Nhà lao An Nam ở Guyane _Kỳ 2 Trong số 525 tù nhân người Việt bị đưa đi đày sang Guyane năm 1931 sau khởi nghĩa Yên Bái, ngoài những người bỏ mình trong thời gian bị giam giữ, còn có những người trong sổ ghi là được trả tự do, thậm chí có người ghi là được trả về VN như ông Vũ Văn Ninh. Khai hoang Theo Danielle Donet-Vincent (Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp) trong "Nhà tù cho người Đông Dương tại Guyane" (Les bagnes des Indochinois en Guyane 1931-1963), tù nhân Đông Dương đến Cayenne (thủ phủ của Guyane) ngày 30-6-1931. Theo Daniel Ballof trong sách Hiện tượng đày bi ệt xứ tù nhân Đông Dương và các cơ sở lao tù (La deportation des Indochinois en Guyane et les etablissements penitentiaires), khi tàu cập bến có hai trường hợp tử vong trong chuyến hành trình dài 35 ngày. Ngay khi đến đó, có 30 tù nhân bị bệnh quai bị được phát hiện. Rồi các bệnh đường hô hấp, đường ruột khiến 137 người phải nhập viện, sáu người trong số họ không qua khỏi. Trong hai năm 1934-1936, 20 người đã chết vì bệnh, một số khác tự tử. Cũng theo Danielle Donet-Vincent, nghị định ngày 18-9-1936 ấn định việc cấp đất rừng cho tù nhân mãn hạn khai hoang canh tác. Qua năm sau, bảy tù nhân trại Crique Anguille (Suối Lươn) được trả tự do, được giao đất để phá rừng canh tác. Bốn t ù nhân khác của trại Saut Tigre (Cọp Vó) cũng được cấp rừng để khai hoang canh tác. Một người được cho phép làm việc trong các mỏ vàng c ủa Công ty Société Nouvelle de Saint-Élie (Guyane ngày nay cũng đang khai thác vàng). Bốn người khác đi làm thuê cho các đồn điền (nông trường) và làm nghề đánh cá. Tuy được trả tự do song họ bị hạn chế di chuyển, tạo ra tâm lý bi quan về chương trình cấp đất rừng để khai hoang canh tác. Tôi đọc thấy trên một tấm biển trong trại Crique Anguille thông điệp đại ý như sau: Chương trình cấp đất rừng khai hoang là để cho các tù nhân có cơ hội làm lụng sinh nhai sau khi mãn hạn tù. Họ hi vọng sẽ có ngày hồi hương với chút ít của cải dành dụm. Nhưng do không thấy ngày về nên sau này họ bỏ bê việc canh tác. Danielle Donet-Vincent cho biết khi chính phủ Mặt trận Bình dân nắm quyền ở Pháp sau cuộc bầu cử năm 1936, 19 người được trả về nguy ên quán. 19 trên tổng số gần 500 người còn lại là quá ít, khiến họ c àng thêm thất vọng. Tuy vậy, trong thực tế đã chỉ có 15 người được về quê hương, qua ngả các cảng Saint- Nazaire và Marseilles của Pháp. Rồi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Tình hình quản lý tù tại Guyane có phần khó khăn nên đây cũng là giai đoạn các tù nhân mọi quốc tịch trốn trại nhiều nhất. Chính quyền Pháp quyết định giải thể các nhà tù hải ngoại bằng nghị định ngày 4-5-1944. Các tù nhân trước kia đư ợc phân tán trong ba trại Crique Anguille, Saut Tigre và La Forestière sau đó được tập trung về Le Bagne (nhà lao An Nam). Khu người Đông Dương Trích: . Nhà lao An Nam ở Guyane _Kỳ 2 Trong số 525 tù nhân người Việt bị đưa đi đày sang Guyane năm 1931 sau khởi nghĩa Yên Bái, ngoài những người bỏ mình trong thời gian bị giam giữ,. Ninh. Khai hoang Theo Danielle Donet-Vincent (Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp) trong " ;Nhà tù cho người Đông Dương tại Guyane& quot; (Les bagnes des Indochinois en Guyane 1931-1963),. Cayenne (thủ phủ của Guyane) ngày 30-6-1931. Theo Daniel Ballof trong sách Hiện tượng đày bi ệt xứ tù nhân Đông Dương và các cơ sở lao tù (La deportation des Indochinois en Guyane et les etablissements