Chơi với trẻ sáu tháng tuổi Bắt đầu từ khoảng sáu tháng tuổi, trẻ đã quan tâm tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Đây chính là khoảng thời gian mà sự giao tiếp và trò chơi với trẻ sẽ bước vào một giai đoạn mới. Bên cạnh những lo lắng quen thuộc về cân nặng, sức khỏe hay dinh dưỡng, cha mẹ bắt đầu cần phải quan tâm hơn đến sự an toàn cho trẻ. Khi đã bước sang tháng thứ sáu, trẻ bắt đầu tích cực luyện tập những kỹ năng ngôn ngữ: cố gắng hiểu những gì nó nghe thấy và tập nói. Vào khoảng cuối tháng thứ sáu nhiều trẻ bắt đầu phát âm một cách vô thức những âm tiết, dù rằng đó chưa thể gọi là những từ có ý nghĩa: ma – ma, la – la….Đó chưa phải là từ, nhưng đó là giai đoạn luyện tập quan trọng để chuẩn bị cho ngôn ngữ. Lời khuyên dành cho bạn • Hãy cố gắng nói chuyện với trẻ nhiều hơn, nói chậm và nói những câu đơn giản (thí dụ Quả bóng kìa, con chó xinh, mẹ kìa, ba kìa…). Điều đó khiến trẻ dễ dàng tập trung vào những âm thanh và hiểu sự ám chỉ của các âm thanh ấy. Chỉ cho trẻ thấy và gọi tên những đồ vật cụ thể gần gũi và quen thuộc xung quanh. Hãy chú ý lựa chọn những vật có tính chất phân biệt rõ rệt theo hình thức, màu sắc như “quả bóng xanh”, Con mèo trắng lông xù”,bắt chước các tiếng kêu của con vật như “Con vịt kêu quạc quạc”, “ Con chó sủa gâu gâu”… Hãy hỏi trẻ xem đồ vật nào đó để ở đâu: thí dụ: “Quả bóng đâu rồi?”. Hãy đọc những bài thơ nhỏ hay hát những bài hát trẻ em vui vẻ cho trẻ nghe và thường xuyên nhắc lại chúng. Hãy ngay từ lúc này làm quen trẻ với sách, đọc cho trẻ những cuốn truyện tranh nhiều màu với những chuyện cổ tích ngắn. • Thường xuyên yêu cầu trẻ thực hiện những hành động đơn giản, thí dụ: “Đưa mẹ cái núm vú nào” “Con nói đi” Nếu trẻ chưa hiểu những điều bạn nói, hãy chỉ cho trẻ thấy bạn đang muốn trẻ làm gì. • Cố gắng đừng bao giờ cao giọng với nhau trước mặt trẻ, đừng cãi nhau, trẻ em rất nhạy cảm với không khí gia đình. Trẻ hiếu động khám phá thế giới Trẻ con tò mò trước mọi thứ và sẵn sàng cho vào mồm tất cả những gì mà nó túm được. Để nhận ra thế giới, trẻ thường đòi mẹ bế tới gần mọi thứ có vẻ thú vị nào đó. Làm cho nó xao lãng khỏi những điều đó chỉ có thể là các âm thanh. Bên cạnh đó, trẻ quan tâm đến mọi thứ đồ chơi. Lời khuyên dành cho bạn: • Hãy cho trẻ làm quen với những thứ đồ chơi phức tạp hơn có gắn kính, có những cánh cửa mở được, có bánh xe, có đèn và có nhạc điệu… • Hãy cho trẻ khả năng được phát triển độc lập bằng cách thí nghiệm bản thân mình với các trò chơi có các động tác lăn, nhấn, ném, xé. • Hãy chú ý đừng để cho trẻ vớ được những vật nhỏ xíu như cúc áo, đồng xu…nếu bạn lơ đễnh, để trẻ cho vào miệng những vật nhỏ ấy, hay tệ hơn nữa bắt đầu nuốt và khó thở vì chúng, hãy xách ngược chân trẻ lên, vỗ vào lưng nó thật mạnh và ngay lập tức gọi xe cấp cứu hay đưa trẻ tới bệnh viện. Bé và sự an toàn Các nhà tâm lý học khuyên các bậc làm cha mẹ hãy vô cùng cẩn thận trong việc giáo dục trẻ ngay từ những tháng này. Bạn không thể “Cấm” tất cả. Quá nhiều sự cấm đoán sẽ dẫn đến tình trạng thường xuyên trẻ phải “phá hoại” chúng. Nhưng cho phép tất cả thì sẽ dẫn tới những nguy hiểm khôn lường. Vì thế đây chính là lúc bạn hãy quan sát lại ngôi nhà của bạn một lần nữa. • Hãy cất tấc cả mọi loại thuốc men và các chất tẩy rửa có tính chất hóa học lên thật cao. Để tất cả những thứ ấy ngoài tầm tay với của trẻ. Những chiếc hộp hay thùng dưới thấp hãy khóa thật kỹ , làm sao cho trẻ đừng tình cờ bị dập ngón tay vì những cánh cửa tủ nhỏ. Trong tủ thấp chỉ nên để những món đồ không nguy hiểm. Hãy cất đi một thời gian những chiếc bình hoa yêu quý và những hộp đồ xinh xinh. • Hãy nhớ rằng ngã từ trên cao, dù chỉ là từ trên divang xuống đất, cũng có thể nguy hiểm với trẻ. Tốt nhất hãy sớm dạy cho trẻ cách trèo từ divang hay giường xuống đất (Cho hai chân xuống trước) trước khi trẻ có thể tự leo lên divang hay giường. Hãy giữ gìn trẻ, cùng chúng khám phá thế giới và bảo vệ chúng khỏi mọi nguy hiểm. . Chơi với trẻ sáu tháng tuổi Bắt đầu từ khoảng sáu tháng tuổi, trẻ đã quan tâm tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Đây chính là khoảng thời gian mà sự giao tiếp và trò chơi với trẻ. về cân nặng, sức khỏe hay dinh dưỡng, cha mẹ bắt đầu cần phải quan tâm hơn đến sự an toàn cho trẻ. Khi đã bước sang tháng thứ sáu, trẻ bắt đầu tích cực luyện tập những kỹ năng ngôn ngữ:. nói. Vào khoảng cuối tháng thứ sáu nhiều trẻ bắt đầu phát âm một cách vô thức những âm tiết, dù rằng đó chưa thể gọi là những từ có ý nghĩa: ma – ma, la – la….Đó chưa phải là từ, nhưng