1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Món ăn phòng bệnh loãng xương pptx

4 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 105,26 KB

Nội dung

Món ăn phòng bệnh loãng xương Loãng xương là một loại bệnh về rối loạn chuyển hoá xương một cách âm thầm mà đặc điểm chính là sự giảm sút mật độ xương, kết cấu các tổ chức xương bị phá vỡ dẫn đến giòn xương, dễ gãy. Loãng xương không chỉ đem lại nỗi đau khổ cho bệnh nhân mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng về gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì dược thiện ẩm thực liệu pháp ngày càng được chú trọng. Nó không chỉ giúp người bệnh có cảm giác ngon miệng mà còn có tác dụng nâng cao sức khỏe, bồi bổ cơ thể và quan trọng hơn là tác dụng hỗ trợ điều trị loãng xương. Xin giới thiệu một số món ăn phòng loãng xương bạn đọc có thể tham khảo áp dụng. - Canh xương lợn hầm hải đới, củ cải:xương sườn 250g, củ cải trắng 250g, hải đới 50g, nước, rượu gạo, gừng, muối, gia vị vừa đủ. Xương sườn rửa sạch cho vào ninh kỹ, vớt bọt, thêm gừng, một chút rượu gạo, cho củ cải và hải đới đã rửa kỹ thái tăm, đun thêm khoảng 5 – 10 phút, nêm gia vị vừa đủ, đun sôi là dùng được. Canh xương lợn hầm củ cải. - Canh xương lợn đậu tương: xương lợn 250g, 100g đậu tương. Ngâm trước đậu tương từ 6 – 8 giờ cho mềm, róc vỏ; xương lợn rửa sạch, chặt thành khúc từ 5 – 6cm, đun sôi vớt bọt, thêm 20 gam rượu gạo, một ít gừng tươi, thêm muối và gia vị vừa đủ, sau khi đun sôi, đun nhỏ lửa và nấu cho đến khi xương nhừ, cho đậu tương vào ninh cùng cho tới khi nhừ là được. Mỗi tuần có thể ăn 1 – 2 lần. - Canh tang thầm hầm xương bò:xương bò rửa sạch, thêm chút rượu, đường chưng vàng, thêm nước đun sôi vớt bỏ bọt, ninh nhừ, thêm gừng, hành lá và gia vị vừa đủ. Cuối cùng, thêm tang thầm đã rửa sạch đun sôi là dùng được. - Súp tôm đậu phụ:50g tôm tươi, đậu phụ non 200g. Tôm làm sạch, bóc vỏ; đậu phụ non cắt thành hình vuông nhỏ, hành lá, gừng, gia vị, dầu, cho vào đảo cho ngấm, thêm chút nước, sôi kỹ là dùng được. - Canh hạch đào nhân vừng đen:đậu Hà Lan 200g, mè đen 50g, hạch đào nhân 10g, đường vừa đủ. Trước hết, cho đậu Hà Lan vào nước sôi ngâm khoảng nửa giờ cho róc vỏ, sau đó đun cho nhừ đậu Hà Lan. Rồi rang hạt vừng tán bột mịn. Cuối cùng, cho đậu Hà Lan đã nghiền mịn đun sôi với đường trắng thêm bột vừng đã tán mịn, khuấy đều, thêm hạt hạch hạnh nhân khuấy đều cho sôi là dùng được. - Bánh tôm cà tím:cà tím 2 quả, tôm đồng 60g, bột mì 1/2kg, trứng 2 quả, rượu gạo, gừng, nước tương, dầu mè, muối, đường, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Cà tím thái chỉ ngâm nước muối khoảng 1 giờ; tôm rửa sạch, thêm rượu để ngâm tôm với gừng một lúc; sau đó vớt tôm và cà tím để ráo nước; trộn đều với bột, trứng, nước tương, đường, dầu mè, bột ngọt, gia vị. Cho dầu vào chảo đun nóng rồi chiên bánh, chiên vàng 2 mặt là có thể ăn được. - Súp đậu hũ tôm xương sườn: sườn lợn 300g, đậu phụ 500g, hành tây 80g, tôm 30g, tỏi một nhánh, rượu gạo, hành tây, gừng, hạt tiêu, muối, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Rửa sạch xương sườn, đun sôi vớt bỏ bọt nổi, rồi thêm với gừng và hành lá, đun nhỏ lửa. Khi xương sườn nhừ thì thêm đậu phụ, tôm, hành tây và tỏi, đun sôi . Món ăn phòng bệnh loãng xương Loãng xương là một loại bệnh về rối loạn chuyển hoá xương một cách âm thầm mà đặc điểm chính là sự giảm sút mật độ xương, kết cấu các tổ chức xương bị. người bệnh có cảm giác ngon miệng mà còn có tác dụng nâng cao sức khỏe, bồi bổ cơ thể và quan trọng hơn là tác dụng hỗ trợ điều trị loãng xương. Xin giới thiệu một số món ăn phòng loãng xương. dẫn đến giòn xương, dễ gãy. Loãng xương không chỉ đem lại nỗi đau khổ cho bệnh nhân mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng về gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội, đặc biệt ở bệnh nhân đái

Ngày đăng: 28/06/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN