Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
193,31 KB
Nội dung
Nhà lao An Nam ở Guyane_Kỳ 12 Kỳ 12: Tuyệt thực để tranh đấu Chủ trương của thực dân Pháp ở xứ Guy-An là phải giữ lại tất cả những phạm nhân bị lưu đày trong x ứ để có công nhân khai thác thuộc địa Guy-An, dù đó là phạm nhân đã được ân xá hay mãn hạn tù đày. Bởi vậy một số phạm nhân người Việt dù được ân xá ra khỏi khám đường nhưng vẫn bị bắt buộc ở trên phần đất Guy-An để lập gia đình sinh sống đồng hóa với dân bản xứ. Trên thực tế con số ấy không ít. Ảnh chụp những người Việt và gia đình tại Guyane năm 1958 trong lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9 Phải trả lại tù nhân cho Việt Nam Quá phẫn uất, cuối năm 1934 đầu năm 1935, toàn thể phạm nhân người Việt đã tổ chức một cu ộc tuyệt thực kéo dài hơn một tháng để phản đối nhà cầm quyền Pháp yêu cầu phải trả lại những người Việt đ ã mãn án tù đày để họ được trở về bản xứ. Sở dĩ cuộc tuyệt thực kéo dài là nhờ chúng tôi dự trữ được một phần lương thực. Trước đó, trong những ngày bị giam cầm ở ngục thất Ăng-Ghi, dù hoàn cảnh vô cùng đau thương, tột bậc, nhưng tất cả anh em vẫn giữ vững tinh thần cách mạng. Mỗi buổi tối, mọi người ở các lao tù đều tổ chức nói chuyện, tranh luận về các vấn đề chính trị, học tập thêm văn hóa, tu dưỡng đạo đức, giữ vững tinh thần. Mọi sinh hoạt trong nhà lao đều được phân công trách nhiệm rõ ràng. Dần dần những hình ảnh ấy đã lấy được cảm tình của lính cai ngục. Ngay sau đó Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp lên nắm quyền đã ân xá và giảm án cho một số phạm nhân, đồng thời cho phép họ được trở về Đông Dương. Đầu năm 1935, hơn 30 anh em vừa tù chính trị, vừa thường phạm được đáp tàu trở về xứ sở. Tiếp đến trong các năm từ 1936-1938, triều đình Huế liên tục gửi thư đòi Chính phủ Pháp phải trả lại cho Việt Nam những phạm nhân đã mãn hạn tù hoặc đã được ân xá. Nhưng rồi Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ đã khiến đường về quê mẹ của nhiều người con đất Việt trở nên xa mù hơn. Dù nhiều lần tranh đấu đòi được trở về nước, thế nhưng trên thực tế số người Việt được đáp tàu trở về xứ sở chiếm không bao nhiêu. Phần lớn họ phải tiếp tục lao động khổ sai trong sâu thẳm những cánh rừng già để khai thác gỗ quí hay đi đào vàng, kim cương. Không chịu nổi sự khổ ải tù đày, nhiều người trong số đó đã nung nấu ý chí vượt ngục. Những cuộc vượt ngục Một đêm tối trời vào cuối mùa thu năm 1940, hai chiến sĩ cách mạng Việt Nam tên là H. và C. vượt ngục, đi sâu vào rừng thẳm. Ngày đi đêm nghỉ, hai người cứ thế cắt rừng già mà đi. Mọi việc đều suôn sẻ. Nhưng sang ngày thứ 11 thì cả hai bị lạc giữa khu rừng già, không hề tìm được hướng đi. Đúng lúc ấy thì C. lên cơn sốt cực độ. Đến lúc bệnh tình của C. thuyên giảm, cả hai tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng khi vừa đặt chân lên đất Hà Lan (thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ) thì bất ngờ cảnh sát xuất hiện. Không giấy tờ tùy thân, không người bảo lãnh lại thêm lệnh tróc nã phạm nhân trốn tù được phát đi từ xứ Guy-An đến khắp các thuộc địa. Lập tức chính phủ Hà Lan tống cổ C. và H. trở lại ngục thất Cay- En. Tại đây chúa ngục đã "ban" cho hai người những chiếc gông gỗ đeo cổ và những cặp xích xiềng nặng cả 10kg đeo vào chân. Bảy ngày sau, tòa án Cay-En tuyên án khổ sai chung thân đối với hai người. Không hề nản chí, cả hai tiếp tục bàn kế tìm cách vượt ngục lần hai. Một sớm mai, nhân cơ hội được đi làm ngoài, cả hai người đã tìm đường trốn thoát và được một vị thương khách Trung Hoa quen biết giới thiệu xuống gặp một đầu bếp làm việc cho một thương thuyền Hà Lan đang cập tại Cay-En. Nghe qua tình cảnh của hai người, vị đầu bếp liền đồng ý nhận lời sẽ giấu họ xuống hầm tàu: "Sáng mai tàu sẽ nhổ neo đi Tinh-Châu (Singapore)". Nghe vậy cả hai mừng rỡ khôn xiết. Nhưng rồi đến phút cuối, một trục trặc đã xảy ra, vị đầu bếp chỉ đồng ý tiếp nhận một trong hai người. Thương bạn sức lực quá yếu, C. đã nhường cho H. đi trước, còn mình đợi chuyến sau. Buổi chia tay nghẹn ngào đầy nước mắt. Xuống tàu, vị đầu bếp người Trung Hoa đã giấu H. trong một bao bố đặt cạnh bếp. Trên đường về Tinh- Châu, tàu ghé đảo Mác-ti-ních (Martinique) để chở mật mía. Tại đây sau khi nghe bảo "nhà đương cuộc trên đảo sắp xuống kiểm tàu", H. liền được vị đầu bếp "tốt bụng" cho chui vào hòm rương của mình ẩn trốn. Nhưng đen đủi thay, sau 10 giờ nằm trong rương, khi mở ra, trước mắt H. là hàng trăm lính da đen. "Con khỉ ốm này mà thằng Tàu kia bán đến 150 quan. Nếu vài tháng sau nó chết thì lỗ vốn bỏ mẹ”. Thì ra H. đã bị gã đầu bếp lừa bán cho một sở trồng mía ở đảo Mác-ti-ních. Làm nô lệ đằng đẵng 18 tháng trời, một ngày kia H. được ông chủ gọi lên: "Ông không muốn dùng mày nữa. Giờ mày muốn đi đâu?". Như m ở cờ trong bụng, H. ấp úng: "Cho xin được trở về quê hương xứ sở". Nghe vậy viên chủ sở mía mỉm cười một cách chế nhạo. Đúng một tuần sau, H. được "mãn nguyện" trở về nhưng không phải là quê hương An Nam b ản quán mà chính là ngục thất Guy-An ngày nào. Trích: Nguyễn Hữu Huân - người Việt đầu tiên bị đày ở Guyane? Tượng Thủ Khoa Huân tại công viên Thủ Khoa Huân, thành phố Mỹ Tho Nguyễn Hữu Huân sinh năm 1830 tại thôn Tịnh Giang, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, trấn Định Tường (nay là xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Năm 1852, ông đỗ thủ khoa kỳ thi tại trường thi hương Gia Định. Sau đó, ông ra làm quan, được bổ làm giáo thọ phủ Kiến An. Sau khi Pháp hạ thành Gia Định (tháng 2-1859), giữa năm 1859, ông hợp lực với Võ Duy Dương chiêu mộ nghĩa dũng, phất cờ khởi nghĩa. Tháng 7- 1862, ông đến căn cứ Tân Hòa (Gò Công) bàn việc thống nhất lực lượng nghĩa quân với Trương Định nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu chống quân Pháp. Tháng 7-1864, quan tổng đốc An Giang là Phan Khắc Thận đã nhu nhược bắt ông giao nộp cho quân giặc. Ngày 22-8-1864, ông bị chính quyền thực dân kết án khổ sai chung thân, đày đi Cayenne thuộc Guyane. Phải chăng lãnh tụ nghĩa quân Nguyễn Hữu Huân là người Việt đầu tiên bị đày ở Guyane? Tháng 2-1869, ông được thả về nước tìm cách liên lạc với những người yêu nước và mưu tính phát động một cuộc khởi nghĩa mới. Rồi ông bị bắt, bị xử chém ngày 15-4 năm Ất Hợi (19-5-1875). Tấm gương sáng ngời của ông vẫn được lưu giữ mãi trong ký ức của nhân dân và của hồn thiêng sông núi, đúng như một câu ca dao ở địa phương ca ngợi: Một lòng đền nợ nước non, Ngàn năm vẫn đỏ tim son anh hùng. TS sử học NGUYỄN PHÚC NGHIỆP _____________________________ Phóng viên Tuổi Trẻ đã bị tai nạn khi tác nghiệp trong rừng và phải nằm cấp cứu tại Guyane. Nhưng hành trình Guyane không vì thế mà dừng lại. . Nhà lao An Nam ở Guyane_ Kỳ 12 Kỳ 12: Tuyệt thực để tranh đấu Chủ trương của thực dân Pháp ở xứ Guy -An là phải giữ lại tất cả những phạm nhân bị lưu đày trong x ứ để có công nhân. chức một cu ộc tuyệt thực kéo dài hơn một tháng để phản đối nhà cầm quyền Pháp yêu cầu phải trả lại những người Việt đ ã mãn án tù đày để họ được trở về bản xứ. Sở dĩ cuộc tuyệt thực kéo dài. mù hơn. Dù nhiều lần tranh đấu đòi được trở về nước, thế nhưng trên thực tế số người Việt được đáp tàu trở về xứ sở chiếm không bao nhiêu. Phần lớn họ phải tiếp tục lao động khổ sai trong