1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ấn chương Việt Nam - Lệ phong ấn cho Hoàng thái tử, Hoàng tử, Hoàng tôn và Hoàng thân ở phủ Tôn nhân triều Nguyễn docx

11 467 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 334,3 KB

Nội dung

Ấn chương Việt Nam - Lệ phong ấn cho Hoàng thái tử, Hoàng tử, Hoàng tôn và Hoàng thân ở phủ Tôn nhân triều Nguyễn Ngay từ thời Gia Long đã có lệ dùng sách ấn vàng tấn phong tước cho các Hoàng tử, Hoàng tôn, Hoàng thân tước công trở lên. Lễ sách lập Hoàng thái tử diễn ra với nghi lễ hết sức long trọng. Hoàng thái tử cùng đại thần văn võ, Hoàng tử, Hoàng thân phủ Tôn nhân quỳ lạy nghe chiếu, rồi Hoàng thái tử làm lễ nhận sách vàng, ấn vàng và ngồi vào vị trí của người kế vị sau này. Sử cũ ghi lại: “Gia Long năm thứ 15 (1816) có chỉ: Chuẩn cho làm sách tấn phong cho Hoàng thái tử thì dùng vàng 5 tờ… ấn làm bằng vàng, núm đúc hình con rồng ngồi, vuông 2 tấc 4 phân dày 3 phân 2 ly”[190]. Ngoài lễ tấn phong sách vàng ấn vàng cho Hoàng thái tử theo lệ chung, còn có trường hợp Hoàng thái tử được ban ấn tín riêng. Đó là việc cuối đời Gia Long không được thực hiện việc truyền ngôi kế thừa theo dòng trưởng, lẽ ra Gia Long phải truyền ngôi cho con trai Hoàng tử Cảnh là Hoàng Tôn Đán, nhưng với một nhãn quan chính trị đúng đắn, ông đã đặt giang sơn vào tay Nguyễn Phúc Đảm là người con thứ (tức vua Minh Mệnh sau này), bất chấp sự bất đồng của một số đại thần. Việc vua Gia Long ban thêm ấn Hoàng thái tử thủ tín cho Hoàng thái tử Phúc Đảm cũng nằm trong định hướng này. Chính sử ghi (Gia Long) năm thứ 19 (1820) có chỉ: “Chuẩn cho đúc ấn Thủ tín nhỏ và vuông bằng bạc cho Hoàng thái tử (vuông 6 phân 7 ly, dày 3 phân) núm đúc con rồng ngồi, trong khắc 5 chữ Triện Hoàng thái tứ thủ tín”[191]. Như vậy trước khi lên ngôi, Minh Mệnh đã được dùng ấn riêng có giá trị rất cao về mặt pháp lệnh, hơn hẳn những ấn được phong cùng với sách vàng. Trên những văn bản chữ Hán - Kho Châu bản triều Nguyễn còn in lại nhiều ấn Hoàng thái tử thủ tín. Dấu hình vuông có kích thước 3,2x3,2cm, bên trong khắc 5 chữ Triện Hoàng thái tử thủ tín 皇太子守信 chữ “Tử” 子 dài gấp đôi các chữ khác để cân đối với bố cục dấu hình vuông. Xem xét những văn bản có đóng dấu Hoàng thái tử thủ tín thì đều là những văn bản quan trọng, điều này chứng tỏ cho luận cứ chúng tôi nêu trên[192]. (H. 123) Lễ phong sách ấn cho Hoàng tử, Hoàng tôn cũng diễn ra nghi thức gần bằng lễ tấn phong Hoàng thái tử. Sách sử ghi: “… Hoàng tử, Hoàng tôn được phong tước công… ban ấn bằng vàng mạ, núm ấn đúc hình rồng, vuông 2 tấc 3 phân 4 ly, dày 2 phân 7 ly. Hoàng tử, Hoàng tôn được ban sách mạ vàng mười, ấn mạ vàng mười… núm ấn hình rồng của mỗi chiếc ấn vuông 2 tấc 3 phân 4 ly dày 2 phân 4 ly”[193]. Đối với những Hoàng tử, Hoàng tôn tuổi còn nhỏ quá thì sách vàng vẫn ban phong, duy có ấn thì chưa trao cho vội, sợ rằng trẻ nhỏ chưa phân biệt rõ mọi việc, dùng ấn tín có sự lầm lỡ, đợi đến khi nào Hoàng tử, Hoàng tôn đó lớn thì phủ Tôn nhân mới theo lệnh vua cấp cho để dùng. Đối với Hoàng thân công, việc phong sách ấn cũng được Tôn nhân phủ thực hiện theo đúng quy chế, nghi thức lễ phong cũng giống như lễ phong sách ấn cho Hoàng tử. Ngay từ năm Gia Long thứ 16 (1817) đã quy định lễ sách phong cho Hoàng thân công đều làm sách ấn nền bạc mạ vàng, nhưng trên thực tế các Hoàng thân có lúc được ban ấn bằng gỗ thơm chứ không phải là vàng mạ cả. Như trường hợp Thiệu Hóa Quận vương năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) được ban sách bạc mạ vàng, 1 ấn bằng gỗ thơm, núm ấn hình rồng vuông 2 tấc 3 phân 4 ly, dày 2 phân 7 ly. Con trai của Thiệu Hóa Quận vương lại được ban ấn bạc, sách chép rằng “Năm Minh Mệnh thứ 16 có nghị chuẩn cho Thiệu Khê là con trưởng của Thiệu Hóa Quận vương đã quá cố được tập phong làm Thiệu Hóa Quận công… 1 quả ấn bạc núm hình kỳ lân, vuông 2 tấc 7 ly, dày 2 phân 7 ly”[194]. Các Hoàng thân sau khi được phong sách ấn, nếu làm tờ khải lên Hoàng đế thì xưng là thần và ấn dấu được phong quy định phải đóng ở dưới chữ niên hiệu, nếu có công văn truyền xuống dưới thì dùng chữ “giáo” ở trên chữ “truyền sai” còn ấn dấu chỉ được đóng ở dưới chữ hoàng hiệu thôi. Ấn chương của Hoàng tử, Hoàng thân công tuy ở mỗi phủ đệ riêng biệt nhưng vẫn phải tuân thủ theo quy chế của phủ Tôn nhân cũng như Hoàng đế ban hành: về việc cất giữ, niêm phong hòm ấn, chìa khóa hòm ấn phải chính người được phong cất giữ. Mọi công việc ở phủ nào thì đóng dấu Hoàng tử, vương công phủ ấy, những quan hệ giữa các Hoàng tử, Hoàng thân đối với chư nha, lục Bộ v.v… trong vấn đề văn bản giấy tờ, đóng dấu cũng phải thực hiện đúng như quy định. Năm 1990 trong đợt công tác ở các tỉnh phía Nam chúng tôi đã in chụp được một số ấn triện tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Trong số ấn triện đó có một quả ấn bằng đồng lớn của một vương công thuộc Hoàng tộc triều Nguyễn, xin được giới thiệu quả ấn đồng đó ở cuối đề mục này. Ấn có ký hiệu BTLS 1262 chất liệu bằng đồng, hình thể quả ấn đúc hình con kỳ lân ở thể đứng hơi khụy chân sau, đầu và thân kỳ lân tròn có chạm hình xoáy dáng nét rất đơn giản hơn nhiều so với Bảo Tỷ hình rồng triều Nguyễn. Trên thành bệ con lân phía bên trái khắc 5 chữ Hán Trọng tam cân ngũ lượng, phía bên phải khắc 6 chữ Hán Hoài Đức Quận vương chi ấn. Mặt ấn không thấy khắc dòng ghi niên đại. Mặt dấu của ấn hình vuông có kích thước 7,8x7,8cm, viền ngoài dấu để nét đậm cỡ 1,3cm. Bên trong khắc 6 chữ Triện xếp theo 3 hàng, mỗi hàng 2 chữ, đó là sáu chữ Hoài Đức quận vương chi ấn 懷德郡王之印. Đây là ấn dấu của Hoài Đức Quận vương. (H. 124 a,b) Việc xác định niên đại quả ấn là cần thiết vì mặt trên ấn chỉ ghi trọng lượng nặng 3 cân 3 lạng mà không ghi năm chế tạo ấn, đồng thời chúng tôi cũng muốn xác định một cách chính xác về chủ sở hữu của quả ấn này. Từ thời Gia Long đã có việc phong tước lấy địa đanh để đặt tên như thân vương thì lấy tên tỉnh đặt, quận vương, thân công, quận công thì lấy tên phủ đặt; huyện công, huyện hầu thì lấy tên huyện đặt; hương công, hương hầu, đình hầu thì lấy tên xã đặt. Hoài Đức Quận vương là vị Quận vương thời Nguyễn được phong tước lấy tên phủ Hoài Đức để đặt[195]. Qua phả hệ của các vua Nguyễn, chúng tôi được biết Hoài Đức Quận công Miên Lâm là con thứ 57 của Thánh tổ Nhân Hoàng đế, sinh năm Minh Mệnh thứ 12 (1833), từ nhỏ đã thông minh hiếu học, giỏi kinh sử. Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) được tấn phong làm Hoài Đức Quận công, năm Kiến Phúc thứ 1 (1884) được thăng chức Tôn nhân phủ Tả Tôn nhân, sung Phụ chính thân thần. Nước loạn ông một lòng trung quân ái quốc được Hàm Nghi phong là Lạc Quốc công, sau đổi phong là Hoài Đức công. Đời Đồng Khánh ông giữ chức Tôn nhân phủ Hữu Tôn chính. Đời Thành Thái thứ 1 (1889) sung làm Phụ chính thân thần, đến mùa thu năm 1894 ông được tấn phong làm Hoài Đức Quận vương. Năm Thành Thái thứ 9 (1897) ông qua đời thọ 67 tuổi thụy là Đoan Cung, có đền thờ ở phường thứ 6 thuộc huyện Hương Trà, Huế. Ông tính trời trung hậu, khiêm tốn, giữ lễ độ, có công dạy con em trong Hoàng tộc được các triều vua hậu đãi. Ông vừa là một đại thần vừa là người thân tín của mấy đời vua Nguyễn lúc đó. Như vậy quả ấn đồng Hoài Đức Quận vương chi ấn trên đã được xác định rõ ràng. Chủ nhân của nó là Hoài Đức Quận vương Miên Lâm, và ấn đã được làm ra vào mùa thu [...]...năm Thành Thái thứ 6 (1894) thời gian mà Miên Lâm được tấn phong làm Hoài Đức Quận vương . Ấn chương Việt Nam - Lệ phong ấn cho Hoàng thái tử, Hoàng tử, Hoàng tôn và Hoàng thân ở phủ Tôn nhân triều Nguyễn Ngay từ thời Gia Long đã có lệ dùng sách ấn vàng tấn phong tước cho. các Hoàng tử, Hoàng tôn, Hoàng thân tước công trở lên. Lễ sách lập Hoàng thái tử diễn ra với nghi lễ hết sức long trọng. Hoàng thái tử cùng đại thần văn võ, Hoàng tử, Hoàng thân phủ Tôn nhân. dùng ấn tín có sự lầm lỡ, đợi đến khi nào Hoàng tử, Hoàng tôn đó lớn thì phủ Tôn nhân mới theo lệnh vua cấp cho để dùng. Đối với Hoàng thân công, việc phong sách ấn cũng được Tôn nhân phủ

Ngày đăng: 26/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w