K NỘI MẠC TỬ CUNG SAU PHẪU THUẬT CẮT NỘI MẠC Giới thiệu PTCNM đã được sử dụng như một biện pháp điều trị thay thế cho phẫu thuật cắt TC ở những BN bị RHAĐ cơ năng thất bại với điều trị nội khoa (không muốn bảo tồn khả năng sinh sản) hoặc ở những phụ nữ bị RHAĐ sau mãn kinh do các bệnh lý lành tính của NMTC hoặc cơ TC. Về mặt kỹ thuật, nguyên tắc của PTCNM là nội soi buồng tc và sử dụng vòng điện (đơn cực hoặc lưỡng cực) hoặc điện cực đốt cầm máu (“roller-ball”) lấy đi toàn bộ bề dầy của lớp NMTC và một ít cơ ở lớp nông (để bảo đảm lấy được toàn bộ các tuyến cơ bản của nội mạc). Mặc dù theo lý thuyết thì NMTC đã được cắt hoàn toàn trong phẫu thuật, nhưng y văn đã mô tả các trường hợp vẫn bị KNMTC sau PTCNM. Những giáo sư và bác sỹ của Khoa Sản Phụ, Polyclinique de l’Hôtel-Dieu, CHU Clermont Ferrand, Pháp đã thực hiện một nghiên cứu hồi cứu về vấn đề này. Mẫu nghiên cứu bao gồm 3769 trường hợp được PTCNM do RHAĐ bất thường, trong khoảng thời gian từ 1/1994 đến 12/2005 tại Department of Obstetrics and Gynecology, University Hospital of Clermont Ferrand, vùng Auvergne nước Pháp. Để xác định các đối tượng bị KNMTC, nhóm nghiên cứu sử dụng các dữ liệu quản lý BN từ các cơ sở y tế (của nhà nước lẫn tư nhân) trong vùng Auvergne. Trong số 852 BN KNMTC được phát hiện trong khoảng thời gian 1994 - 2005, có 4 BN thuộc nhóm 3769 trường hợp được PTCNM. Bảng 1: Dữ kiện của các BN Yếu tố nguy cơ Tuổi m ãn kinh (năm) Tuổi Δ K (năm) Th ời gian cắt NMTC – Δ K (năm) Para Tiền căn BMI Dùng NTTT 1 53 73 10 1011 CHA 21 (+) trư ớc soi buồng TC (+) sau hysteroscopy 2 40 68 8 0000 CHA 33 3 50 58 5 2022 CHA Tăng cholesterol máu 39 (+) trư ớc soi buồng TC (- ) sau soi buồng TC 4 57 62 6 2002 Nhược giáp 34 (+) sau soi buồng TC Δ: chẩn đoán Báo cáo các trường hợp Trường hợp thứ nhất: BN 63 tuổi, para 1011 (mổ lấy thai), có tiền căn bị CHA đã được điều trị. BMI là 21 và BN đã điều trị NTTT liên tục trong 8 năm với Oestrogel (estradiol) và Utrogestan (progesterone tự nhiên). BN có nhiều giai đoạn bị ra máu thấm giọt trong các năm 1992 – 1994, được siêu âm kiểm tra nhiều lần nhưng không điều trị gì cho đến 3/1995 thì bị băng huyết. Kết quả siêu âm cho thấy NMTC 8mm và có hình ảnh nghi ngờ là polyp NMTC và u xơ TC dưới niêm mạc. BN được nội soi buồng TC cắt polyp, u xơ TC dưới niêm và toàn bộ lớp nội mạc bằng vòng điện đơn cực trong 4/1995. Trong lúc nội soi buồng TC, NMTC không có dấu hiệu gì bất thường. Kết quả giải phẫu bệnh là fibri-glandular polype của nội mạc, u cơ trơn lành tính và nội mạc bình thường. Sau phẫu thuật, BN tiếp tục liều NTTT như trước trong 10 năm, đến 2005 thì bà bị băng huyết trở lại. BN được nội soi buồng TC vào 8/2005 thì phát hiện có polyp NMTC và tăng sinh NMTC. Mô nạo buồng TC cho kết quả mô học là K tế bào sáng biệt hóa tốt. Trong 10/2005, sau khi được nội soi cắt TC và 2 phần phụ kèm với nạo hạch chậu, BN được xạ trị. Chẩn đoán mô học sau cùng là K tuyến NMTC biệt hóa trung bình tới kém, có 10% tế bào sáng và đã xâm nhiễm vào 50% lớp cơ TC tuy chưa gây tắc mạch. BN thuộc giai đoạn ІB, GII-III theo FIGI. Trường hợp thứ hai: BN 60 tuổi, chưa từng mang thai, bị CHA và BP (BMI = 33). Năm 1992, bà bị ra máu âm đạo thấm giọt và đã được nạo buồng TC. Năm 1997, BN bị băng huyết 8 tháng, siêu âm thấy NMTC 10mm (9/1997). 10/1997, BN được nội soi buồng TC và phát hiện có 2 polyp NMTC lớn, một trong số đó có hình ảnh nghi ngờ ở vùng gần cuống. Phẫu thuật cắt polyp rồi cắt toàn bộ NMTC được tiến hành và cho kết quả giải phẫu bệnh là glandulo-cystic polype và NMTC bị teo. 8/2005, BN nhập viện vì băng huyết trầm trọng. Hình ảnh MRI cho thấy có tổn thương NMTC echo không đồng nhất thâm nhiễm vào cơ TC. BN được nội soi buồng TC ngay trong tháng này phát hiện hai tổn thương dạng polyp có hình ảnh nghi ngờ. Kết quả mô học của mô nạo buồng TC là K tuyến NMTC biệt hóa trung bình ở trên vùng NMTC dạng polyp. 9/2005, BN được mở bụng cắt TC và 2 phần phụ, nhưng không kèm với nạo hạch chậu do có khó khăn về mặt kỹ thuật (BN bị BP). Sau phẫu thuật, BN được xạ ngoài. Chẩn đoán cuối cùng là K tuyến NMTC biệt hóa tốt xâm nhiễm hơn 50% cơ TC, với phân giai đoạn của FIGO là IC, GI. Trường hợp thứ ba BN 53 tuổi, para 2022, bị BP (BMI = 39), có tiền căn CHA đã điều trị và tăng cholesterol máu. Bà đã mãn kinh và sử dụng NTTT trong 3 năm. BN nhập viện 1/2000 vì băng huyết và xét nghiệm HSG phát hiện có 2 polyp NMTC. 4/2000, các phẫu thuật viên sử dụng vòng điện đơn cực rồi roller-ball để cắt polyp và toàn bộ NMTC. Kết quả mô học là glandulo-cystic polype và rất ít lạc tuyến NMTC trong cơ TC. 12/2004, BN bị băng huyết tái phát và bà phải ngưng điều trị NTTT. BN được làm HSG với kết quả nghi ngờ. 3/2005, phẫu thuật nội soi buồng TC được tiến hành và do chỉ quan sát thấy tăng sản NMTC không có dấu hiệu nghi ngờ nên phẫu thuật viên tiến hành cắt NMTC bằng vòng điện lưỡng cực (Versapoint, Gynecare). Báo cáo giải phẫu bệnh cho biết BN bị K tuyến NMTC trong biểu mô biệt hóa tốt. Một tháng sau BN được nội soi cắt TC và 2 phần phụ kèm với nạo hạch chậu. Sau phẫu thuật, BN được xạ trị ngắn hạn. Chẩn đoán cuối cùng là K tuyến gai NMTC biệt hóa tốt không xâm lấn cơ TC. Theo FIGO, BN thuộc giai đoạn IA, GI. Trường hợp thứ tư BN 56 tuổi, para 2002, kinh nguyệt đều, bị BP (BMI = 34) và có tiền căn nhược giáp. 9/1993, BN nhập viện do băng huyết kéo dài đã 7 tháng, HSG cho thấy hình ảnh nghi ngờ polyp NMTC và lạc tuyến trong cơ TC. Nội soi buồng TC quan sát thấy trên nền NMTC kém tăng trưởng có những vùng tăng sinh. Đáy TC có các đốm xuất huyết gợi ý đến tình trạng lạc tuyến trong cơ TC. BN được cắt toàn bộ NMTC bằng vòng điện đơn cực và kết quả mô học là tăng sinh đơn giản dạng polyp. 10/1994, BN bắt đầu sử dụng NTTT với Oestrogel (estradiol) 25 ngày/tháng + Luteran 5 (chlormadinone) 12 ngày/tháng. Siêu âm TC kiểm tra vào 6/1996 trong giới hạn bình thường. Nhưng BN tái phát triệu chứng băng huyết vào 1/1999 nên phải dừng NTTT. Kết quả siêu âm 5/1999 cho thấy NMTC 15mm. BN được sinh thiết NMTC và kết quả giải phẫu bệnh là K tuyến NMTC biệt hóa tốt. BN được nội soi cắt TC và 2 phần phụ kèm với nạo hạch chậu vào 7/1999. Sau phẫu thuật, BN được xạ trị ngắn hạn. Chẩn đoán cuối cùng là K tuyến NMTC biệt hóa tốt xâm lấn < 50% cơ TC, thuộc giai đoạn IB, GI theo FIGO. Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng và kỹ thuật can thiệp PP cắt NMTC Hoàn cảnh Δ K Mô h ọc sau nội soi buồng TC Mô h ọc của K, giai đo ạn & phân Điều trị sau Δ bệnh độ 1 Cắt polyp Cắt u xơ Cắt NMTC Tái phát XHAĐ khi dùng NTTT Polyp sợi tuyến U xơ K tuy ến NMTC với tế bào sáng IB, GII-III N ội soi: cắt TC + cắt 2 pp + nạo hạch Xạ trị 2 Cắt polyp Nạo buồng TC Tái phát XHAĐ Hai polyp tuy ến bọc NMTC teo K tuyến NMTC IC, GI M ở bụng: cắt TC + cắt 2 pp Xạ trị 3 Cắt polyp Cắt NMTC Đ ốt NMTC /roller-ball Tái phát XHAĐ Ba polyp tuy ến bọc Lạc tuyến cơ TC K tuyến NMTC IA, GI N ội soi: cắt TC + cắt 2 pp + nạo hạch Xạ trị 4 Cắt NMTC Tái phát XHAĐ khi dùng NTTT Tăng sản đ ơn giản dạng polyp K tuyến NMTC IB, GI N ội soi: cắt TC + cắt 2 pp + nạo hạch Xạ trị PP: phương pháp, Δ: chẩn đoán, 2pp: 2 phần phụ Thảo luận KNMTC sau PTCNM hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra, như các trường hợp đã được báo cáo trong y văn. Tuy tỷ lệ chính xác vẫn chưa được xác định nhưng trong nhiều trường hợp được mô tả thì bệnh được chẩn đoán trong giai đoạn đã tiến triển và triệu chứng thường gặp nhất là RHAĐ bất thường tái phát. . K NỘI MẠC TỬ CUNG SAU PHẪU THUẬT CẮT NỘI MẠC Giới thiệu PTCNM đã được sử dụng như một biện pháp điều trị thay thế cho phẫu thuật cắt TC ở những BN bị RHAĐ cơ. BN được mở bụng cắt TC và 2 phần phụ, nhưng không k m với nạo hạch chậu do có khó khăn về mặt k thuật (BN bị BP). Sau phẫu thuật, BN được xạ ngoài. Chẩn đoán cuối cùng là K tuyến NMTC biệt. lâm sàng và k thuật can thiệp PP cắt NMTC Hoàn cảnh Δ K Mô h ọc sau nội soi buồng TC Mô h ọc của K, giai đo ạn & phân Điều trị sau Δ bệnh độ 1 Cắt polyp Cắt u xơ Cắt NMTC