1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

UBUNTU 7 TOÀN TẬP - Phần 6 ppt

19 242 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,38 MB

Nội dung

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 205 / 407 Chương 7 Tuỳ biến môi trường làm việc và các ứng dụng Trọng tâm bài học Trong bài này, bạn sẽ học về các nội dung sau: • Tuỳ chỉnh giao diện của môi trường làm việc trên Ubuntu • Làm việc với trình quản lý tập tin Nautilus • Tìm hiểu các trình quản lý gói khác và công dụng của chúng • Thêm và xoá các ứng dụng bằng 3 cách sau: – Add/Remove Applications – Synaptic Package Manager – Giao diện dòng lệnh • Tìm hiểu các kiểu gói phần mềm đơn lẻ và cách sử dụng chúng • Cài và gỡ bỏ các gói Debian • Tìm hiểu về các hạng mục trong kho phần mềm • Thêm các kho phần mềm 7.1 Giới thiệu Như đã nói ở bài 3, Ubuntu sử dụng một giao diện đồ hoạ người dùng rất thân thiện gọi là GNOME. Không giống như những môi trường làm việc khác, màn hình của Ubuntu không có biểu tượng mặc định nào trên đó. Bạn có thể tuỳ ý thêm bớt biểu tượng lên màn hình nền khi thấy cần. Bạn có biết? GNU là một cách chơi chữ rất hay: GNU là viết tắt của cụm từ ’GNU’s Not Unix’; và được đọc thành guh-nu. Trong bài này, bạn sẽ học cách thiết lập môi trường làm việc trên Ubuntu cho phù hợp với nhu cầu của mình. Bạn cũng sẽ học cách cài đặt và gỡ bỏ các ứng dụng trên hệ thống. 7.2 Tuỳ biến môi trường làm việc Ta có thể tuỳ biến Ubuntu và các phân nhánh liên quan của nó bằng giao diện đồ hoạ hoặc giao diện dòng lệnh. Các công cụ đồ hoạ để tuỳ biến Ubuntu nằm trong trình đơn System. Bạn hãy chọn mục Preferences trên trình đơn System để xem chúng. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 206 / 407 Chú ý: Trình đơn System - Preferences cho phép người dùng tuỳ biến môi trường làm việc của riêng mình. Ngược lại, các ứng dụng trong System - Administration sẽ làm thay đổi môi trường làm việc của toàn bộ hệ điều hành, và ảnh hưởng đến mọi người dùng trên hệ thống. 7.2.1 Thay ảnh nền Ảnh nền là ảnh hoặc màu sắc nằm dưới cùng trong môi trường làm việc của bạn. Bạn có thể thay đổi hình nền mặc định (Simple Ubuntu) theo cách sau: 1. Từ trình đơn System ta chọn Preferences và nhấn vào mục Appearance. Hộp thoại Appearance Preferencesxuất hiện. Hình 7.1: Mở hộp thoại Appearance Preferences Bạn có biết? Bạn cũng có thể bấm chuột phải lên màn hình nền và chọn Change Desktop Background để mở hộp thoại Appearance Preferences . 2. Trong hộp thoại Appearance Preferences, ta chọn một ảnh nền có sẵn để thay cho ảnh hiện thời. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 207 / 407 Hình 7.2: Thay ảnh nền cho môi trường làm việc 3. Nhấn nút Close trong hộp thoại Appearance Preferences để áp dụng thay đổi. Hình 7.3: Áp dụng các thay đổi Thêm ảnh nền mới Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 208 / 407 Ngoài những ảnh nền có sẵn trong Ubuntu, bạn có thể tải và cài thêm các ảnh khác của riêng mình và thêm chúng vào danh sách ảnh nền nằm trong hộp thoại Appearance Preferences. Để thêm ảnh nền, ta làm như sau: 1. Mở trang web http://art.gnome.org/ và chọn liên kết Backgrounds. Hình 7.4: Mở trang ảnh nền cho GNOME 2. Tải ảnh nền bạn thích về máy. Trong quá trình tải về, bạn có thể xem độ phân giải màn hình phù hợp cho bức ảnh mình chọn. Bạn nên tải và lưu ảnh có độ phân giải phù hợp với độ phân giải mình đang dùng. 3. Từ trình đơn System, chọn Preferences và chọn tiếp Appearance. Hộp thoại Appearance Preferences sẽ hiện lên. 4. Nhấn vào thẻ Background và nhấn nút Add. Hộp thoại Add Wallpaper mở ra. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 209 / 407 Hình 7.5: Thêm ảnh nền mới 5. Trong hộp thoại Add Wallpaper ta chọn ảnh vừa tải về rồi nhấn Open. Hình 7.6: Chọn ảnh đã tải về máy Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 210 / 407 Thao tác này thêm ảnh vừa tải về vào danh sách ảnh nền trên máy. 6. Nhấn nút Close trong hộp thoại Appearance Preferences để chấp nhận thay đổi. Giờ bạn đã có ảnh nền mới trên màn hình Ubuntu của mình! Hình 7.7: Ảnh nền mới thêm vào Bạn có biết? Bạn cũng có thể dùng ảnh tải về từ những trang web khác. Có rất nhiều trang cung cấp ảnh cho phép người xem có thể tải về và sử dụng với mục đích cá nhân. Nhiều người còn dùng các ảnh của mình hoặc ảnh gia đình làm ảnh nền trên máy. Đổi màu nền Để đổi màu nền: 1. Từ trình đơn System, chọn Preferences và bấm chuột vào mục Appearance để mở hộp thoại Appearance Preferences. 2. Bấm vào thẻ Background và chọn No Wallpaper. Bạn chỉ có thể xem được màu nền khi không có ảnh nền trên màn hình của bạn. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 211 / 407 Hình 7.8: Đổi màu nền 3. Hộp Colours cung cấp 3 loại màu nền: Solid colour, Horizont al gradient và Vertical gradient. Chọn màu nền bạn muốn và bấm vào màu cần dùng trong ô Colours. Hộp thoại Pick a Colour hiện ra. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 212 / 407 Hình 7.9: Chọn màu 4. Chọn một màu hoặc một thuộc tính của màu, như dải màu của nó, độ bão hoà để tạo ra màu muốn dùng. Nhấn OK. Màn hình nền của bạn sẽ dùng màu được chọn ngay lập tức! Hình 7.10: Tạo màu 5. Nhấn nút Close để đóng hộp thoại Appearance Preferences lại. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 213 / 407 Hình 7.11: Màu nền đã được thay đổi 7.2.2 Tuỳ chỉnh sắc thái giao diện (Nút & biểu tượng ) Sắc thái giao diện chính là hình dáng nút, thanh cuộn, biểu tượng, viền cửa sổ Ubuntu có sẵn một số sắc thái giao diện để bạn sử dụng khi thấy giao diện mặc định đã quá nhàm chán. Để chọn một sắc thái giao diện mới: 1. Từ trình đơn System ta chọn Preferences và nhấn vào Appearance. Hộp thoại Appearance Preferences xuất hiện. 2. Trong thẻ Theme, chọn sắc thái giao diện muốn dùng. Môi trường làm việc sẽ lập tức dùng sắc thái bạn vừa chọn. Để tuỳ chỉnh từng thành phần của sắc thái, hãy nhấn nút Customise. Hộp thoại Customise Theme xuất hiện. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 214 / 407 Hình 7.12: Tuỳ chỉnh sắc thái giao diện 3. Thẻ mặc định được mở là thẻ Controls. Các thiết lập trung thẻ này Controls áp dụng cho cửa sổ, bảng và các tiểu ứng dụng (applet). Chọn giao diện bạn muốn áp dụng cho các thành phần điều khiển trong danh sách Controls, ngay lập tức Ubuntu sẽ sử dụng bộ thành phần điều khiển mới vừa được chọn. Chú ý: Bạn có thể tuỳ chỉnh các đối tượng sau trên màn hình: Cửa sổ: Vùng chữ nhật có viền và thanh tiêu đề trên màn hình. Tất cả các ứng dụng đồ hoạ đều hoạt động bên trong cửa sổ của nó. Bảng: Một vùng trên màn hình cho phép bạn truy cập vào các thông tin như ngày giờ. Bạn cũng có thể chạy các ứng dụng và thêm hoặc bớt các đối tượng trên bảng. Màn hình Ubuntu có 2 bảng nằm trên và dưới cùng màn hình. Tiểu ứng dụng: Còn gọi là applet, một ứng dụng nhỏ có giao diện người dùng nằm bên trong một bảng. Viền cửa sổ: Đường viền bao quanh cửa sổ. Nó có một khung nằm bên trên cửa sổ, chứa tên của ứng dụng đang chạy, và các cạnh để bạn có thể thay đổi kích thước của cửa sổ. Biểu tượng: Một ký hiệu đồ hoạ của ứng dụng và các tuỳ chọn nằm trên bảng hay cửa sổ. Tương tự, bạn có thể tuỳ chỉnh nền và màu chữ trong cửa sổ, các hộp nhập liệu và các mục khác bằng cách cấu hình các thiết lập nằm trong thẻ Colours. Nếu bạn muốn tuỳ chỉnh các biểu tượng và viền cửa sổ, hãy xem các thẻ Window Border và Icons trong hộp thoại Customise Theme. Chú ý: Ubuntu còn có các tuỳ chọn bổ sung để tuỳ chỉnh sắc thái giao diện của bạn. Bạn có thể tải nhiều đối tượng điều khiển, cửa sổ, biểu tượng hơn từ trang http://art.gnome.org và lưu nó vào trong một thư mục nào đó trên máy. Khi tuỳ chỉnh giao diện, bạn nhấn vào nút Install trong hộp thoại Appearance Preferences. Hộp thoại Select Theme mở ra, bạn chọn các tập tin tải về và chúng sẽ được cài vào trong hệ thống. [...]...Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 215 / 4 07 Hình 7. 13: Chọn các đối tượng điều khiển cho sắc thái mới 4 Nhấn nút Close trong hộp thoại Customise Theme để đóng nó lại Để lưu sắc thái vừa chỉnh được, ta nhấn nút Save As trong hộp thoại Appearance Preferences Hộp thoại Save Theme As sẽ xuất hiện để bạn lưu sắc thái vừa chỉnh Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 2 16 / 4 07 Hình 7. 14: Lưu sắc thái... thông tin mô tả vào ô Description nếu muốn, rồi nhấn Save Hình 7. 15: Đặt tên và nhập mô tả cho sắc thái giao diện mới 6 Trong hộp thoại Appearance Preferences, ta bấm vào nút Close để hoàn tất Nếu bạn mở một trình đơn hoặc cửa sổ ra, bạn sẽ thấy giao diện của chúng thay đổi như thế nào! Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 2 17 / 4 07 Hình 7. 16: Một ứng dụng với sắc thái giao diện mới Cài sắc thái giao diện... Hình 7. 18: Cài sắc thái giao diện mới 5 Chọn sắc thái vừa tải về máy và nhấn nút Open Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 219 / 4 07 Hình 7. 19: Chọn sắc thái vừa tải về máy 6 Bạn cũng có thể dùng sắc thái mới hoặc giữ nguyên sắc thái giao diện đang dùng Nhấn vào nút Apply New Theme để sử dụng ngay sắc thái giao diện mới Màn hình của bạn sẽ lấy các thành phần của sắc thái mới ngay lập tức! Hình 7. 20:... Screensaver Hộp thoại Screensaver Preferences xuất hiện Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 221 / 4 07 Hình 7. 22: Mở hộp thoại Screensaver Preferences 2 Chọn bộ bảo vệ màn hình mà mình cần dùng trong danh sách Bạn có thể xem thử nó trong ô bên phải danh sách Hình 7. 23: Tuỳ chỉnh các thiết lập của bộ bảo vệ màn hình Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 222 / 4 07 3 Thanh trượt Regard the computer as idle after cho... giao diện mới Bạn cũng có thể tải một sắc thái giao diện thích hợp với Ubuntu từ các nguồn được khuyên dùng và cài vào trong máy Để cài đặt các sắc thái mới này: 1 Mở trang web http://art.gnome.org ra và chọn liên kết DesktopThemes Hình 7. 17: Mở liên kết chứa các sắc thái giao diện cho Ubuntu Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 218 / 4 07 2 Tải một sắc thái giao diện bạn thích về máy Làm theo các hướng dẫn... Resolution Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 223 / 4 07 Hình 7. 25: Tuỳ chỉnh độ phân giải màn hình 3 Bấm vào nút Apply Hộp thoại Keep Resolution xuất hiện, yêu cầu bạn xác nhận là sẽ dùng độ phân giải vừa chọn, hoặc dùng độ phân giải cũ Nhấn vào nút Keep resolution để chuyển lên độ phân giải mới Hình 7. 26: Hộp thoại yêu cầu xác nhận sử dụng độ phân giải mới Độ phân giải màn hình sẽ được thay đổi 7. 3 Hiệu... lấy các thành phần của sắc thái mới ngay lập tức! Hình 7. 20: Dùng sắc thái giao diện mới 7 Bấm nút Close trong hộp thoại Appearance Preferences Nếu bạn mở các trình đơn hoặc cửa sổ ra, bạn sẽ thấy sắc thái mới trong đó Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 220 / 4 07 Hình 7. 21: Sắc thái giao diện Chess in Blue Heart 7. 2.3 Tùy chỉnh bảo vệ màn hình Bảo vệ màn hình là một trình hiển thị các hình ảnh (thường... máy sau 1 số phút đã chọn 7. 2.4 Tuỳ chỉnh độ phân giải màn hình Độ phân giải màn hình quyết định xem màn hình của bạn rộng bao nhiêu, hoặc một đối tượng trên màn hình to chừng nào Để thay đổi độ phân giải màn hình trên môi trường làm việc GNOME: 1 Từ trình đơn System ta chọn Preferences rồi bấm vào mục Screen Resolution Hộp thoại Screen Resolution Preferences xuất hiện Hình 7. 24: Mở hộp thoại Screen... hoạ hiện đại đều có chức năng tăng tốc 3D tích hợp Ubuntu có thể sử dụng khả năng 3D của card đồ hoạ để tạo ra các hiệu ứng đẹp mắt cho giao diện của môi trường làm việc Ví dụ, ta có thể đặt các vùng làm việc lên trên một hình hộp, xoay nó mỗi khi chuyển vùng làm việc Các cửa sổ có thêm hiệu ứng đổ bóng và uốn éo khi di chuyển Các hiệu ứng đồ hoạ trên Ubuntu đều được kích hoạt sẵn, và ta có thể điều... có thêm hiệu ứng đổ bóng và uốn éo khi di chuyển Các hiệu ứng đồ hoạ trên Ubuntu đều được kích hoạt sẵn, và ta có thể điều chỉnh chúng trong mục Appearance, để bật hoặc tắt hẳn các hiệu ứng đồ hoạ mà Ubuntu cung cấp Thông qua các thiết lập normal effects và extra effects ta có thể bật ít hoặc nhiều hiệu ứng Nếu card đồ hoạ của bạn không có chức năng hỗ trợ tăng tốc 3D, hoặc trình điều khiển cho nó . ra. Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 209 / 4 07 Hình 7. 5: Thêm ảnh nền mới 5. Trong hộp thoại Add Wallpaper ta chọn ảnh vừa tải về rồi nhấn Open. Hình 7. 6: Chọn ảnh đã tải về máy Học Ubuntu 7. 10. nào! Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 2 17 / 4 07 Hình 7. 16: Một ứng dụng với sắc thái giao diện mới Cài sắc thái giao diện mới Bạn cũng có thể tải một sắc thái giao diện thích hợp với Ubuntu từ. chúng. Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 2 06 / 4 07 Chú ý: Trình đơn System - Preferences cho phép người dùng tuỳ biến môi trường làm việc của riêng mình. Ngược lại, các ứng dụng trong System - Administration

Ngày đăng: 26/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN