1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

những con đường chẩn đoán lâm sàng

10 609 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 72 KB

Nội dung

Những con đường chẩn đoán lâm sàng Chủ đề này sẽ giới thiệu đến các bạn các phác đồ chẩn đoán bệnh nhanh dựa vào các triệu chứng cơ năng và thực thể bằng cách khai thác bệnh từ lý do vào viện của người bệnh ( được tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau). Từ đó có thể chẩn đoán ra bệnh hoặc chỉ định CLS hiệu quả. Nhữngcòn thiếu sót mong các bạn góp ý bổ sung thêm để giúp nhau cùng tiến bộ. Xin cảm ơn các bạn. Đầu tiên để có thể sử dụng phác đồ chẩn đoán thì yêu cầu người khám cần phải có những kiến thức và kỹ năng cần có. 1. Mọi phương pháp chẩn đoán lâm sàng đều dựa trên những kỹ năng khai thác tiền sử và khám thực thể. Kỹ năng khai thác tiền sữ bệnh và khám thực thể cần phải có trước khi các phác đồ điều trị được sử dụng có hiệu quả. Nếu bạn không khám được thì không thể khai thác được các triệu chứng bệnh một cách đúng đắn nhất. 2. Lựa chọn triệu chứng và dấu hiệu. - Khi đã khai thác được các triệu chứng, bạn cần phải xác định được những bệnh có thể gây ra triệu chứng đó, bước tiếp theo là lựa chọn những triệu chứng và dấu hiệu hữu ích nhất để chẩn đoán chính xác. - Một vài triệu chứng và dấu hiệu như mệt mỏi toàn thân, khó thở, gan to thường gặp trong nhiều bệnh và không có ích lắm cho việc chẩn đoán. Chính vì vậy bạn cần phải tìm những triệu chứng và dấu hiệu thường chỉ gặp trong một hoặc hai bệnh thì việc chẩn đoán trong phác đồ sẽ chính xác hơn. Để chẩn đoán lâm sàng bất kỳ bệnh gì cũng phải có 3 triệu chứng sau: + Luôn luôn phải có (+) + Có thể có hoặc không ( + hoặc - ) + Luôn luôn không có (-) Nến tốt nhất bạn nên khai thác được đầy đủ các triệu chứng và lựa chọn triệu chứng đặc trưng nhất để xây dựng phác đồ chẩn đoán. 3. Xác định con đường và phác đồ chẩn đoán. - Trình tự thăm khám bệnh rất quan trọng. Trong chẩn đoán chúng ta thường nghĩ tới những bệnh thường gặp rồi mới nghĩ tới những bệnh ít gặp. Nhưng quan trọng nhất trong chẩn đoán bệnh là chúng ta phải tìm những bệnh ít gặp nhưng nặng hơn trước đã rồi mới nghĩ đến những bệnh thông thường. Nguyên tắc chẩn đoán là từ triệu chứng bệnh mà ta khai thác được ta phải tìm những bệnh lý ít gặp hơn nhưng nặng hơn rồi mới từ từ loại trừ theo phác đồ chẩn đoán. Các kỹ năng lâm sàng cần có trong việc xây dựng phác đồ chẩn đoán. I. Những dấu hiệu thực thể toàn thân 1. Sốt: Trước khi đo nhiệt độ phải vảy nhiệt kế xuống dưới 36,5 0 C và người bệnh phải được nghỉ ngơi tại giường ít nhất 15P. Với người lớn ta có thể đo nhiệt độ ở miệng, nách hậu môn ( lưu ý: không đo nhiệt độ ở miệng cho trẻ và người tâm thần, người già). Giới hạn nhiệt độ bình thường ở nách: 36 0 C, miệng 37 0 C, hậu môn 37,5 0 C. Thời gian đo từ 5 -10P. Nếu đo vào sáng sớm hoặc buổi tối thì cộng thêm 0,5 0 C vào kết quả đo được. Các bà mẹ thường nói con mình sốt ngay cả khi nhiệt độ bình thường. Người mẹ thường đúng vì bà mẹ ôm chặt con vào mình nên có thể nhận biết được những thay đổi nhiệt độ. - Mạch trong sốt: Đa số bệnh nhân sốt đều có mạch nhanh ( nếu t 0 tăng 1 0 C thì mạch tăng khoảng 10lần/p.). Nếu bệnh nhân sốt cao nhưng mạch lại ,80lần/phút nên nghỉ ngay tới thương hàn hoặc viêm màng não. - Nhịp thở trong sốt: Nếu bệnh nhân sốt kèm có thở khi nghĩ ta nên nghỉ ngay các bệnh ở phổi. - Những triệu chứng khác do sốt gây ra: Những triệu chứng như nhức đầu, chán ăn, vã mồ hôi, yếu mệt toàn thân là những triệu chứng thường xảy ra trong sốt. Nhưng chúng ít có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân của sốt. Những triệu chứng như ho, đau tai, khó tiểu tiện lại là những triệu chứng quan trọng ở người đang sốt, bởi chúng xác định vị trí giải phẫu bệnh. 2. Thiếu máu: - Thiếu máu thường khó có thể chẩn đoán trên lâm sàng khi nồng độ HB chưa , 6g. Nhiều trường hợp thiếu máu nặng mà không thấy khó thở hoặc yếu mệt ví thiếu máu thường là mạn tính và người bệnh đã quen sống với mức rất thấp này. Những trường hợp thiếu máu nặng sẽ bị bỏ qua nếu không khám một cách có hệ thống ở mọi người bệnh. - Người bệnh cần được khám ở những chổ đủ ánh sáng. Khi đứa trẻ khóc, niêm mạc của trẻ sẽ đỏ ngay cả khi thiếu máu. Đối với những trẻ này, tốt nhất nên xem ở mặt trong môi dưới. 3. Phù - Phù là dấu hiệu của một bệnh nặng nhưng thường bị bỏ qua do phương pháp thăm khám không đầy đủ. Ấn ngón tay cái chậm và mạnh vào đầu dưới của xương chày trong vòng 5s, sau đó nhấc ngón tay ra và tìm xem có dấu lõm ngón tay không. Nếu có phù thì dấu của ngón tay sẽ giống như khi ta ấn vào một quả đu đủ chín. Nếu người bệnh phải nằm lâu thì phải tìm dấu hiệu phù ở xương cùng. Dấu hiệu có thể không có do ngón tay không ấn lên mặt xương hoặc ấn không đủ lâu. Phù có dấu lõm khi ấn là phù mềm, do thừa dịch trong mô, dưới da. Nếu đường dẫn bạch huyết của chân bị tắc như trong bệnh giun chỉ, chân hoặc bìu có thể rất to và người ta gọi là chân voi. Loại phù này không để lại dấu ấn ngón tay. 4. Sốc: Đây là rối loạn cấp tính của hệ tuần hoàn mà nguyên nhân là: - Mất máu do bất kỳ nguyên nhân gì: chấn thương, chảy máu trước hoặc sau đẻ, chữa ngoài dạ con. - Nhiễm khẩn huyết do nhiễm khuẩn xảy thai hoặc viêm phúc mạc. - Sốc do thuốc, do truyền dịch - D mất nhiều dịch do viêm dạ dày -ruột, do bỏng - Sốc do đau. * Dấu hiệu của sốc: - Bệnh nhân tái lạnh, vã mồ hôi, có thể là bán hôn mê. - HA tụt < 90/60mmHg hoặc bằng 0 - Mạch nhanh ( >120 lần/phút) và yếu. - Bệnh nhân có thể thể thở rít, khó thở Bao giờ cũng phải tìm được nguyên nhân gây sốc trước khi điều trị. 5. Mất nước. - Việc xách định mất nước ở người nôn, ỉa chảy rất quan trọng. * Mức độ mất nước: - Không mất nước: + Toàn trạng: Tốt, tỉnh táo. + Mắt: Bình thường. + Nước mắt: có + Miệng, lưỡi: Bình thường. + Khát: Không khát hoặc khát nhưng uống nước bình thường. + Sờ độ chun giãn da: Nếp véo mất nhanh ( véo ở da bụng) - Mất nước nhẹ: + Toàn trạng: Kích thích, vật vã + Mắt: Trũng. + Nước mắt: Không có + Miệng, lưỡi: Khô. + Khát: Uống háo hức + Sờ độ chun giãn da: Nếp véo mất chậm ( véo ở da bụng) * Nếu bệnh nhân có 2 dấu hiệu trở lên trong đó có 1 dấu hiệu là có mất nước. - Mất nước nặng: + Toàn trạng: Li bì, mệt lịm, hôn mê + Mắt: Rất trũng và khô. + Nước mắt: Không có. + Miệng, lưỡi:Rất khô. + Khát: Uống kém hoặc không thể uống được(*) + Sờ độ chun giãn da: Nếp véo mất chậm ( véo ở da bụng) * Nếu bệnh nhân có 2 dấu hiệu trở lên trong đó có 1 dấu hiệu là có mất nước nặng. 6. Dấu hiệu suy dinh dưỡng. a/ Đo vòng cánh tay: - Bình thường: 1- 5 tuổi: 14-16cm. - SDD vừa: 12 -13cm. - SDD nặng: < 12cm. b/ Dựa vào cân nặng và chiều cao: - Phân độ SDD cấp theo Gommer dựa vào cân nặng/tuổi. + Bình thường: > 80% + SDD nhẹ: 71 -80%. + SDD vừa: 61-80%. + SDD nặng: <60%. - Phân độ SDD mãn dựa vào chiều cao/tuổi. + Bình thường: >= 90% + SDD nhẹ: 86-90%. + SDD vừa: 81-85%. + SDD nặng: +<80%. II/ Những dấu hiệu thực thể ở đầu và cổ: 1. Sưng cổ: - Hạch lympho cổ to. Muốn khám hạch cổ, bệnh nhân ngồi, thầy thuốc đứng phía sau, khám cả 2 bên cổ bằng ngón tay. Cổ hơi cuối ra phía trước và mỗi nhóm hạch cổ cần được khám riêng. Nếu tìm thấy hạch cổ to thì phải nêu những câu hỏi sau: + Hạch mềm hay cứng? + Đứng riêng lẽ hay dính thành một khối? + Có dính vào da hoặc mô phía dưới hay di động? ( Những hạch to do ung thư thường rắn và có thể dính vào da hoặc mô phía dưới. Nếu nghi là hạch ung thư ở phụ nữ thì cần khám vú để tìm khôi ung thư) -> Nguyên nhân phổ biến của hạch cổ là nhiễm khuẩn và cần phải tìm những dấu hiệu của nhiễm khuẩn miệng tai, da mặt hoặc da đầu. Để chẩn đoán nguyên nhân của hạch cổ, xem phác đồ chẩn đoán của dấu hiệu này. - Tuyến giáp to: Nguyên nhân phổ biến nhất của khối u ở giữa cổ là tuyến giáp to. Có thể khám đứng đằng sau như đối với hạch cổ. Nếu khối u là của tuyến giáp thì nó sẽ di chuyển khi nuốt. - Ápxe cổ Cần phải biết dấu hiệu của apxe do lao khác với những apxe do nhiễm khuẩn như thế nào Dấu hiệu Apxe do lao Apxe do nhiễm khuẩn khác Nhiệt độ da Lạnh Nóng và viêm Đau Không đau Rất đau Thời gian Thường đã trên 2 tuần Thường mới 1, 2 ngày Đáp ứng với Penicillin Không đở Thường vỡ và khỏi * Trong mọi trường hợp ápxe cổ các dấu hiệu này phải được tìm - Dấu hiệu màng não. + Dấu hiệu cứng gáy: - Người bệnh nằm ngửa. - Thầy thuốc đặt tay vào vùng chẩm của người bệnh và gấp đầu bệnh nhân về phía trước. - Bình thường cằm của bệnh nhân đưa sát được vào ngực, dấu hiệu dương tính khi cằm bệnh nhân không đưa sát được vào ngực, do các cơ ở gáy bị cứng nên gấp cổ hạn chế và gây đau. Chú ý: ở trẻ nhỏ bình thường trương lực cơ cũng tăng nên khi khám cứng gáy, dấu hiệu cứng gáy ít có giá trị; mà người ta nhấc bổng đứa bé lên, bình thường trẻ co hai chân và đạp chân tay nhưng trẻ viêm màng não thì cứ co chân mãi. + Dấu hiệu Kernig: - Người bệnh nằm ngửa, đặt cẳng chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân mình. - Thầy thuốc nâng từ từ cẳng chân bệnh nhân lên thẳng trục với đùi. - Trường hợp tổn thương màng não, các cơ sau đùi và cẳng chân co cứng, không nâng cẳng chân lên được hoặc nâng lên được rất ít, hay bệnh nhân nhăn mặt kêu đau. Đó là dấu hiệu Kerrnig dương tính, được tính bằng góc tạo bởi cẳng chân và đùi. + Dấu hiệu Brudzinski trên hay Brudzinski chẩm: - Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. - Thầy thuốc đặt tay trái vào ngực bệnh nhân, tay phải nâng đầu bệnh nhân. - Dấu hiệu dương tính khi bệnh nhân đau gáy và hai chân co lại. + Dấu hiệu Brudzinski đối bên: - Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. - Thầy thuốc gấp cẳng chân một bên của bệnh nhân vào đùi, gấp đùi vào bụng. - Bình thường chân duỗi thẳng vẫn giữ nguyên tư thế, dấu hiệu dương tính khi chân đó cũng co lại. + Dấu hiệu Brudzinski mu: - Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. - Thầy thuốc ấn mạnh lên bờ trên xương mu của bệnh nhân. - Dấu hiệu dương tính khi bệnh nhân khép và co chi dưới vào bụng. + Tăng cảm giác đau: gãi vào da hay châm nhẹ kim vào da, người bệnh kêu đau và phản ứng lại rất mạnh. ấn vào các điểm xuất chiếu của dây thần kinh V, dây thần kinh chẩm bệnh nhân đau tăng lên. + Sợ ánh sáng nên người bệnh thích quay mặt vào phía tối, tiếng động mạnh làm bệnh nhân khó chịu. + Khám phản xạ gân xương: tăng đều ở tứ chi. + Rối loạn thần kinh giao cảm: mặt khi đỏ, khi tái, đôi khi vã mồ hôi lạnh. + Dấu hiệu vạch màng não (dấu hiệu Trousseau): - Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, bộc lộ vùng ngực, bụng. - Thầy thuốc dùng kim đầu tù vạch các đường trên da ngực, bụng bệnh nhân ở cả hai bên. - Dấu hiệu dương tính khi khi vạch đỏ thẫm hơn, thời gian tồn tại lâu hơn so với người bình thường. Cần chú ý phân biệt với những người có tạng dị ứng, có “dấu hiệu vẽ da nổi” gần tương tự như dấu hiệu vạch màng não. ở giai đoạn cuối các triệu chứng kích thích sẽ giảm đi, bệnh nhân đi vào trạng thái vật vã, co giật, rối loạn thần kinh thực vật và hôn mê. Tĩnh mạch cổ nỗi Trong suy tim không phải toàn thể máu về tim đều được bơm lên phổi và nó làm cho áp xuất của máu trong tĩnh mạch về tim phải tăng lên. Nó khiến cho tĩnh mạch giản và nỗi và đập ở phía trên xương đòn trong ứ máu do suy tim Để khám tĩnh mạch cổ nổi phải để người bệnh ngồi ở tư thế 45 o . Phải chiếu sáng tốt và khám tĩnh mạch bên này thì đầu phải hơi nghiêng qua bên kia TÌNH TRẠNG Ý THỨC - Ý thức bình thường: Người bệnh nhận định và trả lời các câu hỏi rõ ràng chính xác.Thường chúng ta ghi vào trong bệnh án là tỉnh táo, có nghĩa là ý thức bình thường. - Rối loạn ý thức + Rối loạn về lượng của ý thức: Theo mức độ từ nhẹ đến nặng như sau: - Ý thức u ám: Người bệnh còn định hướng được, trả lời đúng các câu hỏi nhưng chậm chạp, ý nghèo nàn. - Ngủ gà: Bệnh nhân ngáy ngủ, lơ mơ nhưng còn đáp ứng với những kích thích mạnh, còn phản ứng bảo vệ như gọi to còn mở mắt nhìn theo, còn thực hiện được theo mệnh lệnh của thầy thuốc như dơ tay, thè lưỡi Khi hết kích thích bệnh nhân lại ngủ tiếp mặc dù thầy thuốc đang ngồi bên cạnh. - Tiền hôn mê: Người thầy thuốc không tiếp xúc được với người bệnh như gọi, hỏi không trả lời; kích thích đau không tỉnh trở lại, nhưng còn phản ứng đúng. - Hôn mê: Mất hẵn liên hệ với ngoại giới và đời sống thực vật ít nhiều bị rối loạn. Kích thích đau phản ứng không chính xác hoặc không còn phản ứng. RLYT gặp trong tổn thương não, rối loạn chuyển hóa, nhiễm độc + Rối loạn về chất của ý thức -Mê sảng: Người bệnh không nhận định được và cũng không trả lời đúng các câu hỏi, hốt hoảng, nói lảm nhảm, thậm chí chạy, đập phá. Có ảo tưởng (là tri giác sai lầm về sự vật có thật ở bên ngoài) và ảo giác (là tri giác sai lầm về sự vật không có thật ở bên ngoài) thường hay gặp là ảo thị và ảo thính. Sau khi hết mê sãng thì bệnh nhân nhớ lại ảo tưởng, ảo giác đã qua. Thường gặp mê sãng trong sốt rét ác tính, tiền hôn mê gan, sốt cao ở trẻ em -Loạn trí: Luôn nói những từ, câu vô nghĩa không liên quan nhau. Không định hướng được không gian (ở đâu), thời gian (lúc nào) và ngay cả bản thân mình (tên, tuổi, nghề ) cũng có ảo tưởng, ảo giác nhưng ít hơn mê sãng. Không còn nhớ các ảo tưởng ảo giác đã qua khi bệnh nhân tỉnh trở lại. Gặp trong giang mai thần kinh giai đoạn III, thoái hóa não nặng, bệnh não do tăng huyết áp - Tình trạng tâm thần Các bạn có thể xem qua cách khám bệnh nhân thần kinh* Chúng ta bắt đầu với phác đồ chẩn đoán đầu tiên: Sốt ở người lớn. - Sốt + khó thở lúc nghỉ + đau bụng dữ dội > Xem phác đồ đau bụng dữ dội kèm sốt ở người lớn ( ở các phác đồ tiếp theo). - Sốt + khó thở lúc nghỉ > Viêm phổi. - Sốt + có tiếng ran nổ > Viêm phổi. - Sốt + cứng gáy > Viêm màng não. - Sốt + mới sinh con 2 tuần > Nhiễm khuẩn sau đẻ. - Sốt + đau bụng dữ dội hoặc vàng da > Xem phác đồ đau bụng dữ dội kèm sốt hoặc vàng da ( ở các phác đồ tiếp theo). - Sốt + áp xe một chổ nào đó hoặc có mủ amydan > Nhiễm khuẩn. Sốt + đau và sưng khớp > Xem phác đồ đau khớp ở người lớn ( ở các phác đồ tiếp theo). - Sốt + máu trong nước tiểu hoặc phù mắt hoặc phú mặt > Viêm thận cấp. - Sốt + khó tiểu tiện hoặc đau thắt lưng > Nhiễm khuẩn đường tiết niệu. - Sốt + ho khạc mủ đàm hoặc xanh > Viêm phế quản cấp. - Sốt + ho từ 2 tuần nay, ăn uống kém, sút cân hoặc ho đờm có máu > Lao. - Sốt + ỉa chảy > Viêm dạ dày ruột hoặc lỵ. - Sốt + rét run > Sốt rét. - Sốt + phát ban > Sốt siêu vi. - Sốt + xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc > Sốt XH dengue. - Sốt + tiểu buốt, tiểu mủ > Lậu. - Sốt + mụn nước ở miệng, lòng bàn tay, chân > Tay chân miệng ( mặc dù tay chân miệng thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ nhất là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhưng các bạn đừng chủ quan người lớn cũng có thể mắc đấy) Sốt ở trẻ em - Sốt + ban sởi > Sởi. - Sốt + ban sởi + khó thở hoặc tiếng ran > Sởi kèm viêm phổi - Sốt + tiếng ran, khò khè hoặc khó thở không ỉa chảy > Viêm phổi. - Sốt + thóp phồng hoặc cứng gáy ở trẻ lớn hơn > Viêm màng não. - Sốt + apxe + ở cổ + nóng và đau > Nhiễm khẩn. - Sốt + apxe > Nhiễm khẩn. - Sốt + apxe + ở cổ + không nóng và đau > Nghi lao. - Sốt + amydan sung to > Viêm Amydan. - Sốt + tai xuất tiết hoặc đau > Viêm tai giữa. - Sốt + vàng da hoặc khớp sưng và đau hoặc đau bụng dữ dội hoặc ỉa chảy > Xem phác đồ các triệu chứng này ( kỳ sau). - Sốt + phù mặt hoặc mắt > Viêm cầu thận cấp. - Sốt + rét run > Sốt rét. - Sốt + nổi mụn nước ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông > Tay chân miệng. Mêt mỏi toàn thân - Mệt mỏi toàn thân + sốt ( ở người lớn ) >Xem phác đồ sốt ở người lớn - Mệt mỏi toàn thân + sốt ( ở trẻ em) >Xem phác đồ sốt ở trẻ em - Mệt mỏi toàn thân + thiếu máu ( ở người lớn) > Xem phác đồ thiếu máu ở người lớn ( kỳ sau) - Mệt mỏi toàn thân + thiếu máu ( ở trẻ em) > Xem phác đồ thiếu máu ở trẻ em ( kỳ sau) - Mệt mỏi toàn thân + Ho > 2 tuần hoặc có máu trong đờm > Lao - Mệt mỏi toàn thân + phù ( ở người lớn) > Xem phác đồ phù ở người lớn ( kỳ sau) - Mệt mỏi toàn thân + phù ( ở trẻ em) > Xem phác đồ phù ở trẻ em ( kỳ sau) - Mệt mỏi toàn thân + sút cân ( ở người lớn) > Xem phác đồ phù ở người lớn ( kỳ sau) - Mệt mỏi toàn thân + sút cân ( ở trẻ em) > Xem phác đồ sút cân ở trẻ em( kỳ sau) - Mệt mỏi toàn thân + khó thở khi gắng sức ( ở người lớn) > Xem phác đồ khó thở khi gắng sức ở người lớn ( kỳ sau) - Mệt mỏi toàn thân + khó thở khi gắng sức ( ở người lớn) > Xem phác đồ khó thở khi gắng sức ở người lớn ( kỳ sau) - Mệt mỏi toàn thân + suy dinh dưỡng nặng > Mệt do suy dinh dưỡng - Mệt mỏi toàn thân + lo lắng, giày vò > Tress - Mệt mỏi toàn thân + không > Không có bệnh - Chân yếu hoặc khó đi lại + đau bụng dữ dội ( ở người lớn) > Xem phác đồ đau bụng dữ dội không sốt ở người lớn ( kỳ sau) - Chân yếu hoặc khó đi lại + đau bụng dữ dội + sốt ( ở người lớn) > Xem phác đồ đau bụng dữ dội kèmsốt ở người lớn ( kỳ sau) - Chân yếu hoặc khó đi lại + đau bụng dữ dội ( ở trẻ em) > Xem phác đồ đau bụng dữ dội ở trẻ em ( kỳ sau) - Chân yếu hoặc khó đi lại + tiền sử và dấu hiệu của chấn thương phần mềm hoặc xương, hoặc khớp > Gãy xương hoặc tổn thương phần mềm - Chân yếu hoặc khó đi lại + đau khớp ( ở người lớn) > Xem phác đồ đau khớp ở người lớn ( kỳ sau) - Chân yếu hoặc khó đi lại + đau khớp ( ở trẻ em) > Xem phác đồ đau khớp ở trẻ em ( kỳ sau) - Chân yếu hoặc khó đi lại + sốt và đau, sưng, nóng ở một cơ chân > Viêm cơ có mủ - Chân yếu hoặc khó đi lại + mệt mỏi ít nhất 2 tuần và đau cơ > Bại liệt - Chân yếu hoặc khó đi lại + đang dùng thuốc chống lao > Tác dụng phụ của thuốc - Chân yếu hoặc khó đi lại + đau lưng > Xem phác đồ đau lưng ( kỳ sau) - Chân yếu hoặc khó đi lại + yếu cơ hoặc teo cơ + dây thần kinh to lên hoặc da biến màu và mất cảm giác khi thử bằng bông > Bệnh phong - Chân yếu hoặc khó đi lại + yếu cơ hoặc teo cơ > Bại liệt củ - Chân yếu hoặc khó đi lại + người lớn vừa mới mất khả năng sử dụng một chân ( tay) > Tai biến mạch máu não. - Chân yếu hoặc khó đi lại + không có triệu chứng gì khác >Xem phác đồ mệt mõi toàn thân . phác đồ chẩn đoán. 3. Xác định con đường và phác đồ chẩn đoán. - Trình tự thăm khám bệnh rất quan trọng. Trong chẩn đoán chúng ta thường nghĩ tới những bệnh thường gặp rồi mới nghĩ tới những bệnh. việc chẩn đoán. Chính vì vậy bạn cần phải tìm những triệu chứng và dấu hiệu thường chỉ gặp trong một hoặc hai bệnh thì việc chẩn đoán trong phác đồ sẽ chính xác hơn. Để chẩn đoán lâm sàng bất. Những con đường chẩn đoán lâm sàng Chủ đề này sẽ giới thiệu đến các bạn các phác đồ chẩn đoán bệnh nhanh dựa vào các triệu chứng cơ năng và

Ngày đăng: 07/06/2014, 23:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w