ĐẠI CƯƠNG CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG KHỐI U VÙNG CỔ (Kỳ 2) 5. Các viêm Tuyến giáp có triệu chứng Bướu giáp: + Bệnh viêm Tuyến giáp tự miễn dịch: - Còn gọi là bệnh Hashimoto. - Bướu thường to lan toả, đôi khi là thể nhân. Mật độ chắc, không dính với tổ chức xung quanh. Bướu có khi khá to, chèn ép gây khó thở, nuốt vướng. Kèm theo bệnh nhân có thể có biểu hiện nhược giáp ở các mức độ khác nhau. - Điều trị chủ yếu là các thuốc thay thế Hocmon giáp (Thyreoidin, Triiodothyronin. . . ) và từng đợt ngắn thuốc Cocticoit. Chỉ mổ khi Bướu gây chèn ép khí quản (mổ cắt một phần vùng eo tuyến để giải phóng chèn ép) hoặc khi Bướu ở thể nhân. + Bệnh viêm xơ tuyến giáp mãn tính: - Còn gọi là bệnh Riedel. - Thường là Bướu giáp lan toả, mật độ rất chắc do tổ chức liên kết trong bướu phát triển mạnh. Có khi Bướu khá to và dính vào tổ chức xung quanh nên rất kém di động. Bướu có thể chèn ép gây khó thở, nuốt vướng. Bệnh nhân thường không bị nhược giáp do còn những phần nhu mô giáp lành hoạt động bù. - Khi Bướu gây chèn ép khí quản thì có chỉ định mổ cắt một phần vùng eo tuyến để giải phóng chèn ép. + Bệnh viêm tuyến giáp bán cấp tính: - Còn gọi là bệnh De Quervain hay bệnh Viêm tuyến giáp có tế bào khổng lồ. - Tuyến giáp có từng đợt to ra lan toả, mật độ chẵc và đau. Đau ra cả vùng cổ, họng và lan ra vùng tai, gáy. Kèm theo bệnh nhân có sốt, tăng bạch cầu trong máu. Một số trường hợp lúc đầu có cường chức năng tuyến giáp nhưng khi bệnh kéo dài thì có thể dẫn đến nhược giáp. - Điều trị chủ yếu là dùng Cocticoit. II. Các loại nang bẩm sinh vùng cổ: 1. Nang mang: + Được tạo nên do còn lại một phần khe mang thứ hai (đôi khi là khe mang thứ nhất hoặc thứ ba) ở thời kỳ baò thai. + Nang mang còn được gọi là Nang vùng cổ bên vì thường nằm ở phía bên cổ, sát bờ trước cơ ức đòn chũm. Thường ở bệnh nhân trẻ ( 1-20 tuổi). Nang có hình tròn hay bầu dục, ranh giới rõ, mật độ căng và đàn hồi, tiến triển chậm. + Nhiêù khi nang bị bội nhiễm và vỡ rò qua da gây nên Rò vùng cổ bên: miệng lỗ dò thường nằm ở sát phía trong bờ trước cơ ức đòn chũm, miệng lỗ rò nhỏ, dịch rò là chất nhầy trong hoặc trắng đục. + Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật: mổ cắt bỏ nang và đường rò. Cần mổ lấy triệt để vì rất hay bị rò tái phát. 2. Nang giáp lưỡi: + Được tạo nên do còn lại một phần ống giáp-lưỡi (Ductus Thyreo- glossus) ở thời kỳ bào thai. + Nang giáp lưỡi còn được gọi là Nang giáp móng hay Nang vùng giữa cổ vì nó thường nằm ở giữa cổ và dính sát vào thân xương móng. Thường gặp ở bệnh nhân trẻ ( 2-30 tuổi). Nang có hình tròn hay bầu dục, ranh giới rõ, mật độ căng và đàn hồi, di động theo động tác nuốt, tiến triển chậm. + Nhiều khi Nang bị bội nhiễm và vỡ qua da gây Rò vùng giữa cổ:lỗ rò thường ở vùng giữa cổ sát với xương móng, miệng lỗ rò nhỏ, dịch rò là chất nhày trong hoặc trắng đục. + Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật: cắt bỏ nang và đường rò, phải cắt triệt để ( thường phải cắt bỏ một phần xương móng dính với chân của nang hoặc đường rò) vì rất hay bị rò tái phát. 3. Nang dạng bì: + Được tạo ra bởi một phần ngoại bì bị tách ra trong thời kỳ bào thai và nằm chìm xuống tổ chức dươí da. + Nang dạng bì thường nằm ở nền khoang miệng, gốc lưỡi, cằm, dưới hàm, đôi khi ở vùng cổ bên hoặc ở giữa vùng một phần ba trên của cổ. Nang thường có hình tròn, mật độ hơi mềm và đàn hồi, ranh giới rõ, thường không dính vào da, lòng nang chứa tổ chức kiểu bã đậu. + Điều trị chủ yếu là mổ cắt bỏ nang. III. Các loại hạch bạch huyết to ở vùng cổ: 1. Hạch Sacom lympho: + Lúc đầu là các hạch to riêng rẽ. Về sau chúng to dần và dính với nhau thành những đám lớn hơn. + Ngoài hạch to vùng cổ, hạch toàn thân cũng to ra với tính chất như trên. 2. Hạch Hodgkin: + Hạch to ở cổ, nằm riêng rẽ nhau. + Ngoài hạch cổ, hạch toàn thân cũng to ra. Kèm theo còn thấy gan to, lách to. Ngứa da và sốt thành từng đợt kiểu làn sóng. 3. Hạch Lao: Hạch to nhỏ không đều. Thường nằm ở hai bên cổ, dọc theo cơ ức đòn chũm. Đôi khi hạch vỡ ra gây rò mủ bã đậu kéo dài. 4. Hạch viêm cấp hoặc mãn tính: + Có thể một hay nhiều hạch bị viêm cấp hoặc mãn. Hạch to ra, đau. Đôi khi nhiều hạch dính vào nhau. Khi hạch viêm mủ, da vùng cổ bị nóng, đỏ, nề, sờ thấy dấu hiệu "lùng nhùng", đôi khi bị vỡ và rò mủ qua da. + Điều trị chủ yếu là dùng Kháng sinh. Khi hạch viêm mủ thì có chỉ định trích tháo mủ. . ĐẠI CƯƠNG CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG KHỐI U VÙNG CỔ (Kỳ 2) 5. Các viêm Tuyến giáp có tri u chứng Bư u giáp: + Bệnh viêm Tuyến giáp tự miễn dịch: - Còn gọi là bệnh Hashimoto. - Bư u thường. thể một hay nhi u hạch bị viêm cấp hoặc mãn. Hạch to ra, đau. Đôi khi nhi u hạch dính vào nhau. Khi hạch viêm mủ, da vùng cổ bị nóng, đỏ, nề, sờ thấy d u hi u "lùng nhùng", đôi khi. chứa tổ chức ki u bã đ u. + Đi u trị chủ y u là mổ cắt bỏ nang. III. Các loại hạch bạch huyết to ở vùng cổ: 1. Hạch Sacom lympho: + Lúc đ u là các hạch to riêng rẽ. Về sau chúng to dần và