năm thần tư ng trấn giữ... điện thờ và con dấu của bản điện, hay nói một cách khác đó là sự gắn bó mật thiết giữa phù ấn và hình tư ng thánh thần được tôn thờ Nói về Đạo giáo Việt Nam là nói đến đức Thánh Trần với bao ngôi đền thờ, điện thờ, ban thờ Trần Hưng Dạo trên khắp đất nước ta Rất nhiều điểm di tích này còn lưu giữ ấn tín và văn bản Hán Nôm có lưu hình dấu về Trần Hưng Đạo Một số ấn có niên đại khá cao như số ấn gỗ mà... vuông bằng cỡ mặt đế ấn, viền ngoài khắc họa tiết, bên trong là 4 chữ khắc theo lối Chân, là 4 chữ Phật pháp tăng bảo, hai chữ Phật, pháp được khắc theo kiểu phồn thể 灋僧寶 Đây là quả ấn đồng có hình thể lạ và văn khắc khác với kiểu chữ thường dùng trong ấn chương (H 224 a,b,c) Ngoài số ít ấn tín có nội dung trùng lặp ở Phật giáo, còn lại hầu hết là những ấn tín thuộc Đạo giáo Số ấn này hiện được lưu . Ấn chương Việt Nam - CHƯƠNG IV TÍN KÝ, KÝ VÀ ẤN TƯ NHÂN THỜI NGUYỄN I. Tín Ký và Ký với dấu tên riêng Sự đa dạng của ấn chương còn thể hiện trong loại hình ấn triện nhỏ. cựu chỉ[277]. (H. 203) II. Ấn tư nhân trong xã hội thời Nguyễn Khác với quan ấn trên, Tư ấn 私印 là ấn tư nhân ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội thời Nguyễn, tập trung chủ yếu ở các. với Ký Triện của Tổng, Lý, vì Cai tổng có phẩm hàm ngang với Thư lại. Nhưng về ngoại hình ấn dấu của Ký cũng tư ng tự như Tín Ký. Do đó chúng tôi xếp Ký ngang hàng với Tín Ký và đặt ở cùng chương