1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

10 loài sinh vật nguy hiểm doc

17 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 584,5 KB

Nội dung

10 loài sinh vật nguy hiểm http://www.yeumoitruong.com Đẹp rực rỡ như viên ngọc xanh, con ếch bé xíu đứng ngó nghiêng trên chiếc lá khoai đỏ sậm. Trông "ngơ ngẩn" vậy thôi, nhưng nếu bạn đánh nó, nó sẽ cho bạn "biết tay" ngay, bởi đây chính là loài ếch ghê gớm nhất. Chất độc dưới da nó đủ để làm bạn bị thương nặng. 1. Ếch Mũi tên độc: Một trong những loài lưỡng cư có khả năng tiết độc tố từ các tuyến trong da. Tại sao nó lại có cái tên như vậy? Đó là vì thổ dân các vùng Trung và Nam Mỹ vẫn thường tẩm chất độc của da ếch vào đầu mũi tên để làm vũ khí chiến đấu. 2. Chim Petohui: Loài chim duy nhất có độc tố. Nơi cư trú của chúng là Papua New Guinea. Năm 1992, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lông và da của loài chim này chứa một lượng chất độc có tên là homobatrachotoxin. Chất này có thể gây tê và mẩn ngứa trên da bất kỳ người hay động vật nào chạm phải nó. 3. Thú mỏ vịt: Loài thú có vú rất nhút nhát, sống ở Tasmania, đông và nam Australia. Con đực trưởng thành có tuyến độc ở chân sau, khi cần có thể phun chất độc ra. 4. Sâu bướm đuôi nâu: Trên mình loài này phủ một lớp lông trắng và nâu. Lông nâu chứa độc tố và thường xuyên bị “cuốn theo chiều gió” khi sâu bướm thay lông. Điều đáng nói là những lông nâu này gây ra chứng phát ban và các rắc rối về đường hô hấp. 5. Cá đá (Stonefish): Một trong những động vật có xương sống độc nhất. Những cái ngạnh sắc nhọn ở sống lưng của nó chứa lượng độc tố đủ để làm chết một người lớn không may giẫm phải con vật. Trông cá đá giống cái gì - bạn biết không? Một hòn đá xù xì nhưng lại có màu sắc rất rực rỡ, cho phép nó lẫn vào san hô và bùn của đáy biển, nơi nó sinh sống. Thiên nhiên đã ưu đãi cá đá - màu sắc đẹp đẽ của nó thu hút các con mồi dưới biển. 6. Rết: Một trong số rất nhiều cặp chân của rết có những mấu thịt cực khoẻ và vuốt sắc mà tuyến độc tố tiết chất độc vào đó. Cặp chân này có tác dụng bắt và giết con mồi. Vết đứt mà chân một số loài rết gây ra rất nguy hiểm cho con người. 7. Cá đuối gai độc: Một trong những loài cá độc thường gặp nhất. Đuôi cá giống như cái roi, có những ngạnh sắc ở đầu mút. Nhờ đám ngạnh này, cá có thể tiêm chất độc từ các tuyến độc vào đối phương. Cá đuối gai độc thường sống ở những vùng nước nông ấm áp. 8. Kỳ nhông: Loài này có những tuyến độc bí ẩn nằm sâu trong da. May mắn thay, thông thường con nào có các tuyến độc tố dưới da lại mang màu sắc tươi sáng, rất dễ phát hiện. Đây là tín hiệu cảnh báo các động vật khác, kể cả con người, nên tránh xa kỳ nhông - nguy hiểm đấy! 9. Chuột chù: Con vật này vô cùng nhỏ bé và nhút nhát. Nó có thể nằm lọt thỏm trong tay người. Ấy thế nhưng nước bọt của một số loài chuột chù lại có tác dụng làm con mồi bất động. Tuy nhiên, bạn có thể “yên tâm đi”, vì lũ chuột chù độc này thường chỉ ăn cá, ếch, chuột nhắt và sa giông không ăn thịt người. 10. Cá trê: Vây ức và vây lưng của nhiều loài cá trê có nhiều ngạnh dính chất độc. Chức năng của những ngạnh này là gây thương tích cho kẻ thù để phòng vệ. Tất nhiên, loài cá này không sợ mèo. Đoan Trang (theo Encarta). Bí quyết đeo bám của tắc kè Nhìn tắc kè thoăn thoắt leo dọc trên mọi bờ vách, những tay leo núi thượng thặng nhất cũng phải bái phục. Nó còn có thể leo lên vách thuỷ tinh với tốc độ 1 m/giây mà không hề để lại dấu vết nhớp nhúa nào. Chỉ riêng lực bám trên một chân của nó thôi cũng đủ để nâng bổng một em bé hai tuổi! Thoạt nhìn hay sờ vào, bàn chân tắc kè chẳng có gì đặc biệt cả vì chúng không hề tiết ra keo dính. Nhưng nhóm nghiên cứu của Kellar Autumn ở Đại học Lewis & Clark (Portland - Mỹ) đã nghiên cứu kỹ các cấu trúc ngón chân của chúng và khám phá ra sự bám dính là nhờ các lực liên kết phân tử. Nhìn bằng mắt thường, ngón chân tắc kè có nhiều hàng vảy song song. Dưới kính hiển vi, người ta nhận thấy mặt trên mỗi chiếc vảy gồm rất nhiều sợi lông, chính xác hơn là 5.000 sợi trên mỗi milimét vuông. Như thế, mỗi bàn chân của tắc kè có 500.000 sợi lông dài bằng chiều rộng hai sợi tóc người. Nếu nhìn gần hơn nữa, ở mức độ nhỏ hơn bước sóng ánh sáng nhìn thấy, mỗi sợi lông tận cùng bằng một túm gồm vài trăm sợi liti có dạng thìa. Vì bí ẩn của loài tắc kè hẳn phải nằm trong cái vô cùng bé nhỏ ấy nên các nhà nghiên cứu đã lấy một sợi lông để tìm hiểu về lực kết dính. Nhưng khi đo lường, dù đặt sợi lông ở bất kỳ hướng nào, nó cũng không chịu bám. Thế là quyết định làm lại từ đầu bằng cách phân tích phim quay cực nhanh sự di chuyển của tắc kè, lúc ấy họ mới nhận ra sự tài tình của nó. Nó duỗi dài các ngón chân xuống, khiến những sợi lông nằm dài ra, trước khi bị kéo nhẹ về phía sau. Bằng cách đó, có rất nhiều lông được tiếp xúc với mặt phẳng. Với tắc kè, chẳng có gì là quá trơn Từ quan sát trên, các nhà khoa học đã làm cho một sợi lông bám được vào bộ cảm biến để đo. Và thật là kinh ngạc: lực bám của sợi lông là 200 đơn vị. Với 500.000 sợi lông trên bề mặt một đồng xu nhỏ, có thể nâng được một đứa bé hai tuổi. Một con tắc kè chỉ nặng 40 gr, do vậy 4 chân của nó có lực bám lớn hơn cần thiết đến 1.000 lần. Tắc kè cần gì đến một lực bám lớn như thế? Ngoại trừ để chống chọi với một cơn bão. Ý kiến này cũng được sự đồng tình của Sabine Renous ở Bảo tàng tự nhiên học Paris “Loài tắc kè sống trong rơm rác và ngọn cây rừng nhiệt đới. Ở môi trường tự nhiên của nó, tắc kè là một con vật nặng nề”. Để nhảy từ cây này sang cây khác hoặc bám một ngón chân dưới một chiếc lá trơn láng, quả thực lực bám đó chưa hẳn là thừa. Bám được đã khó, rời ra càng khó hơn Tuy nhiên, lực bám đó lại đặt ra một vấn đề khác, đó là khi muốn tách ra. Thật vậy, chất nhầy do con ốc sên hay con chẫu chàng tiết ra có thể giúp chúng leo trên những bờ vách trơn láng, nhưng chỉ với tốc độ rất chậm. Lực hút bám rất mạnh khiến chúng phải tốn nhiều công sức khi nhấc chân ra. Điều phi thường nơi loài tắc kè là sự nhanh nhạy khi chúng chạy trên vách bám, bám chân và giở chân khoảng 15 lần/giây. Chúng giở các ngón chân dần dần như chúng ta tháo băng keo. Dường như kích thước và số lượng khác nhau của các lông thìa trên mỗi sợi lông đã tạo sự dễ dàng cho việc này. Kellar Autumn đang tiếp tục nghiên cứu về bản chất của lực bám bí ẩn đó. Bởi vì sự bám dính của lông vẫn hiệu quả trong chân không hoặc dưới nước, nên đó không thể là lực hút, cũng không phải là lực tĩnh điện. Thật vậy, nhiều thí nghiệm cho thấy lông vẫn bám trong môi trường bị ion hoá, trước đó đã được chiếu tia X để phá hủy các tương tác tĩnh điện. Lực bám từ đâu? Ông cho rằng hàng tỷ lông thìa dưới chân tắc kè có thể dùng đến các lực ở quy mô nguyên tử. Đó là lực kết nối các nguyên tử hydro và ôxy trong nước hoặc 2 nhánh ADN. Đó là lực Van der Waals. Như thế loài tắc kè di chuyển bằng năng lượng nguyên tử. Nhưng cũng có thể còn nhiều yếu tố kết dính khác tham dự vào. Bởi vì loài này sống trong các môi trường ẩm ướt, có thể những phân tử nước cũng giữ vai trò hút ở bề mặt tiếp xúc của lông và mặt nền. “Mọi loài tắc kè đều có hệ thống lông tơ như thế, kể cả giống tắc kè hoa và rắn mối. Còn loài thạch sùng lại sử dụng một cơ chế thô sơ hơn là các vuốt”, Sabine renous cho biết. "Nếu chúng ta có thể chế ra những đôi găng và bít tất theo nguyên tắc của loài tắc kè, có lẽ chúng ta sẽ trèo lên tường được. Tuy nhiên chúng ta sẽ không đi xa hay đi nhanh được vì thể trọng quá nặng", ông nói thêm. Trong vòng 10 năm nữa, kỹ thuật của con người sẽ có khả năng chế ra các cấu trúc tinh tế và phức tạp như lông của tắc kè. Lúc ấy sẽ có hàng đoàn robot tắc kè dọc ngang trên sao Hoả, còn một số khác sẽ được sử dụng sau các vụ động đất, kiểm tra dưới các đống gạch vụn để tìm kiếm nạn nhân. (Theo Science & Avenir) Những điều kỳ thú Bạn có biết tất cả động vật có vú đều vẫy đuôi, trừ voi? Cá sấu không thể thè lưỡi ra ngoài? Và nếu bạn quạt liên tục trong 6 năm 9 tháng, bạn sẽ tạo ra năng lượng bằng sức mạnh của một trái bom hạt nhân?… Động vật - Cá mập là loài cá duy nhất có thể chớp hai mắt. - Tiếng kêu của một con vịt không bao giờ bị dội lại, người ta không rõ vì sao. - Con kiến có thể nâng một vật nặng gấp 50 lần trọng lượng của nó và nó luôn ngã về phía phải khi bị ngộ độc hay bị xỉn. Kiến không biết ngủ. - Người ta không thể dắt con bò xuống thang nhưng có thể dắt nó lên thang. - Gấu Bắc Cực thuận tay trái. - Con ve bét có khả năng nhảy xa gấp 350 lần chiều dài cơ thể. Nếu con người có khả năng này, chúng ta sẽ nhảy được từ cầu môn bên này sang cầu môn bên kia của sân bóng. - Loài gián có thể sống được 5 ngày mà không cần cái đầu, sau đó nó sẽ chết vì đói. - Mắt loài đà điểu lớn hơn não của nó. - Số mối sống trên mặt đất đông gấp 10 lần số người. - Có khoảng 27 tấn mưa bụi rơi xuống trái đất mỗi ngày, như vậy mỗi năm có khoảng 10.000 tấn bụi đến từ không gian. Con người - Con người là loài linh trưởng duy nhất không có sắc tố ở lòng bàn tay. - Nếu gộp chung lại, tổng số da của một người nặng 3 kg. - Nếu hò hét liên tục 8 năm, 7 tháng, 6 ngày, bạn có thể sản xuất ra số năng lượng đủ để đun nóng một cốc cà phê. - Khi bực mình, con người cần đến 42 cơ mặt để biểu lộ sự tức giận, trong khi chỉ cần có 4 cơ để đập tay vào đầu. - Chúng ta không thể hắt hơi khi nhắm mắt. - Lò nấu viba được phát minh sau khi một nhà nghiên cứu đi cạnh một thiết bị ra-đa và phát hiện ra thanh sôcôla ông để trong túi bị chảy nhão. - Cơ mạnh nhất trong cơ thể con người là lưỡi.(Theo Tài Hoa Trẻ, 13/1). Động vật hoang dã thích ngoại tình Xưa nay các nhà động vật học đều cho rằng, ở các loài vật, con cái chỉ “chung thuỷ” với một con đực, còn con đực thì bôn ba khắp nơi, nể nang mọi con cái để tìm ưu thế tiến hoá. Nhưng oan uổng thay cho các "chàng", thực tế là có đến 70% các "nàng" có hành vi loạn giao. Dim Pokehaide, nhà sinh vật học người Anh đã đưa ra nhận định này trong một cuốn sách mới xuất bản của ông, trong đó chỉ rõ, phần lớn con cái thường giao phối với rất nhiều con đực. Một tổ trứng châu chấu thường là “tác phẩm” của mấy con châu chấu đực. Khi con chim hồng tước non lần đầu tiên mở mắt mở mắt, “người cha” ở bên cạnh mẹ của nó chưa chắc đã là cha đẻ, 76% chim hồng tước con đều có “người cha thứ ba”. Một tổ trứng chim ó thường là kết quả của 500 lần giao phối. Xét nghiệm ADN cho thấy, 54% đười ươi con đều do “chồng trước” của mẹ nó sinh ra "Chàng" tự cứu nòi giống mình Hành vi lả lơi của con cái khiến cuộc cạnh tranh giữa các con đực rất kịch liệt, nếu con đực muốn làm cha để di truyền gene của mình cho đời sau (sinh vật học gọi là thành công tiến hoá), thì nó phải có những thủ đoạn giao phối xảo trá. Trên bộ máy sinh dục của chuồn chuồn đực có rất nhiều lông và những lỗ nhỏ mà trước kia các nhà sinh vật học không hiểu tác dụng, đến nay họ mới biết chúng dùng để khử tinh trùng của các con chuồn chuồn đực khác phóng vào. Khi con cua giao phối, trước hết con cua đực phóng tinh dịch vào trong túi đựng của con cái. Tinh dịch đó lập tức đông cứng lại biến thành cái van ngăn tinh dịch, mục đích là chặn không cho tinh trùng của các đực đã phóng vào trước đó vào kết hợp với trứng của con cái. Sau khi đã tiêu diệt được "mầm mống" của đối thủ, con đực mới yên tâm xuất tinh. Tinh hoàn của động vật hoang dã to hay nhỏ cũng liên quan đến mức độ chung thuỷ của con cái: con cái càng hoa lá thì tinh hoàn của con đực càng to, để cho tinh trùng càng có cơ hội bơi tới kết hợp với trứng. Pokehaide cho rằng, những hành vi giao phối kỳ quái đó của động vật là do loạn giao của con cái sinh ra. "Nàng" vì bản thân và vì con cháu Vậy con cái được lợi gì trong loạn giao của mình? Lợi ích lớn nhất là bản thân và con của nó càng được nhiều thức ăn và được sự bảo vệ. Con đực của nhiều loại động vật đều dùng thức ăn để nhử con cái nhằm có cơ hội giao phối với nó. Dế đực thường mang về cho dế cái một số thức ăn giầu protein, điều này rất có lợi cho việc rụng trứng. Ngoài ra, chỉ có làm như thế con cái và con của nó mới được sự bảo vệ của con đực. Diều hâu trống sau khi giao phối với con diều hâu mái có thể giúp con mái nuôi con. Chim cánh đỏ mái cũng giao phối với rất nhiều con trống, bởi vì mỗi con trống đều cho rằng mình là cha của lũ con, một khi có kẻ địch tới quấy phá thì những người cha đó đều sẵn sàng xả thân để bảo vệ con mình. Con đực của loài linh trưởng (động vật có tay) và sư tử đực có đặc tính bẩm sinh là giết con, nếu phát hiện trong tổ có những con không phải là con mình, nhưng nếu đười ươi hoặc sư tử mẹ có nhiều bạn tình thì đười ươi đực hoặc sư tử đực không biết con nào là con mình nên không dám giết con, con mẹ có thể nuôi dưỡng được nhiều hơn. Những động vật nhỏ nhất thế giới Nằm gọn trong chiếc thìa, to chưa bằng cái móng tay, chui lọt trong chiếc cốc, những sinh vật dưới đây trông nhỏ nhắn nhưng cũng rất đáng yêu. Walter, chú rùa nhỏ nhất trái đất nằm trên đầu của một con rùa khổng lồ Otto 35 tuổi ở vườn thú Hanover. Trong khi con rùa lớn phải to đến 109 cm thì Walter chỉ có kích thước 7,6 cm. Con thằn lằn nhỏ nhất thế giới Jaragua Sphaero chỉ dài có 1,5 cm. Chỉ to hơn đồng 50 xu một chút xíu, PeeWee là con chuột đồng nhỏ nhất thế giới. Tiny Tim dài 1,8 cm - con chuột nhà nhỏ nhất thế giới. Con mèo chui vừa trong chiếc cốc này chỉ cao có 15,4 cm. Con khỉ lùn đầu đen đến từ Brazil dài 10 cm và nặng 0,17 kg. Tắc kè Brookesia là loài tắc kè hoa nhỏ nhất thế giới. Con này chỉ dài 1.2 cm. . 10 loài sinh vật nguy hiểm http://www.yeumoitruong.com Đẹp rực rỡ như viên ngọc xanh, con ếch bé xíu đứng ngó. tác dụng bắt và giết con mồi. Vết đứt mà chân một số loài rết gây ra rất nguy hiểm cho con người. 7. Cá đuối gai độc: Một trong những loài cá độc thường gặp nhất. Đuôi cá giống như cái roi,. sáng, rất dễ phát hiện. Đây là tín hiệu cảnh báo các động vật khác, kể cả con người, nên tránh xa kỳ nhông - nguy hiểm đấy! 9. Chuột chù: Con vật này vô cùng nhỏ bé và nhút nhát. Nó có thể nằm lọt

Ngày đăng: 09/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w