1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ấn chương Việt Nam - CHƯƠNG II ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM THỜI LÊ TRUNG HƯNG (1533-1788) pot

13 416 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 139,59 KB

Nội dung

Ấn chương Việt Nam - CHƯƠNG II ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM THỜI LÊ TRUNG HƯNG (1533-1788) I. Bối cảnh lịch sử Triều đình Lê Trung hưng có đặc thù riêng khác các vương triều trước là sự hình hành tổ chức chế độ nhà Chúa, tính từ Trịnh Tùng với chức Đô nguyên súy Tổng quốc chính Thượng phụ tước Bình An vương. Trịnh Tùng thâu tóm quyền hành bên cạnh vua Lê, bắt đầu cho một thời kỳ mới mà hậu thế gọi là thời vua Lê - chúa Trịnh. Từ đây trở đi con cái chúa Trịnh cũng được quyền thế tập, cũng được lập làm Thế tử. Trịnh Tùng cho lập phủ liêu riêng gồm đủ cả lục Phiên tương đương với hệ thống lục Bộ v.v… Phủ chúa toàn quyền đặt quan, thu thuế, bắt lính, kiểm duyệt, phong thưởng v.v… vua Lê chỉ có mặt trong các dịp lễ tiết và tiếp sứ giả mà thôi. Chính vì thế mà những chứng tích ấn chương còn đến ngày nay trên tư liệu, hiện vật và thư tịch văn bản chủ yếu là những chứng tích của nhà chúa, ít mang dấu ấn của các vua Lê, trừ một vài loại hình như sắc phong và văn bản hành chính địa phương. Việc tấn phong và phong tước vị, chức vụ cao cấp cho các chúa Trịnh cùng các tuớng lĩnh đại thần họ Trịnh đã được chính sử ghi lại và được coi là những sự kiện trọng đại. Phần nhiều việc tấn phong hoặc phong trên đều có ban kèm sách vàng ấn vàng hay sách bạc ấn bạc. Bắt đầu phải kể đến công lao to lớn của Trịnh Tùng trong sự nghiệp Trung hưng lập nên nhà Hậu Lê, đã được lịch sử ghi nhận. Tháng 4 năm Kỷ Hợi (1599) vua Lê tấn phong Trịnh Tùng làm Đô nguyên súy Tổng quốc chính Thượng phụ Bình An vương, ban cho ông sách vàng ấn báu cùng ruộng đất phong ấp. Tỷ ấn Bình An vương tỷ đã được ra đời trong thời gian này, dùng đóng trên các bản lệnh chỉ, lệnh dụ mà Trịnh Tùng ban xuống. Hình thức khắc ấn tỷ này đã được triều đình Lê - Trịnh coi là mẫu cơ bản cho việc chế tác, khắc và sử dụng tỷ ấn của các chúa Trịnh từ năm 1599 đến hết thời Hậu Lê, tuy nội dung văn khắc của một số tỷ ấn có khác nhau. Chứng tích về Tỷ ấn Bình An vương tỷ ngày nay còn lưu lại trong cuốn sách Bình An vương lệnh chỉ, nó được coi là văn bản cổ nhất trong kho thư tịch ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, có niên đại năm Quang Hưng thứ 22 (1599), với hình dấu son Bình An vương tỷ còn in rõ ở dòng ghi niên hiệu. Thời Hậu Lê nhiều sự kiện lịch sử, trong đó có chi tiết ghi về việc tấn phong, phong, ban, cấp sách ấn cho các chúa Trịnh được chính sử ghi lại khá rõ: “Năm 1623 tấn phong vương thế tử Thái phó Hiệp mưu đồng đức công thần Đô tướng Tiết chế các xứ thủy bộ chư doanh kiêm quản Bình chương quân quốc trọng sự Thanh Quận công Trịnh Tráng làm Thái úy Thanh Quốc công… Mùa đông tháng 11 sách phong Tiết chế Thái úy Thanh Quốc công Trịnh Tráng làm Nguyên súy Thống quốc chính Thanh Đô vương”[74]. Mùa đông tháng 10 năm 1629 vua Lê lại tấn phong Thanh Đô vương lên tước vị cao hơn ban kèm sách vàng ấn báu. Lời kinh sách ghi rằng: “Đặc sai quan mang phù tiết, sách vàng, ấn tước vương tấn phong [Trịnh Tráng] làm Hiệp mưu công thần Đại nguyên súy Thống quốc chính sư phụ Thanh vương…”[75]. Tỷ ấn này cũng giống như mẫu Tỷ ấn của Trịnh Tùng. Trịnh Tráng lên nắm quyền bắt đầu cho một thời kỳ lịch sử nội chiến Trịnh - Nguyễn, chúa Trịnh Đàng Ngoài và họ Nguyễn Đàng Trong. Giai đoạn này Trịnh Tráng đã thành công trong ngoại giao với nhà Minh từ chỗ chỉ phong tước An Nam Đô thống sứ cho các vua Lê Trung hưng, đến đây họ đã chịu phong cho Lê Thần Tông làm An Nam Quốc vương. Sử cũ ghi: “Bính Tuất năm thứ 4 (1646)… vua Minh sai bọn Hàn Lâm Phan Kỳ mang sắc thư cáo mệnh và ấn bạc tráng vàng sang nước ta phong cho Thái Thượng hoàng làm An Nam Quốc vương”[76]. Đến tháng 10 năm 1651 nhà Minh lại sai quan mang sắc và ấn sang nước ta phong Thanh Đô vương Trịnh Tráng làm Phó quốc vương. Trịnh Tạc người kế tục sự nghiệp của Trịnh Tráng cũng được tấn phong từ Tây Quốc công lên Tây Định vương đi liền với việc phong sách vàng ấn vàng mà sử cũ ghi lại với lời trịnh trọng: “Năm 1652… Đặc sai Lễ bộ Thượng thư Tri kinh diên sự kiêm Quốc tử giám Tế tửu Thiếu bảo Dương Quận công Nguyễn Nghi cầm phù tiết mang sách vàng ấn vàng vinh phong [Trịnh Tạc] làm Nguyên súy chưởng quốc chính Tây Định vương…”[77]. Ngay khi Trịnh Tạc đương nhiệm ngôi chúa vẫn được vua Lê tấn tôn phong thêm nữa. Vào năm 1659 nhà vua sai Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Nguyễn Hậu Quyến cầm phù tiết mang sách vàng ấn báu tấn tôn [Trịnh Tạc] làm Dực vận Tán trị Công thần Đại nguyên súy chưởng quốc chính Thượng sư Tây vương. Vua Lê chúa Trịnh rất chú trọng trong việc phong chức tước cho các vương công họ Trịnh và bao giờ cũng đi kèm việc phong sách ấn. Như năm 1632 thời Trịnh Tráng “Sai bọn Lễ bộ Thượng thư Thiếu úy Lan Quận công Nguyễn Thực cầm phù tiết mang sách vàng ấn bạc phong Tả tiệp quân dinh Thái phó Sùng Quận công Trịnh Kiều làm Khâm sai tiết chế các xứ thủy bộ chư dinh kiêm Tổng nội ngoại Bình chương quân quốc trọng sự phó chưởng quốc chính Thái úy Sùng Quốc công, mở phủ gọi là phủ Hùng Uy. Lại chia sai quan cầm phù tiết mang sách bạc và ấn phong Hiệp nghĩa dinh Thái úy Trung Quận công Trịnh Vân làm Trung Nhạc công…, phong Phù Nghĩa dinh Thái úy Dũng Quận công Trịnh Khải làm Dũng Lễ công”[78]. Những tướng lĩnh cao cấp là công hầu người họ Trịnh khi mở Dinh quân đều được ban cấp ấn cho Dinh đó. Như Tả Đô đốc Ninh Quận công Trịnh Toàn năm Ất Mùi 1655 có công đánh giặc được phong chức Thiếu bảo, được mở dinh gọi là “Tả dực nội quân” và được ban ấn Tả dực nội quân tướng ấn. Năm Bính Thân 1656 phong Thế tử của Tây Định vương là Trịnh Căn làm Phó Đô tướng Thái bảo Phú Quận công, mở dinh gọi là “Tả Quốc dinh” được ban ấn Tả Quốc tướng quân ấn. Em Trịnh Căn là Trịnh Đống được phong là Thiếu phó Vũ Quận công, mở dinh gọi là “Trung Khuông quân dinh” cũng được ban ấn Trung Khuông tướng quân ấn. Riêng Trịnh Căn đến năm Canh Tý 1660 được phong làm Khâm sai tiết chế các xứ thủy bộ chư dinh kiêm Tổng chính binh Thái úy Nghi Quốc công, được mở phủ gọi là phủ “Lý Quốc” được ban sách vàng ấn bạc. Đến năm Giáp Dần 1674 Trịnh Căn được vua Lê Gia Tông sai Đại thần Phạm Công Trứ mang sách vàng ấn báu tấn phong làm Nguyên súy điển quốc chính Định Nam vương. Ấn được khắc 4 chữ Định nam vương tỷ với quy thức như Tỷ ấn của Bình An vương Trịnh Tùng. Những tướng lĩnh cao cấp không mang họ Trịnh nhưng có công lao đánh giặc cũng được vua Lê chúa Trịnh phong chức, cho mở dinh và ban cấp ấn tín. Năm Kỷ Hợi 1659 xét công thắng trận phong Đốc suất Đào Quang Nhiêu làm Phó tướng Thiếu úy, cho mở dinh gọi là “Tả dinh quân” và ban ấn Tả dinh tướng quân ấn. Năm Tân Sửu 1661 xét công dẹp giặc chiếm lại đất cũ của Lê Thì Hiến thăng lên làm Phó tướng Thiếu úy, cho mở dinh gọi là “Tả trung quân” ban ấn Tả trung tướng quân ấn. Việc phong chức tước cho các tướng lĩnh quan lại khác cũng đi kèm với việc ban ấn chuyển giao nhận ấn tín. Năm 1661 xét công trạng phong Hoàng Nghĩa Giao làm Phó tướng Tả Đô đốc, Trần Văn Tuyển làm Ngự sử đài phó Đô Ngự sử, Phan Kiêm Toàn làm Lại bộ Hữu Thị lang, Lê Sĩ Triệt làm Hộ bộ Tả Thị lang v.v… Năm 1663 lấy Nguyễn Công Bích làm Tham chính xứ Kinh Bắc, Nguyễn Danh Thực làm Đô Cấp sự trung Hình khoa, Lê Công Triều làm Giám sát Ngự sử đạo Thanh Hoa, Đô đốc Đồng tri Đinh Văn Tả làm Đô Tổng binh xứ Yên Quảng v.v… Việc đặt, chuyển, hoàn thiện tổ chức quan lại cấp trung ương được chính quyền Lê - Trịnh chú trọng như việc hoàn thiện từ chức lãnh đạo ở hệ thống lục Bộ vào năm Giáp Thìn 1664 cho đặt đủ số Thượng thư ở lục Bộ. Lấy Tham tụng Phạm Công Trứ làm Thượng thư bộ Lại, Bồi tụng Trần Hợp Tuyển làm Thượng thư bộ Hộ, Nguyễn Năng Thiện làm Thượng thư bộ Lễ, Vũ Duy Chí làm Thượng thư bộ Binh, Phan Kiên Toàn làm Thượng thư bộ Hình, lấy Hữu Thị lang Lễ bộ Lê Hiệu làm Thượng thư bộ Công. Các chức Thượng thư trên đều được ban cấp ấn bộ, văn khắc trên ấn là (Mỗ) bộ đường chi ấn. Ấn này vẫn theo mẫu cũ v.v… Dưới chức Thượng thư là chức Tả, Hữu Thị lang, Lang trung, Viên ngoại lang v.v… cũng được đặt theo quy định. Các cơ quan trung ương khác như hệ thống Giám sát (các chức Đô ngự sử, Phó Đô ngự sử, Thiêm Đô ngự sử, Giám sát Ngự sử các Đạo, Đô cấp sự trung ở các Khoa), lục Tự, Điện các, Quốc tử giám, Hàn lâm viện, Thái y viện và các Nha môn sở thuộc về tổ chức [...]... hiện theo quy chế cũ Lê sơ có chỉnh lý đôi chút Mỗi một cơ quan trên đều sử dụng ấn tín trong hoạt động công vụ Đầu thời Trung hưng việc phong chức đặt quan được coi là không kỹ, cho đến năm 1726 chế độ Văn quan mới được quy định lại chặt chẽ hơn, điều này chính sử chỉ nhắc đến nhưng không ghi chi tiết cụ thể Tổ chức quân đội thời Lê Trung hưng vẫn mô phỏng theo binh chế quân đội thời Lê sơ Cấp Quân là... Thắng, Trung Khuông, Trung Nhuệ và Trung Tiệp Mỗi Doanh gồm 800 quân do chức Đô đốc đứng đầu Các Đô đốc đều được nhận lĩnh ấn tín tên Doanh của mình Việc kiêm nhiệm chức vụ thời Lê Trung hưng cũng có như Dương Quận công Đào Quang Nhiêu trải thờ mấy đời vua giữ các chức Trấn thủ xứ Nghệ An, kiêm trấn châu Bố Chính, Thống suất quan Tả Khuông quân doanh phó tướng, Thiếu úy - một lúc giữ mấy loại ấn tín... làm Nam quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc Thự phủ sự Thiếu úy Lê Thì Hiến làm Tây quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc Thự phủ sự Thiếu phó Trịnh Ác làm Bắc quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc Thự phủ sự Các chức này đều được ban cấp ấn tín dùng trong việc quân Cấp Doanh dưới Quân cũng là những đơn vị lớn và quan trọng với tên gọi khá hùng tráng như đời Trịnh Cương ở Trung quân đặt sáu Doanh là doanh Trung Dực, Trung Uy, Trung. .. cấp cao nhất gồm năm Quân (Đông quân, Tây quân, Nam quan, Bắc quân và Trung quân) Mỗi Quân đều do một tướng lĩnh cao cấp đứng đầu và thường là người họ Trịnh Dưới nữa thì có các cấp Doanh, Vệ, Sở rồi đến Cơ, Đội v.v… Việc phong chức đặt tướng cũng được sử sách ghi lại, như năm Giáp Thìn 1664 đặt quan chưởng và Thự Ngũ phủ, cho Thái phó Trịnh Trượng làm Trung quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc Chưởng phủ sự Thái . Ấn chương Việt Nam - CHƯƠNG II ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM THỜI LÊ TRUNG HƯNG (153 3-1 788) I. Bối cảnh lịch sử Triều đình Lê Trung hưng có đặc thù riêng khác các. đến nhưng không ghi chi tiết cụ thể. Tổ chức quân đội thời Lê Trung hưng vẫn mô phỏng theo binh chế quân đội thời Lê sơ. Cấp Quân là cấp cao nhất gồm năm Quân (Đông quân, Tây quân, Nam quan,. Trung quân đặt sáu Doanh là doanh Trung Dực, Trung Uy, Trung Thắng, Trung Khuông, Trung Nhuệ và Trung Tiệp. Mỗi Doanh gồm 800 quân do chức Đô đốc đứng đầu. Các Đô đốc đều được nhận lĩnh ấn

Ngày đăng: 26/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w