UBUNTU 7 TOÀN TẬP - Phần 4 ppt

13 214 0
UBUNTU 7 TOÀN TẬP - Phần 4 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 160 / 407 5.5 Sử dụng OpenOffice.org Draw Draw là một công cụ vẽ ảnh vector, cho phép bạn tạo các ảnh từ đơn giản đến phức tạp và xuất chúng ra nhiều định dạng ảnh phổ biến hiện nay. Draw cũng cho phép bạn chèn bảng, biểu đồ, công thức và các đối tượng khác được các trình OpenOffice.org khác tạo ra vào bản vẽ. Chú ý: Đồ hoạ được tạo ra bằng các công cụ vẽ ảnh vector sẽ không bị nhoè đi khi ta thay đổi kích thước của chúng. Draw được tích hợp trong OpenOffice.org để bạn dễ dàng đưa các ảnh được tạo ra vào trong những ứng dụng OpenOffice.org khác. Ví dụ, nếu bạn tạo một ảnh trong Draw và muốn dùng lại nó trong Writer, bạn chỉ việc thực hiện thao tác chép và dán thông thường. Một số chức năng của Draw cũng có trong Writer và Impress, nên bạn không cần thiết phải chuyển qua lại giữa Writer, Impress với Draw khi cần các thao tác xử lý ảnh cơ bản. 5.5.1 Các tính năng chính của OpenOf fice.org Draw Chú ý: Các phần mềm xử lý ảnh Vector đều coi tất cả các hình dạng, từ đường thẳng đơn giản, hình chữ nhật, đến các hình thù phức tạp khác, là những đối tượng. Draw cung cấp các chức năng cao cấp để vẽ hình. Một số tính năng chính của Draw là: • Tạo các ảnh Vector: Bạn có thể tạo các ảnh vector trong Draw bằng các đường thẳng và cung, được mã hoá theo các vector toán học. Các vector mô tả đường thẳng, elip, đa giác, tuỳ theo tính chất hình học của nó. • Tạo các đối tượng 3D: Với Draw, bạn có thể tạo một số hình 3D đơn giản, như hình hộp, cầu, trụ tròn, và thay đổi nguồn sáng cho đối tượng. • Lưới và đường gióng: Bạn có thể gióng hàng cho các đối tượng đã vẽ thông qua đường gióng hoặc lưới toạ độ. Các đối tượng có thể tựa vào đường lưới, hoặc đường gióng, hoặc cạnh của 1 đối tượng khác. • Kết nối các đối tượng với nhau để biểu diễn mối quan hệ: Bạn có thể kết nối các đối tượng lại với nhau bằng các đường đặc biệt gọi là connector để biểu diễn quan hệ giữa chúng. Các Connector gắn tới một điểm trên đối tượng và không bị ’rơi’ ra nếu ta di chuyển đối tượng ra chỗ khác. Công cụ này rất hữu ích khi phải tạo các biểu đồ tổ chức, lưu đồ thuật toán • Hiển thị kích thước: Bạn có thể dùng các đường kích thước để tính toán và hiển thị các kích thước tuyến tính cho sơ đồ kỹ thuật đang vẽ. • Thư viện tranh: Bạn có thể chèn và sử dụng các ảnh, ảnh động, âm thanh và các đối tượng khác từ thư viện OpenOffice.org vào trong bản vẽ, cũng như trong các ứng dụng OpenOffice.org khác. • Các định dạng ảnh: Xuất bản vẽ của bạn ra nhiều định dạng ảnh phổ thông, như BMP, GIF, JPG và PNG. 5.5.2 Các thao tác vẽ cơ bản Để khởi động OpenOffice.org Draw: 1. Mở trình đơn Applications chọn mục Accessories và bấm chuột vào Terminal để mở cửa sổ Terminal. Trong cửa sổ Terminal, gõ oodraw để chạy OpenOffice.org Draw. Các thành phần chính trong cửa sổ Draw được minh hoạ trong hình sau: Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 161 / 407 Hình 5.73: Cửa sổ Draw 2. Bản vẽ được tạo trong vùng vẽ được bao quanh bởi các thanh công cụ sau: • Thanh Menu liệt kê tất cả các trình đơn có trong Draw. Nó cũng có các tuỳ chọn để quản lý, sửa và xem các định dạng trên bản vẽ của bạn. • Thanh Function có các biểu tượng để thực hiện các tác vụ như mở, lưu, chép, cắt và dán (biểu tượng Open, Save, Copy, Cut và Paste). • Thanh Line and Filling có các công cụ để vẽ, thay đổi hình dạng của đối tượng được chọn, như kiểu dáng đường nét, màu và độ dày của nét vẽ; màu tô và kiểu tô màu. • Thanh Drawing là thanh công cụ quan trọng nhất trong Draw. Nó chứa tất cả các chức năng cần thiết để vẽ các dạng hình học, hoặc các nét vẽ tự do. Để tạo các hình dạng cơ bản trong Draw, bạn phải sử dụng các công cụ có sẵn trên thanh này. Nó còn cho phép bạn sửa, kết hợp và xử lý chúng để tạo ra hình dạng phức tạp nữa! Bạn có thể thay đổi số lượng và vị trí các công cụ trên thanh để sử dụng chúng thuận tiện hơn. Để thêm hoặc bớt một thanh công cụ khỏi cửa sổ Draw: 3. Mở trình đơn View, chọn mục Toolbars. Danh sách Toolbar xuất hiện, liệt kê tất cả các thanh công cụ sẵn có. Để bật một thanh công cụ lên, hãy đánh dấu hộp kiểm tương ứng với nó. Ngược lại, để bỏ một thanh công cụ, hãy xoá dấu kiểm tương ứng. Tạo các đối tượng Để tạo một đối tượng bằng cách dùng thanh công cụ Drawing: 1. Nhấn vào biểu tượng của đối tượng cần tạo, ví dụ như biểu tượng Rectangle (hình chữ nhật) hoặc Ellipse (hình elip) trên thanh Drawing, sau đó đặt chuột tại một điểm trên bản vẽ, nơi bạn muốn đặt đối tượng. 2. Nhấn chuột trái rồi kéo chuột tới điểm kết thúc đối tượng thì thả chuột ra. Đối tượng mới tạo xuất hiện trong vùng vẽ. Chọn các đối tượng Trước khi thay đổi một đối tượng bất kỳ, bạn phải chọn nó. Draw cho phép ta chọn một đối tượng bất kỳ bằng các cách sau: • Chọn trực tiếp: Nhấn chuột vào đối tượng cần chọn để chọn nó. • Chọn bằng khung: Trên thanh công cụ Drawing, nhấn vào nút Select và kéo một hình chữ nhật lớn quanh đối tượng cần chọn để chọn nó. Thao tác này giúp chọn nhiều đối tượng một lúc được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 162 / 407 Chú ý: Hình chữ nhật phải bao quanh toàn bộ đối tượng thì đối tượng đó mới được chọn. Hình 5.74: Chọn bằng khung chữ nhật • Chọn các đối tượng ẩn: Để chọn một đối tượng bị che lấp bởi 1 đối tượng khác, nhấn phím ALT và bấm vào đối tượng cần chọn. Chú ý: Để có thể chọn các đối tượng ẩn, bạn phải biết vị trí tương đối của đối tượng đó so với đối tượng nằm trên nó. Sửa các đối tượng Khi tạo các đối tượng trong bản vẽ, bạn có thể sửa chúng hoặc thay đổi các thuộc tính của chúng để thu được thứ cần vẽ. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng dùng các thiết lập mặc định của chương trình cho đối tượng vẽ ra. Ví dụ, theo mặc định, bạn không thể chuyển hình vuông thành hình chữ nhật hoặc xoay hình vuông theo các trục của nó bằng thanh công cụ Drawing được. Để làm những thao tác này, Draw có sẵn rất nhiều tuỳ chọn cho bạn, như: Chú ý: Tất cả các tuỳ chọn được nói tới trong phần này sẽ áp dụng cho 1 đối tượng hoặc 1 nhóm đối tượng được chọn. Bạn có thể xác định được đối tượng được chọn là đối tượng nào dựa vào các hình vuông hoặc tròn nhỏ bao quanh đối tượng. Các hình tròn, vuông này được gọi là chốt, và tạo ra một khung chữ nhật bao quanh đối tượng trong bản vẽ. Thay đổi kích thước của đối tượng Để thay đổi kích thước của một đối tượng: 1. Trong vùng vẽ, chọn đối tượng đã tạo bằng cách nhấn chuột lên nó. Bạn sẽ thấy có các chốt hình tròn, vuông xuất hiện chung quanh đối tượng. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 163 / 407 Hình 5.75: Chọn một đối tượng 2. Đặt con chuột trên một chốt. Khi con chuột chuyển thành một mũi tên 2 đầu, hãy kéo con chuột theo hướng mũi tên để thay đổi kích cỡ của đối tượng. Nếu bạn chọn một chốt trong góc, bạn sẽ thay đổi kích cỡ của đối tượng theo 2 trục cùng 1 lúc. Nếu bạn di chuyển chốt ở trên cạnh, bạn chỉ có thể tăng giảm 1 chiều của đối tượng. Đường bao bên ngoài có dạng đường chấm chấm là kích thước mới của đối tượng. 3. Thả chuột ra khi chọn được kích thước phù hợp. Đường chấm chấm sẽ biến mất, và đối tượng có kích thước mới sẽ hiện ra. Hình 5.76: Sửa đổi đối tượng Sắp xếp các đối tượng Nếu đối tượng bạn đang sửa bao gồm nhiều đối tượng che lấp nhau, việc sửa đổi từng đối tượng riêng biệt (có thể không nhìn thấy) sẽ là một vấn đề khá lớn. May thay, Draw cung cấp cho bạn chức năng sắp xếp lại các đối tượng mà không ảnh hưởng tới bố cục của bản vẽ. Để sắp xếp lại các đối tượng: 1. Trong vùng vẽ, bấm chuột phải lên đối tượng cần sắp xếp, trong trình đơn ngữ cảnh hiện ra, chọn mục Arrange và chọn tuỳ chọn mình cần dùng trong danh sách Arrange. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 164 / 407 Hình 5.77: Sắp xếp lại đối tượng 2. Nếu bạn chọn tuỳ chọn Send Backward, bạn sẽ thu được hình sau: Hình 5.78: Đưa đối tượng xuống phía dưới Nhân đôi một đối tượng Thông thường bạn phải tạo ra nhiều đối tượng có cùng hình dạng và kích cỡ. Trong Draw, bạn có thể nhân đôi hoặc tạo nhiều bản sao của một đối tượng tương đối dễ dàng. Các bản sao có hình dạng y hệt, hoặc có thể có kích thước, màu sắc, hướng và vị trí khác bản gốc. Để tạo nhiều bản sao của một đối tượng: 1. Nhấn vào đối tượng gốc, nhấn Edit và chọn tuỳ chọn Duplicate. Hộp thoại Duplicate xuất hiện. 2. Đặt các giá trị cần dùng vào trong hộp thoại Duplicate sau đó nhấn OK để xem kết quả thu được trong vùng vẽ. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 165 / 407 Hình 5.79: Nhân đôi một đối tượng Nhóm và kết hợp các đối tượng lại với nhau Khi tạo và chỉnh sửa một đối tượng, vị trí của nó có thể bị lệch đi so với vị trí ban đầu, làm cho vị tr í tương đối giữa các thành phần trong bản vẽ trở nên lộn xộn. Nếu là bản vẽ kỹ thuật, tính chính xác về vị trí là một yếu tố rất quan trọng. Trong Draw, bạn có thể gắn kết các đối tượng trong bản vẽ theo 2 cách là nhóm và kết hợp. Nhóm các đối tượng Nhóm các đối tượng vào với nhau giống như là đặt chúng vào trong cùng 1 container, các đối tượng vẫn giữ nguyên hình dạng và tính chất, nhưng ’đi cùng’ với nhau. Bạn có thể di chuyển toàn bộ nhóm giống như 1 đối tượng riêng rẽ trong bản vẽ, và áp dụng tất cả các thao tác chỉnh sửa lên toàn bộ các đối tượng trong nhóm. Đừng lo lắng, vì bạn luôn có thể huỷ các thao tác lỡ tay áp dụng lên nhóm, và mỗi đối tượng trong nhóm đều có thể được xử lý riêng biệt. Để nhóm các đối tượng lại với nhau: 1. Trong vùng vẽ, chọn tất cả các đối tượng bạn muốn nhóm lại. Bấm chuột phải lên một đối tượng đã chọn rồi chọn tiếp Group trong trình đơn ngữ cảnh hiện ra. 2. Bấm vào một đối tượng bất kỳ trong nhóm; các chốt sẽ xuất hiện xung quanh toàn bộ nhóm thay vì đối tượng mà bạn ấn chuột lên. Giờ bạn có thể sửa đổi toàn bộ nhóm thay vì từng đối tượng một. Để thay đổi kích thước cho nhóm: • Đặt con trỏ tại vị trí một chốt. Khi con trỏ chuyển thành dạng mũi tên 2 đầu, hãy kéo chuột để tăng hoặc giảm kích cỡ của nhóm giống như khi làm với 1 đối tượng vậy. Tất cả các đối tượng trong nhóm sẽ được thay đổi lại kích cỡ một cách đồng đều. Bạn cũng có thể sửa một đối tượng đơn lẻ trong nhóm mà không cần tách nhóm ra. Để làm điều này: 1. Bấm đúp chuột vào một đối tượng trong nhóm. Giờ bạn có thể vào trong nhóm và làm việc với từng đối tượng riêng rẽ trong đó. 2. Bấm chuột lên đối tượng cần sửa; các chốt lại hiện ra quanh đối tượng. Trong chế độ này, bạn có thể sửa, thêm hoặc xoá đối tượng hiện hành. 3. Để thoát khỏi chế độ trong nhóm sau khi đã hoàn tất việc sửa đổi đói tượng, hãy bấm đúp chuột ở một điểm bất kỳ bên ngoài khung chọn. Chú ý: Bạn có thể nhóm các đối tượng có hình dạng và kích cỡ bất kỳ. Bạn có thể nhóm đối tượng 2D, 3D hoặc cả 2D và 3D lại với nhau. Tuy nhiên, đối với đối tượng 2D, bạn chỉ có thể kết hợp khi có sự che lấp giữa các đối tượng. Kết hợp các đối tượng Kết hợp các đối tượng trong bản vẽ tương tự như nhóm chúng lại, nhưng khác ở chỗ là các đối tượng được kết hợp sẽ tạo ra một đối tượng mới. Đối tượng mới này không có các thuộc tính riêng của các đối tượng đã tạo ra nó, và bạn không thể vào trong nhóm tạo ra để sửa từng đối tượng riêng biệt trong đó. Khi kết hợp các đối tượng lại, đối tượng mới sẽ lấy các thuộc tính của đối tượng xếp dưới cùng. Để kết hợp các đối tượng: Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 166 / 407 1. Trong vùng vẽ, chọn nhiều đối tượng 2D. Chú ý: Đối tượng nằm dưới cùng trong hình dưới là đối tượng màu xanh nước biển. Hình 5.80: Kết hợp các đối tượng lại với nhau 2. Bấm chuột phải vào một đối tượng bất kỳ đã chọn và nhấn vào tuỳ chọn Combine trong danh sách. Tại những vùng mà các đối tượng che phủ nhau, tuỳ thuộc vào số lần che phủ mà vùng này có màu hoặc trống không. Nếu số lớp phủ lên là chẵn, ta sẽ có một vùng trống. Nếu số lớp phủ lên là lẻ, ta sẽ thu được một vùng có màu tô là màu của đối tượng dưới cùng. Hình 5.81: Các vùng mà các đối tượng che lấp nhau 3. Sau khi đã kết hợp các đối tượng lại, bạn có thể chọn đối tượng mới. Tuy nhiên, bạn không thể chọn các vùng trống bên trong đối tượng mới này. Để tách các đối tượng: • Trong vùng vẽ, bấm chuột phải vào đối tượng kết hợp tạo ra trước đó và chọn Split từ trình đơn ngữ cảnh. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 167 / 407 Hình 5.82: Tách các đối tượng Lưu ý rằng các đối tượng thu được sau khi tác chính là các đối tượng trước khi kết hợp. Tuy nhiên, các thuộc tính của chúng đã bị thay đổi thành các thuộc tính tương ứng của đối tượng nằm dưới cùng. Chỉnh màu và bề mặt Khi vẽ, bạn có thể phải tô màu và tạo bề mặt cho nhiều đối tượng khác nhau. Bạn có thể tuỳ chỉnh màu tô của một đối tượng bằng cách dùng thanh công cụ Line and Fill. Chú ý: Thuật ngữ mà OpenOffice.org dùng để chỉ vùng bên trong một đối tượng là vùng tô. Vùng tô của một đối tượng có thể chỉ có một màu, có chuyển sắc hoặc một ảnh. Sửa màu tô Để sửa màu tô của đối tượng: 1. Trong vùng vẽ, chọn đối tượng cần sửa và nhấn vào nút Area trên thanh công cụ Line and Fill. Hộp thoại Area xuất hiện. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 168 / 407 Hình 5.83: Sửa màu tô 2. Hộp thoại Area có các tuỳ chọn để bạn thay đổi màu tô hiện có của đối tượng. Nhấn vào thẻ Colours, sau đó chọn một màu khác được liệt kê trong mục Table và nhấn OK để dùng màu tô mới. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 169 / 407 Hình 5.84: Chọn màu tô 3. Mục Table liệt kê tất cả các màu chuẩn và các màu mới dùng gần đây. Tuy nhiên, nếu bạn cần dùng một màu không có trong bảng kê, hãy tạo một mẫu màu mới. Để đặt một màu mới: a. Nhấn vào màu chuẩn gần giống với màu bạn cần rồi chỉ định tỉ lệ RGB cần thiết để thay đổi tone và dải màu của nó. Chú ý: Draw cung cấp cho bạn 2 cách để đặt một màu mới. Bạn có thể chọn màu theo 2 hệ màu là RGB hoặc CMYK. Đối với hệ màu CMYK, nhấn chuột vào ô RGB và chọn CMYK trong danh sách tùy chọn. b. Nếu bạn muốn thêm một màu mới vào danh sách các màu có thể dùng, gõ tên nó vào trong ô Name, đặt tỉ lệ RGB rồi nhấn Add. Danh sách các màu chuẩn bên dưới bảng màu sẽ có thêm màu mới đặt. Bạn có biết? Tất cả các màu sắc đều là sự kết hợp của 3 màu cơ bản là Đỏ (R), Xanh lục(G) và Xanh lam(B), vì vậy ta ký hiệu tỉ lệ màu là RGB. c. Nhấn OK để áp dụng các thay đổi. [...]... Hình sau minh hoạ các cách chèn văn bản vào trong đối tượng bên trong vùng vẽ: Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 171 / 4 07 Hình 5. 87: Thêm văn bản vào trong vùng vẽ Các hiệu ứng đồ hoạ Bên cạnh các công cụ vẽ cơ bản, Draw còn cung cấp các hiệu ứng đồ hoạ để bạn sử dụng trong bản vẽ của mình Cross-Fading Hiệu ứng cross-fade trong Draw chuyển một hình dạng thành một hình dạng khác Kết quả là một nhóm... thật mượt mà, rồi nhấn vào nút OK để xem kết quả thu được trong vùng vẽ Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 172 / 4 07 Hình 5.89: Các đối tượng chuyển tiếp Chú ý: Bạn có thể thay đổi thứ tự các đối tượng bằng việc sắp xếp lại vị trí của chúng trên vùng vẽ 5.6 Sử dụng OpenOffice.org Math Math là trình soạn thảo công thức trong bộ phần mềm OpenOffice.org Nó có rất nhiều hàm, phép toán và hỗ trợ định dạng...Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 170 / 4 07 Hình 5.85: Màu tô tự đặt Tô màu chuyển sắc Chuyển sắc là sự chuyển tiếp liên tục giữa 2 màu khác nhau hoặc độ đổ bóng của cùng một màu Bạn có thể dùng chuyển sắc để tô các đối tượng... gồm 2 đối tượng đầu và cuối, cùng với các hình dạng trung gian giữa chúng Để dùng hiệu ứng cross-fade: 1 Tạo 2 đối tượng có hình thù khác nhau trong vùng vẽ và chọn chúng Hình 5.88: Áp dụng các hiệu ứng đồ hoạ 2 Mở trình đơn Edit rồi chọn Cross-fading để mở hộp thoại Cross-fading 3 Trong hộp thoại Cross-fading, chọn số đối tượng cần tạo ra giữa 2 đối tượng đầu và cuối Giữ lại tuỳ chọn mặc định để có... phương trình khoa học Các công thức này có thể được chèn vào các ứng dụng OpenOffice.org khác 5.6.1 Các tính năng chính của OpenOffice.org Math Một số tính năng quan trọng của Math sẽ được trình bày trong phần này: • Tạo công thức: Math cho phép bạn dễ dàng tạo ra các công thức và dùng chúng như một đối tượng trong tài liệu Writer, Spreadsheet hay Impress Bạn có thể mở Math từ một ứng dụng OpenOffice khác . danh sách Arrange. Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 1 64 / 4 07 Hình 5 .77 : Sắp xếp lại đối tượng 2. Nếu bạn chọn tuỳ chọn Send Backward, bạn sẽ thu được hình sau: Hình 5 .78 : Đưa đối tượng xuống. chóng và thuận tiện hơn. Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 162 / 4 07 Chú ý: Hình chữ nhật phải bao quanh toàn bộ đối tượng thì đối tượng đó mới được chọn. Hình 5 . 74 : Chọn bằng khung chữ nhật •. gõ oodraw để chạy OpenOffice.org Draw. Các thành phần chính trong cửa sổ Draw được minh hoạ trong hình sau: Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 161 / 4 07 Hình 5 .73 : Cửa sổ Draw 2. Bản vẽ được tạo trong

Ngày đăng: 26/07/2014, 21:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan