Loãng xương tên ăn cắp vặt nguy hiểm (Kỳ 2) Ở Đông Nam Á, mặc dù đất nước đã phát triển ở mức cao, nhưng chỉ trong năm 2001, tại Singapore có hơn 800 phụ nữ trên 50 tuổi bị gãy cổ xương đùi vì loãng xương, 20% số này chết trong một năm sau đó vì biến chứng. Số còn lại sống lệ thuộc gia đình với chi phí điều trị hơn 6 triệu USD/năm. TS-BS Thư cho biết, loãng xương là một bệnh lý của toàn bộ hệ thống xương, biểu hiện bằng hiện tượng giảm khối lượng và chất lượng của xương. Loãng xương có thể gặp ở người già (do tế bào sinh xương bị lão hóa, hấp thu calcium ở ruột thấp, suy giảm hormone sinh dục); gặp ở phụ nữ sau mãn kinh (do tăng quá trình hủy xương); hay thứ phát do có một hay nhiều yếu tố nguy cơ sau đây: Ít hoạt động thể lực. Ít hoạt động ngoài trời. Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần và nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất. Người bị các bệnh tiêu hóa mãn tính làm hạn chế hấp thu calcium, vitamin D, protide. Người mắc một số bệnh nội tiết như cường tuyến giáp, tiểu đường, cường tuyến vỏ thượng thận. Người sử dụng dài hạn thuốc chống động kinh (Dihydan), chống đông (Heparin), thuốc kháng viêm nhóm Corticosteroide… Biểu hiện Dù diễn tiến âm thầm, nhưng loãng xương vẫn có nhiều biểu hiện đáng ghi nhận. Đó là triệu chứng đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ… Bệnh nhân cũng có thể đau cột sống, lan theo khoang liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế. Có thể đau mãn tính hoặc cấp tính sau chấn thương (gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi…). Đầy bụng, chậm tiêu, nặng ngực, khó thở cũng là những triệu chứng cần lưu ý. Tuy nhiên, TS-BS Thư lưu ý khi xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng trên thì cơ thể thường đã mất tới 30% lượng xương rồi. 4 quan niệm sai lầm thường gặp về bệnh loãng xương Loãng xương là căn bệnh của phụ nữ, nam giới không bao giờ mắc phải. Phái nào cũng có thể bị loãng xương, tuy nhiên nữ giới dễ bị hơn vì ở phụ nữ calcium thất thoát rất nhiều vào giai đoạn tiền mãn kinh và sau mãn kinh. Theo một báo cáo mới nhất, tại Mỹ hiện có 28 triệu người mắc bệnh loãng xương, trong đó 2 triệu người là nam giới. Dự báo hằng năm ở nước này có 5-6 triệu người nam có khả năng bị loãng xương. Sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá… là những nguy cơ dẫn đến loãng xương, nhưng nam giới lại tiếp xúc với những nguy cơ này nhiều hơn nữ giới vì thế họ vẫn có thể bị loãng xương. Ăn uống đủ chất thì không bao giờ sợ bị loãng xương. Ăn uống đủ chất với thực phẩm bổ sung calcium chỉ là điều kiện cần để phòng ngừa loãng xương, điều kiện đủ phải là vận động vì qua vận động calcium mới có thể được đưa vào xương. Ngoài ra mật độ xương còn phụ thuộc vào một số thành phần khác như phốt-pho, hormone, vitamin D… Ăn mặn sẽ giúp xương cứng cáp, rắn chắc. Ăn mặn là một trong những yếu tố gây ra loãng xương vì trong quá trình hấp thu natri, calcium sẽ bị cạnh tranh hấp thu và calcium trong cơ thể đào thải ra ngoài qua đường thận. Người bị bệnh sỏi thận, gai cột sống thì không bao giờ bị loãng xương. Nhiều người vẫn quan niệm bệnh sỏi thận, gai cột sống (vôi hóa cột sống) là do dư thừa calcium trong người, vì thế đã mắc các bệnh này thì không thể bị loãng xương. Quan niệm hoàn toàn sai vì cơ chế gây ra các bệnh này hoàn toàn khác nhau. Chúng tôi đã gặp không ít người bị sỏi thận, gai cột sống mà vẫn bị loãng xương. TS-BS Nguyễn Thị Kim Hưng- Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, đây là điều căn cơ nhất nhưng trước nay lại thường bị bỏ qua. Bà giải thích, quá trình phát triển của bộ xương người được hoàn tất trước 30 tuổi, sau giai đoạn này là thời kỳ mất xương với tốc độ trung bình 0,5-2%/năm. Nếu trước 30 tuổi chúng ta không chú ý cung cấp đầy đủ calcium thì sau đó cơ thể sẽ không thể nào bù đắp cho sự mất đi. Trong 10 năm đầu của thời mãn kinh, một phụ nữ có thể mất đến 15% lượng xương. Nếu trước đó đã dự trữ sẵn thì mất một lượng xương như thế không nhằm nhò gì. Cụ thể, bà đề nghị trẻ em nên uống 1-3 ly sữa/ngày, uống càng nhiều năm càng tốt. Sữa là thực phẩm giàu calcium, dễ hấp thu, dễ uống. Sữa nào cũng có giá trị calcium gần như nhau, người mập nên uống sữa gầy, ngược lại người gầy nên uống sữa béo. Ngoài ra ở tuổi này cần tránh các thói quen xấu ảnh hưởng tới chuyển hóa calcium như uống nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá, ăn kiêng quá mức… Một biện pháp quan trọng khác phòng ngừa loãng xương là tăng cường vận động, chạy nhảy, mang vác vật nặng vì thông qua những hoạt động này mà calcium mới được gắn kết vào xương. Các hoạt động này càng diễn ra nhiều ở ngoài trời càng tốt, vì ánh nắng sẽ kích thích cơ thể sản xuất vitamin D, thành phần cần thiết giúp việc sử dụng calcium hiệu quả hơn. Ở phụ nữ mãn kinh, ngoài việc tăng cường bổ sung calcium, vitamin D, tăng cường hoạt động ngoài trời, cũng cần động viên chị em áp dụng liệu pháp hormone thay thế nếu có chỉ định và điều kiện (điều kiện theo dõi và kinh tế). Đo độ loãng xương TS-BS Lê Anh Thư- Trưởng Khoa Nội cơ xương khớp BV Chợ Rẫy cho biết, các máy kiểm tra xương được sử dụng đại trà ở nhiều nơi ở TP.HCM hiện nay chỉ có giá trị tầm soát bằng phương pháp siêu âm, chứ không có giá trị chẩn đoán. Nếu được các máy này chẩn đoán loãng xương, bệnh nhân cần kiểm tra lại bằng các phương pháp khác, có giá trị cao hơn và được bác sĩ chuyên khoa xem xét cẩn thận trước khi đi đến chẩn đoán cuối cùng và kê toa. Cũng theo TS-BS Anh Thư, phải sau ít nhất một năm điều trị liên tục, người ta mới có thể đánh giá được kết quả việc điều trị loãng xương. Để chẩn đoán loãng xương, người ta có thể dựa vào các phương pháp cận lâm sàng như chụp X-quang xương (cột sống và các xương), đo khối lượng xương bằng các phương pháp như đo hấp phụ năng lượng tia X kép (DEXA), đo hấp phụ năng lượng quang phổ đơn (SPA), đo hấp phụ năng lượng quang phổ kép (DPA), siêu âm… Nếu không có gì trục trặc, tháng 11 này BV Chợ Rẫy sẽ đưa vào sử dụng máy DEXA với giá thành gần 1 tỉ đồng. Đây là phương pháp chẩn đoán loãng xương hiện đại nhất hiện nay, có khả năng phát hiện loãng xương vào giai đoạn rất sớm. . Loãng xương tên ăn cắp vặt nguy hiểm (Kỳ 2) Ở Đông Nam Á, mặc dù đất nước đã phát triển ở mức cao, nhưng chỉ trong năm 2001, tại Singapore có hơn 800 phụ nữ trên 50 tuổi bị gãy cổ xương. dẫn đến loãng xương, nhưng nam giới lại tiếp xúc với những nguy cơ này nhiều hơn nữ giới vì thế họ vẫn có thể bị loãng xương. Ăn uống đủ chất thì không bao giờ sợ bị loãng xương. Ăn uống. tới 30% lượng xương rồi. 4 quan niệm sai lầm thường gặp về bệnh loãng xương Loãng xương là căn bệnh của phụ nữ, nam giới không bao giờ mắc phải. Phái nào cũng có thể bị loãng xương, tuy nhiên