1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhà lao An Nam ở Guyane_Kỳ 5: Vượt ngục về nước tiếp tục đấu tranh pot

10 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 208,25 KB

Nội dung

Ông là Đỗ Văn Phong, lãnh đạo địa phương của phong trào Đông Kinh nghĩa thục tại tỉnh Phúc Yên nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, và cũng là người khai sinh thương hiệu Mai Lĩnh một thời lừng lẫy

Trang 1

Kỳ 5: Vượt ngục về nước tiếp tục đấu tranh

"Địa ngục trần gian" ở Guyane giam cầm không chỉ

525 chí sĩ ái quốc của cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm

1931 Trước đó, vào ngày 15-12-1930, một trong các cựu tù người Việt từng vượt ngục Guyane qua đời tại tỉnh Bạc Liêu

Ông là Đỗ Văn Phong, lãnh đạo địa phương của

phong trào Đông Kinh nghĩa thục tại tỉnh Phúc Yên (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), và cũng là người khai sinh thương hiệu Mai Lĩnh một thời lừng lẫy

Trang 2

Ông Đỗ Văn Phong (thứ ba từ trái sang, ngồi) ẵm con trai út Đỗ Như Ngọc (cha của kỹ sư Đỗ Thái Bình)

trước khi bị lưu đày biệt xứ sang Guyane

Bí mật từ cuốn gia phả

Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn còn giữ cuốn sách Nhà xuất bản Mai Lĩnh viết về một thương hiệu in ấn - xuất bản có tên tuổi giai đoạn 1936-1945 Trong một bài viết in trong sách, cố GS.TS Đỗ Tất Lợi - nguyên chủ tịch Hội Dược liệu VN - đề cập câu chuyện vượt

Trang 3

ngục Guyane của chính ông nội mình là Đỗ Văn

Phong

Ông Đỗ Thái Bình - kỹ sư đóng tàu ngụ ở đường

Nguyễn Tất Thành (quận 4, TP.HCM) và cũng là

cháu nội của ông Phong, người đang giữ cuốn gia phả của đại gia đình Mai Lĩnh - cho biết ông Phong sinh năm 1860 trong một gia đình Nho giáo tại xã Xuân Mai (Kim Anh, Phúc Yên cũ) Ông thường giao du với các nhà nho yêu nước và đã tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục

Trang 4

Kỹ sư Đỗ Thái Bình (trái) và nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn với các tấm ảnh về gia đình Mai Lĩnh và ông

Đỗ Văn Phong

Thời bấy giờ, Đông Kinh nghĩa thục là phong trào chấn hưng dân trí bằng cách thay đổi tư tưởng, cách thức học tập do các nhà nho có tư tưởng tiến bộ khởi xướng vào đầu năm 1907 Nhận thấy đây là một mối nguy đối với chế độ thuộc địa, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, ông Phong và một số đồng chí bị lưu đày sang Guyane

Trang 5

Cuốn gia phả ghi rằng vào năm 1924, gia đình nhận được tin ông Phong đã về lại Việt Nam Hai người con trai Đỗ Văn Kiêm và Đỗ Văn Năm cùng cháu đích tôn Đỗ Văn Thụ (con ông Đỗ Văn Nghệ - con trai trưởng của ông Phong) lên đường tìm gặp ông Phong tại nhà ông Võ Hoành - một trong các nhân vật quan trọng của phong trào Đông Kinh nghĩa thục tại khu vực núi Sập (tỉnh Long Xuyên, nay thuộc tỉnh

An Giang)

Ông Phong đã cùng 12 người khác vượt ngục trên một chiếc bè và trôi dạt vào đảo Trinitrad (lúc bấy giờ là thuộc địa của Anh), sau đó được một số người Hoa che chở Sau khi bắt được liên lạc với tổ chức, tổ chức thu xếp cho ông nhập quốc tịch Trung Hoa và cải dạng như một người Hoa sang VN hành nghề

chữa bệnh Trên chuyến tàu hỏa từ Vân Nam (Trung Hoa) về Hải Phòng, khi ngang qua Phúc Yên, ông ứa

Trang 6

nước mắt dõi trông cánh đồng làng, lũy tre xanh, nhà cửa, vợ con sau hơn 10 năm biệt xứ Từ Hải Phòng, ông đi tàu thủy vào Sài Gòn và được tổ chức đưa về nhà ông Võ Hoành

Nhưng hoạt động của các nhà nho yêu nước tại Long Xuyên không qua mắt được mật thám Pháp Thấy không ổn, các ông bèn xé lẻ xuống nhiều địa phương: Vĩnh Long, Rạch Giá, Châu Đốc, Trà Vinh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Bạc Liêu… Khi ông Phong được phân công xuống tỉnh Bạc Liêu hoạt động, ông Đỗ Văn Năm cùng vợ tiếp tục đi theo làm lụng mua bán, hỗ trợ cha mình tổ chức hoạt động yêu nước cho đến lúc ông Phong trút hơi thở cuối cùng vào ngày 15-12-1930 tại Bạc Liêu đến năm 1943, gia đình về Bạc Liêu bốc

mộ, sau đó tổ chức cải táng và thờ phụng tại Xá Lợi

Phật Đài (Sài Gòn)

Nỗi khắc khoải hậu thế

Trang 7

Không chỉ dành cả cuộc đời hoạt động yêu nước, nhà nho Đỗ Văn Phong còn là người sáng lập thương hiệu Mai Lĩnh nổi tiếng Theo các ghi chép của con cháu ông Đồ Chưng (một thành viên của phong trào Đông Kinh nghĩa thục), trong thời gian cùng ở tù, biết mình mang án nặng không biết sống chết ra sao nên ông Phong có ý gửi gắm ông Đồ Chưng cưu mang, dẫn dắt con cháu mình đừng bỏ chính theo tà

Ông Phong mong muốn mọi hoạt động của con cháu đều thống nhất mang một tên chung là Mai Lĩnh để nhắc nhở đùm bọc lấy nhau, nhớ về nguồn cội (thôn Mai, núi Lĩnh) và xây dựng cơ nghiệp bền vững lâu dài (đọc ngược lại thành Linh Mãi)

Thương hiệu Mai Lĩnh lần đầu tiên xuất hiện với một tiệm tạp hóa ở khu phố chợ thị xã Phúc Yên Cách đó

Trang 8

khoảng 200m là Trường tư thục Mai Lĩnh do người con thứ sáu của ông Phong là Đỗ Xuân Mai đứng tên hiệu trưởng Đến năm 1932, thêm cửa hiệu Mai Lĩnh

ra đời ở Hải Phòng Vào năm 1936, ông Mai cho ra

tờ Hải Phòng Tuần Báo, đến khi nhà Mai Lĩnh "lấn sân" lên Hà Nội thì Nhà in - xuất bản Mai Lĩnh chính thức ra đời

Ông Đỗ Văn Phong cải dạng người Trung Hoa khi

Trang 9

trở về VN hoạt động cách mạng

Sách của Mai Lĩnh được độc giả đón nhận nồng nhiệt bởi hướng mạnh về văn hóa dân tộc, khơi gợi lòng yêu nước Đó là những cuốn Đông Kinh nghĩa thục, Đời cách mạng Phan Bội Châu của Đào Trinh Nhất;

đó là Tắt đèn, Việc làng của Ngô Tất Tố; là hàng loạt tác phẩm nặng ký khác gắn với các tên tuổi lớn như Trần Trọng Kim, Nguyễn Lân, Nguyễn Tuân, Vũ

Trọng Phụng… Sau năm 1944, vì nhiều lý do, sách của Mai Lĩnh không còn được xuất bản

Một ngày giữa tháng 4-2008, trong lúc vệ tinh

Vinasat-1 đang sắp được phóng lên quĩ đạo từ vùng đất khi xưa là "địa ngục trần gian" Guyane, thì tại

một căn nhà ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) có hai

người đàn ông đang khắc khoải hướng về phương trời

xa lắc đó: kỹ sư Đỗ Thái Bình và nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, thế hệ thứ 3 và thứ 4 của nhà Mai Lĩnh

Trang 10

Bên tấm bản đồ thế giới trải trên bàn, hai ông chụm đầu vẽ lộ trình thực hiện ước mơ được một lần trong đời đặt chân đến nhà tù ở Guyane Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn bộc bạch: "Đến lúc từ giã cõi đời, ông ngoại, mẹ và cả bố tôi vẫn ôm ấp ước mơ một ngày nào đó cụ Đỗ Văn Phong không còn vô danh nữa, và đóng góp của nhà Mai Lĩnh cho kháng chiến, cho ngành xuất bản cũng được ghi nhận"

Ngày đăng: 26/07/2014, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w