1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tốt nghiệp: Thị trường bảo hiểm Việt Nam pps

113 536 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

TRƯỜNG ………………… KHOA……………………… [\[\ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài: Thị trường bảo hiểm Việt Nam THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - K38F SVDTU.net SVDTU.net 1 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỀM. l. Nguồn gốc ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm thế giới. Bất cứ ngành nghề nào đều ra đời từ nhu cầu đòi hỏi khách quan trong những điều kiện nhất định. Cho đến nay, chưa ai có thể xác định chính xác nguồn gốc của bảo hiểm bắt đầu từ bao giờ, nhưng mọi người công nhận các hoạt động sơ khai, mang tính bảo hiểm đã có từ rất lâu. Các hoạt động đó đáp ứng nhu cầu bảo vệ cuộc sống con người ở mọi nơi, mọi lúc trước những rủi ro trong cuộc sống. Cùng với sự phát triển của xã hội, các nhu cầu trở nên đa dạng và phức tạp hơn, cả về quy mô, mức độ và thời hạn. Theo đó, các hoạt động để đáp ứng nhu cầu ấy cũng phát triển một cách tương ứng. Các hoạt động này dần dần được quy định lại một cách chính thức, hợp pháp theo các tiêu chuẩn khác nhau và có tên gọi chung là bảo hiểm. Những nghiên cứu về lịch sử phát triển của hoạt động bảo hiểm cho thấy hoạt động bảo hiểm trong quá trình phát triển đã trải qua 3 hình thái: dự trữ thuần túy, cho vay nặng lãi và cuối cùng là hình thức thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm các bên. 1.l. Dự trữ thuần túy. Những bằng chứng lịch sử cho thấy từ rất xa xưa cho đến nay con người đã ý thức được việc tự bảo vệ để tồn tại, trong đó vấn đề đầu tiên là dự trữ thức ăn kiếm được hàng ngày phòng khi đói kém. Ví dụ: vào những năm 2.500 trước công nguyên (TCN) - hơn 4.000 năm trước đây, ở Ai Cập những người thợ đẽo đá đã biết thiết lập quỹ để giúp đỡ nạn nhân của các vụ tai nạn. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - K38F SVDTU.net SVDTU.net 2 1.2. Cho vay nặng lãi. Hệ thống cho vay phát triển cùng với sự mở rộng thương mại và buôn bán giữa các quốc gia, các vùng, các châu lục. Dấu ấn đáng chú ý là: hệ thống vay mượn lãi suất cao để mua và vận chuyển hàng hóa ở Babylon (khoảng l.700 năm TCN) và AThen (khoảng 500 năm TCN). Khi hàng hóa bị mất trong quá trình vận chuyển thì người đi vay sẽ không phải trả khoản tiền đã vay. Khiếm khuyết của hệ thống này là lãi suất hà khắc, có khi lên đến 40% và phải trả trước (Nghiên cứu lịch sử phát triển bảo hiểm cho thấy phần lãi suất cho vay được khấu trừ trước nay là dấu hiệu của phí bảo hiểm ngày nay). Do vậy, nhà thờ và các hội tôn giáo đã can thiệp bằng các sắc lệnh để chấm dứt hoạt động cho vay nặng lãi. (Trích: Đại cương về BH và BH nhân thọ - Tổng công ty BHVN) Vì nhu cầu cần tiền và cần sự đảm bảo cho chuyến hàng của các nhà buôn vẫn rất lớn, đặc biệt khi thông thương buôn bán đang phát triển và mang lại lãi suất rất cao, các hình thức khác đã ra đời. 1.3. Thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi của các bên. Để giải quyết nhu cầu tiền vốn và nhu cầu giảm các thiệt hại lớn cho các nhà buôn, có 2 phương pháp khả thi. Đó là: a. Hình thức cổ phần. Chuyến hàng được tạo lập bằng sự đóng góp của nhiều người. Mỗi người góp một phần nào đó (bằng tiền hoặc hàng hóa) vào chuyến hàng và cùng chịu trách nhiệm theo phần đóng góp đó. Khi chuyến hàng về đến đích, lợi nhuận sẽ được chia cho mọi người theo tỷ lệ đóng góp cổ phần. Nếu chuyến hàng chẳng may gặp rui ro thì hậu quả thiệt hại cũng được chia sẻ cho nhiều người. Hình thức này giảm được gánh nặng tổn thất cho nhiều người cùng gánh chịu. Nhưng nó vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như: kêu gọi cho đủ người tham gia góp cổ phần sẽ mất nhiều thời gian, phải dàn xếp thỏa thuận chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi b. Hình thức bảo hiểm. Những thỏa thuận bảo hiểm đầu tiên xuất hiện gắn liền với hoạt động giao lưu buôn bán hàng hóa bằng đường biển. Những thỏa thuận bảo hiểm trong lĩnh vực hàng hải có nội dung cơ bản như sau: Một bên là nhà buôn, chủ tàu chấp nhận trả một khoản tiền nhất định, nếu hàng hóa, tàu thuyền không đến được nơi giao hàng do một số nguyên nhân nhất định thì bên thứ hai (Người bảo hiểm) sẽ trả bên thứ nhất một THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - K38F SVDTU.net SVDTU.net 3 khoản tiền nhằm bù đắp cho những thiệt hại đã xảy ra. Như vậy, có thể coi bảo hiểm hàng hải là sự khởi đầu của ngành bảo hiểm. Bản hợp đồng bảo hiểm cổ nhất còn lưu lại được phát hành tại thành phố cảng Genoa - Italia, vào năm 1347. Sau đó, cùng với cuộc cách mạng thương mại vào thế kỷ 14, 15 thúc đẩy sự mở rộng vận tải hàng hải, bảo hiểm hàng hải cũng phát triển mạnh mẽ. Hoạt động bảo hiểm ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội xoài người. Hoạt động này đã đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết về an toàn của con người trong cuộc sông và sinh hoạt. Bảo hiểm hàng hải là loại bảo hiểm đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm. Sau đó, lần lượt là bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác.[8] b1. Bảo hiểm hỏa hoạn: Vụ cháy lớn ở Anh vào năm 1666 đã thiêu hủy trên 13.000 tòa nhà, là thảm họa lớn nhất từ trước cho đến thời điểm đó. Nhu cầu về cơ chế bảo hiểm cho tài sản trước rủi ro cháy dẫn tới sự ra đời của các công ty bản hiểm trong lĩnh vực hỏa hoạn. Năm 1667, công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên đã ra đời ở nước Anh. [8] b2. Bảo hiểm nhân thọ: Công ty bảo hiểm nhân thọ Equitable là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được thành lập ở Anh vào năm 1762. Có thể nói rằng nước Anh là chiếc nôi của ngành dịch vụ bảo hiểm thế giới. Cho đến ngày nay, đây vẫn là trung tâm của các hoạt động bảo hiểm. b3. Các loại bảo hiểm khác. Cuối thế kỷ 19, cùng với sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí, hàng loạt các nghiệp vụ bảo hiểm đã xuất hiện và phát triển rất nhanh: bảo hiểm ô ô, bảo hiểm máy bay, bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Ngày nay, bảo hiểm đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Ngành bảo hiểm thương mại đang giữ một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển. 2. Sự phát tiền của ngành bảo hiểm thế giới. Ngày nay ngành bảo hiểm trên thế giới đã trở thành một ngành rất lớn mạnh. Các hoạt động bảo hiểm bao trùm lên mọi lĩnh vực đời sống xã hội và thị trường bảo hiểm rộng lớn cũng tác động mạnh mẽ lên các thị trường khác. 2.1. Các thị trường bảo hiểm Châu Âu. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - K38F SVDTU.net SVDTU.net 4 Châu Âu là cái nôi của bảo hiểm hiện đại và vẫn là một thị trường chủ yếu tầm thế giới với tốc độ phát triển nhanh, nhất là ngành bảo hiểm Nhân thọ và Tiết kiệm. Dưới ảnh hưởng của ủy ban Châu Âu, các nước thuộc Liên minh Châu Âu (có 15 nước từ năm 1995) triển khai dần dần một thị trường bảo hiểm chung, nhưng vẫn chưa thống nhất về mặt pháp lý (hợp đồng, trách nhiệm dân sự), cũng như vấn đề thuế.Ba thị trường chính của Châu Âu là Đức, Anh và Pháp. Thị trường bảo hiểm của một số nước Tây Âu khác từ lâu có sự năng động vượt qua ban giới quốc gia như: Thụy Sĩ, Hà Lan, Ý, Thụy điển, Luxembourg. Thị trường các nước Nam Âu, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, có tốc độ phát triển nhanh nhất. Các nước Đông Âu, đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế nhà nước sang nền kinh tế tự do hơn, có những chuyển biến sâu sắc, tăng trưởng mạnh và rất sôi động. Ủy ban Bảo hiểm Châu Âu công bố các số liệu thống kê về thị trường của 25 Hiệp hội quốc gia là thành viên của ủy ban này. Năm 2001, các số liệu tổng thể như sau: Bảng1: Các chỉ tiêu về Bảo hiểm của 25 quốc gia Châu Âu năm 2001 Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 251.577 triệu ECU 51,3% Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ 238.669 triệu ECU 48,7% Tổng doanh thu của hai ngành bảo hiểm trên 490.246 triệu ECU Số lượng nhân viên của các công ty này 5.303 Phí bảo hiểm nhân thọ theo bình quân đầu người 977.256 Phí bảo hiểm phi nhân thọ theo bình quân đầu người 492 ECU Tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ theo BQ đầu người 659 ECU Tỉ lệ: phí bảo hiểm/ Tổng sản phẩm quốc dân 6,9% Đầu tư của các công ty bảo hiểm 2.585.506 triệu ECU Tỉ lệ: đầu tư tài chính/ Tổng sản phẩm quốc dân 37,05% 37,05% Phí bảo hiểm bình quân mỗi công ty 92 triệu ECU Số lượng nhân viên trung bình mỗi công ty 184 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - K38F SVDTU.net SVDTU.net 5 (Nguồn: Giáo khoa Quốc tế về Bảo hiểm) Năm 1999, doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm Châu Âu tăng gần 7%, trong đó 5,9% trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và 7,5% là bảo hiểm nhân thọ. Mặc dù bị giảm so với những năm trước, nhưng việc này vẫn khẳng định xu hướng tăng được duy trì từ nhiều năm nay. - Doanh thu bảo hiểm Châu Âu tăng nhanh hơn Tổng sản phẩm quốc nội một cách rõ rệt, năm 1980 chiếm 4% GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) lên tới 6,9% năm 1999 - Ngành bảo hiểm Nhân thọ tăng nhanh hơn ngành bảo hiểm Thiệt hại, gán đạt đến sự chín muồi, trừ ở các nước Nam Âu nơi mà nhu cầu còn rất lớn. Trong 15 năm gần đây, bảo hiểm Nhân thọ đã tăng nhanh hơn GDP 2,5 lần, điều này thể hiện một phần tiết kiệm của các hộ gia đình chuyển hướng sang sản phẩm bảo hiểm và nỗi lo lắng của một phần công chúng về tương lai của các chế độ bảo hiểm và hưu trí của Nhà nước. Phần lớn các tập đoàn bảo hiểm Châu Âu hoạt động mạnh ở nước ngoài và đã trở thành những công ty đa quốc gia thực sự. Trong vòng 30 năm gần đây, thị trường bảo hiểm Châu Âu đã có những tiến triển sâu sắc. Không những chỉ phát triển rất ổn định mà tất cả các luật bảo hiểm quốc gia cũng biến đổi sâu sắc dưới tác động bền bỉ của giới lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU). Thậm chí những nước không nằm trong số 15 nước thành viên của EU cũng hầu như thông qua luật bảo hiểm được soạn thảo dựa trên các nguyên tắc của Ủy ban bảo hiểm Châu Âu liên quan đến thị trường bảo hiểm. - Thị trường bảo hiểm Anh: Chúng ta đã thấy các hoạt động bảo hiểm hiện nay được biết đã ra đời chính tại Ý, sau đó là ở các nước thuộc vùng Địa Trung Hải và vịnh Ban Tích. Tuy nhiên, một điều không thể chối cãi được là các hình thức bảo hiểm hiện đại lại phát triển chính tại Anh, từ thế kỷ XVII. Sự bành trướng phi thường về kinh tế và chính trị của Anh vào thế kỷ XIX đã làm cho các doanh nghiệp Anh quốc, trong đó có các công ty bảo hiểm phát triển rực rỡ trên thế giới và có ảnh hưởng rất lớn trong một thời gian dài. Rất nhiều ngành bảo hiểm đã được hình thành bởi những Công ty bảo hiểm Anh và giữ được vai trò ngự trị lâu dài nhờ vào năng lực cao, khả năng bảo hiểm và mạng lưới rộng khắp thế giới của các chuyên gia, công ty tài chính và môi giới bảo hiểm. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - K38F SVDTU.net SVDTU.net 6 Thị trường bảo hiểm Anh có 926 công ty, năm 2001, đạt doanh thu bảo hiểm trực tiếp là 227904 triệu USD, bằng 5,97% thị trường thế giới. Như vậy, phí bảo hiểm bình quân đầu người là 2.964,2 USD, trong đó 64% là bảo hiểm nhân thọ. Tỉ trọng bảo hiểm trong GDP đạt l4,33%, cao nhất ở Châu Âu, sau Thụy Sỹ. [16] - Các thị trường bảo hiểm Châu Á. Ở Châu Á, bảo hiểm bành trướng rất nhanh, cùng với sự phát triển kinh tế của lục địa này và quá trình tự do hóa kinh tế đang diễn ra tại phần lớn các nước có nền kinh tế tập trung. Trong thập kỷ qua, doanh thu bảo hiểm hàng năm tăng trung bình 15%. Bảng 2: Các thị trường bảo hiểm chính ở Châu Á năm 1999. Nước Doanh thu bảo hiểm năm 1999 (tr. USD) Tỷ trọng bảo hiểm nhân thọ (%) Phí bảo hiểm bình quân đầu người USD Tỷ trọng bảo hiểm trong GDP Nhật Bản 637.256 80,1 5.088 12,78 Hàn Quốc 59.989 77,9 1.337 13,16 Đài Loan 14.397 67,7 678 5,53 Trung Quốc (không kể Hồng Kông) 7.368 31,6 6 1,17 Ấn §é 6.026 70,0 6 2,01 Hång K«ng 5.037 60,9 813 3,51 Israel 5.010 45,5 904 5,78 Th¸i Lan 4.076 47,6 67 2,43 Singapor 3.678 67,2 1.190 4,25 Malaixia 3.651 49,3 181 4,28 Indonesia 2.380 38,8 12 1,40 Phillipines 1.123 43,4 16 1,52 A rËp xª ót 712 3,7 40 0,57 C¸c tiÓu v¬ng quèc ¶ RËp thèng nhÊt 645 12,7 220 1,69 I ran 507 6,9 7 0,48 Pakistan 478 43,3 4 0,81 Cô oét 188 12,5 111 0,71 Oman 119 17,4 55 0,99 Jordanie 117 19,5 22 1,78 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - K38F SVDTU.net SVDTU.net 7 Ba – ranh 101 15,8 180 2,24 (Nguồn: Bảo hiểm quốc tế - Trường Quốc gia Bảo hiểm Paris) 2.2. Tình hình thị trường bảo hiểm toàn cầu. Thị trường bảo hiểm trên thế giới hiện nay đang có những biến đổi sâu sắc Những người có trên 25 năm thâm niên công tác trong ngành bảo hiểm đã bình luận rằng, họ chưa từng thấy tình hình thị trường bảo hiểm toàn cầu như hiện nay: Khả năng tài chính của thị trường là khổng lồ, cạnh tranh gay gắt và không lành mạnh mà hậu quả là phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm xấu đi một cách ghê gớm. Quan điểm chung hiện nay là các nhà bảo hiểm và các nhà n.hận tái bảo hiểm không còn bảo hiểm rủi ro nữa mà chỉ đơn thuần là chạy theo những tỉ lệ phí và những điều kiện bảo hiểm mà người ta cho là "điên rồ" và "không thể chịu đựng được". Sự thực là khái niệm "định giá đúng" đã bị lấn át bởi "các lí do thương mại", và ngày nay bảo hiểm giống như một thị trường hàng hóa thông thường, nơi mà chất lượng phục vụ và giá trị gia tăng, những nét đặc trưng cơ bản trong hoạt động kinh doanh của bảo hiểm không còn mấy ý nghĩa so với giá cả (phí bảo hiểm). Đối với một ngành kinh doanh như ngành bảo hiểm thì đó ít nhất cũng là điều đáng tiếc, đó là điều cực kỳ nguy hiểm xét về lâu dài đối với cả hai bên: người bán bảo hiểm và khách hàng của họ. Mặt khác, tình trạng "thị trường mềm" không phải là mới. Nó đã từng xảy ra trước đây, nhưng có lẽ không phải với mức độ nghiêm trọng như hiện nay và với rất ít triển vọng sẽ được cải thiện trong những năm tới. Đương nhiên, không ai hoài nghi là trong mấy năm qua, các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm đã thu được khá nhiều lợi nhuận. Xét trên góc độ thị trường bảo hiểm toàn cầu thì vụ động đất ở Kobe Nhật Bản chỉ là một chấn động nhẹ. Lloydss of London có vẻ như vừa mới bình phục sau trận ốm "thập tử nhất sinh" đầu những năm 90 (Mặc dù bản báo cáo đầu tiên mới công bố gần đây của Equitas, một cơ quan đóng vai trò hết sức quan trọng trong kế hoạch xây THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - K38F SVDTU.net SVDTU.net 8 dựng lại và cải cách của Lloyd's, chắc là đã làm chấn động toàn thị trường, bởi lẽ theo báo cáo đó thì những khiếu nại đòi bồi thường sẽ phải giải quyết trong tương lai tỏ ra khác xa một cách nguy hiểm so với dự kiến ban đầu). Bảo hiểm thế giới đã được chứng kiến sự tăng lên chưa từng thấy của các khả năng tài chính mới ở Hoa Kỳ, Bermuda và các nơi khác, đặc biệt là trong lĩnh vực tái bảo hiểm. Ai nấy đều muốn chia phần và cạnh tranh ác liệt, hông chỉ làm cho phí bảo hiểm giảm xuống một cách đáng kể, mà còn làm giảm cả chất lượng sản phẩm bảo hiểm. Trước tình hình đó, tất cả đều buộc phải tập trung mọi sức lực bảo vệ công việc làm ăn của mình khỏi bị tấn công, cố gắng đạt được sự tăng trưởng và thực hiện được các mục tiêu chiến lược về lợi nhuận trước sự hiện diện của một "thị trường mềm", do đó còn đâu thời gian và cảm hứng để làm những việc như: tập trung nghiên cứu để cung cấp những sản phẩm mới có chất lượng cao nhằm đáp ứng các nhu cầu thay đổi hàng ngày, để hành động một cách chủ động sáng tạo chứ không phải phản ứng một cách thụ động; để ngẩng cao đầu và nhìn về tương lai. Cũng cần nói thêm rằng ngành bảo hiểm đang trải qua những thay đổi cực kỳ sâu sắc. Một nhóm các nhà bảo hiểm chuyên nghiệp đang thực hiện những thay đổi quan trọng về cơ cấu. Việc sáp nhập và mua lại các hãng môi giới và các công ty bảo hiểm đang diễn ra trên khắp thế giới. Ngày càng có nhiều công ty tái bảo hiểm được thành lập để cung cấp các giải pháp mới về bảo hiểm mức vượt trội cho những công ty muốn chọn mức giữ lại cao. Các giải pháp bảo hiểm trực tiếp không qua trung gian đang trở nên ngày càng phổ biến. Cái mà người ta đang tập trung phê phán là ngành bảo hiểm đã tỏ ra không đủ hiệu quả một cách đáng ngại. Những vấn đề về vai trò tương lai của môi giới và của tái bảo hiểm vẫn chưa được giải đáp mặc dù ngày càng có nhiều người muốn bỏ hẳn hoặc giảm bớt khâu trung gian, tiết kiệm chi phí và đơn giản hóa toàn bộ quá trình dịch chuyển từ người bán đến người mua. Trong khi đó thì bộ phận còn lại của giới tài chính quốc tế nhảy vào thị THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - K38F SVDTU.net SVDTU.net 9 trường, chào bán các giải pháp cung cấp tài chính mà khách hàng có thể lựa chọn để xử lý rủi ro như các phương tiện phòng chống và các sản phẩm phát sinh vượt ra ngoài phạm vi các phương pháp chuyển giao rủi ro truyền thống thông qua bảo hiểm. Đối với các nhà bảo hiểm chuyên nghiệp quốc tế thì cũng chẳng có gì là chắc chắn: chỉ có sự thay đổi là chắc chắn mà thôi. Còn đối với khách hàng thì trước mắt họ có thể mở tiệc ăn mừng. Họ giảm được nhiều chi phí để mua những sản phẩm văn hóa có điều kiện hời hơn, họ cảm thấy họ có được sự lựa chọn tự do hơn. Một số công ty lớn và công ty siêu quốc gia đã tiến đến giai đoạn mà sự lựa chọn ưa thích của họ là hạn chế tối đa việc sử dụng thị trường bảo hiểm trong chừng mực có thể. Đó là cách đáp lại tính không hiệu quả của quá trình bảo hiểm và tái bảo hiểm, một quá trình dẫn đến trên 40% phí bảo hiểm được dùng để chi trả cho quá nhiều bên tham gia vào một thương vụ bình thường, đặc biệt là dưới hình thức phụ phí và hoa hồng, chỉ có phần không lớn còn lại được chi cho chức năng bảo vệ thực sự của bảo hiểm. Đối với một số công ty lớn thì đó cũng là sự đáp lại nguyện vọng của họ muốn kiểm soát số phận của chính mình và muốn được ăn chia một phần thành quả tài chính mà ngành bảo hiểm giành được. Có mấy cách để họ thực hiện nguyện vọng đó. Đó là thành lập các công ty bảo hiểm "trong nhà" hay các công ty bảo hiểm nội bộ; săn tìm các giải pháp tài chính mới mà họ có thể lựa chọn để khắc phục rủi ro; lập ra các nhóm giữ lại rủi ro và các quỹ điều hòa. Tất cả những cái đó làm giảm quy mô của thị trường bảo hiểm và góp phần làm cho cạnh tranh ác liệt hơn. II. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM. 1. Các khái niệm cơ bản về bảo hiểm - tái bảo hiểm. 1.1. Bảo hiểm. 1.1.1. Khái niệm: Hiện nay có rất nhiều khái niệm về bảo hiểm: [...]... các công ty bảo hiểm bằng các dịch vụ bảo hiểm, mở rộng phạm vi bảo hiểm, đảm bảo tài chính cho các công ty bản hiểm + Nhưng nhược điểm là: Tái bảo hiểm có thể làm tăng hoặc giảm một cách đáng kể các chi tiêu tài chính của công ty bảo hiểm 2 Thị trường bảo hiểm 2.l - Khái niệm về thị trường bảo hiểm SVDTU.net SVDTU.net 13 Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM K38F Thị trường là một... Bảo hiểm tai nạn hành khách + Bảo hiểm tai nạn lao động + Bảo hiểm khách du lịch + Bảo hiểm tai nạn học sinh, sinh viên + Bảo hiểm tai nạn con người + Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật + Bảo hiểm sinh mạng - Bảo hiểm xe cơ giới (Motor Vehlcle Insurance) + Bảo hiểm thân xe (hay còn gọi là bảo hiểm vật chất xe + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới - Bảo hiểm cháy nổ (Fire Insurance) - Bảo hiểm. .. Irlsuarance): + Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt (Car, Ear) + Bảo hiểm dầu khí (Oil and gaz insuarance) SVDTU.net SVDTU.net 27 Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM K38F - Bảo hiểm tín dụng và rủi ro hành chính: bảo hiểm quỹ tín dụng nhân dân - Bảo hiểm nông nghiệp: + Bảo hiểm vật nuôi, cây trồng - Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp - Bảo hiểm du lịch... kì một thị trường nào hoạt động cũng đều phải tuân thủ theo hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia .Thị trường bảo hiểm cũng không nằm ngoài qui luật đó ở những nước có thị trường bảo hiểm phát triển như các nước Châu Âu, hệ thống pháp luật thị trường bảo hiểm rất đầy đủ và chặt chẽ Đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam, gần đây luật kinh danh bảo hiểm đã ra đời giúp cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm được... người được bảo hiểm với mỗi một nhà đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm không hề có một mối quan hệ nào với các nhà tái bảo hiểm Ngay cả sau khi đã ký một hợp đồng tái bảo hiểm, người bảo hiểm gốc vẫn giữ toàn bộ các rủi SVDTU.net SVDTU.net 12 Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM K38F ro mà người đó đã chấp nhận bảo hiểm Trong trường hợp tổn thất xảy ra, chính người bảo hiểm sẽ bồi...THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - K38F - Theo giáo trình bảo hiểm trường Đại học Kế toán Hà Nội: Hoạt động bảo hiểm là việc người bảo hiểm nhận trách nhiệm trước rủi ro, trên cơ sở người tham gia bảo hiểm ký kết hợp đồng, đóng phí bảo hiểm để người bảo hiểm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm theo luật thống kê[9] Khái niệm này mới chỉ nói lên được quy trình bảo hiểm, mà... nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm hàng hóa XNK Thông thường trên thị trường bảo hiểm có 2 loại môi giới bảo hiểm Đó là môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm Môi giới bảo hiểm gốc sẽ giúp những người cần mua bảo hiểm nhưng không biết phải mua như thế nào và mua ở đâu tìm và kí được hợp đồng bảo hiểm phù hợp Khách hàng có thể trực tiếp hoặc qua môi giới để mua bảo hiểm Nhưng trong những trường. .. SVDTU.net SVDTU.net 23 Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM K38F 2.3.4 - Thành phần các doanh nghiệp bảo hiểm luôn thay đổi Thị phần bảo hiểm là tỉ lệ phần trăm (%) của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chiếm trong thị trường bảo hiểm Thị phần càng lớn chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp càng cao; kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng phát triển Nói đến thị phần là nói đến thị trường phát triển... nộp phí bảo hiểm nhiều lại được hưởng lợi ít một cách tương đối 3.2 Bảo hiểm thương mại a Bảo hiểm nhân thọ: Là bảo hiểm đời sống hoặc tuổi thọ của con người nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn Bao gồm các loại hình như bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ * Bảo hiểm phi... 33 Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM K38F Tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư của nhà bảo hiểm họ có thể cung cấp vốn cho ngân hàng hoặc thị trường chứng khoán Ở Pháp đầu tư của thị trường bảo hiểm trên thị trường chứng khoán tới 60% (năm 1998) Hoặc họ có thể trực tiếp đầu tư vào các công trình, dự án của chính họ Thị trường bảo hiểm cung cấp vốn cho thị trường ngân hàng, góp phần lớn . của công ty bảo hiểm. 2. Thị trường bảo hiểm 2.l - Khái niệm về thị trường bảo hiểm THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - K38F SVDTU.net SVDTU.net 14 Thị trường là một. TRƯỜNG ………………… KHOA……………………… [[ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài: Thị trường bảo hiểm Việt Nam THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 -. mẽ lên các thị trường khác. 2.1. Các thị trường bảo hiểm Châu Âu. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Lê Thị Hương Lan - Nhật 1 - K38F SVDTU.net SVDTU.net 4 Châu Âu là cái nôi của bảo hiểm hiện

Ngày đăng: 26/07/2014, 21:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Các thị trường bảo hiểm chính ở Châu Á năm 1999. - Báo cáo tốt nghiệp: Thị trường bảo hiểm Việt Nam pps
Bảng 2 Các thị trường bảo hiểm chính ở Châu Á năm 1999 (Trang 7)
Hình 1: Thị phần bảo hiểm nhân thọ qua các năm - Báo cáo tốt nghiệp: Thị trường bảo hiểm Việt Nam pps
Hình 1 Thị phần bảo hiểm nhân thọ qua các năm (Trang 48)
Hình 2. Doanh thu phí BHNT toàn thị trường qua các năm (tỉ đồng) - Báo cáo tốt nghiệp: Thị trường bảo hiểm Việt Nam pps
Hình 2. Doanh thu phí BHNT toàn thị trường qua các năm (tỉ đồng) (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w