UBUNTU 7 TOÀN TẬP - Phần 4 ppsx

18 404 0
UBUNTU 7 TOÀN TẬP - Phần 4 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 142 / 407 1. Mở trình đơn Applications, chọn mục Office rồi bấm chuột vào OpenOffice.org Presentation. Hình 5.45: Mở Impress 2. Hộp thoại Presentation Wizard sẽ xuất hiện. Hộp thoại Presentation Wizard sẽ giúp bạn đặt các thiết lập cơ bản về cấu trúc của ảnh chiếu trình diễn trong 3 bước. Bạn có thể tiếp tục việc thiết lập theo chỉ dẫn của Presentation Wizard hoặc tạo một ảnh chiếu trống bằng cách bấm chuột vào Create. Hình 5.46: Dùng Presentation Wizard Bạn có biết? Để xem trước các mẫu ảnh chiếu, các thiết kế ảnh chiếu và các hiệu ứng có trong chương trình, hãy đánh dấu hộp kiểm Preview. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 143 / 407 3. Hình này minh hoạ cửa sổ Impress với một ảnh chiếu trống. Từ trong vùng Task nằm bên trái cửa sổ, bạn có thể chọn bố cục của ảnh chiếu hiện hành. Hình 5.47: Cửa sổ Impress 4. Nhập văn bản vào trong các hộp văn bản để tạo ảnh chiếu đầu tiên. Để làm cho trình diễn của mình thêm sinh động và chuyên nghiệp, bạn có thể đổi hình nền và định dạng phông chữ cho từng ảnh chiếu hoặc dùng một mẫu ảnh chiếu có sẵn trong phần Master Pages. Nhấn Master Pages để mở vùng Master Pages. Hình 5.48: Mở vùng Master Pages Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 144 / 407 5. Trong Master Pages, Impress cung cấp cho bạn một số mẫu định sẵn. Hãy chọn mẫu muốn dùng. Mẫu này sẽ được áp dụng lên toàn bộ trình diễn của bạn. Bạn có thể thêm nhiều thành phần khác, như các đối tượng, hình ảnh, ảnh động để làm cho trình diễn đẹp hơn nữa, bằng cách dùng tr ình đơn Insert. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một ảnh chiếu nữa vào trong trình diễn. Bạn có thể thêm một ảnh chiếu mới bằng cách nhấn nút Slide trong thanh công cụ Standard. Một cách khác, bạn có thể chọn lệnh Slide trong trình đơn Insert. Hình 5.49: Chọn một mẫu ảnh chiếu 6. Ảnh chiếu được chèn vào cũng được định dạng như ảnh ban đầu, vì đó là bố cục cuối cùng được chọn. Tuỳ theo yêu cầu công việc, bạn có thể chọn một định dạng mới trong vùng Layout cho ảnh vừa thêm vào. Bố cục mới này sẽ có 2 cột, 1 cột chứa văn bản và cột còn lại chứa ảnh minh hoạ. Hãy nhập nội dung văn bản vào trong các hộp văn bản có trong ảnh, rồi nhấn đúp chuột vào biểu tượng hình ngôi nhà để chèn một ảnh vào ô trống đã có. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 145 / 407 Hình 5.50: Chọn bố cục cho ảnh chiếu 7. Trong hộp thoại Insert Picture, chọn ảnh mình muốn dùng và nhấn vào nút Open để chèn nó vào trong ảnh chiếu. Hình 5.51: Chèn ảnh minh hoạ vào trong ảnh chiếu 8. Lưu ý rằng bức ảnh được chèn vào sẽ được tự động điều chỉnh kích cỡ sao cho khớp với ô trống có trước đó. Bạn cũng có thể chèn một ảnh bằng cách chọn mục Picture trong trình đơn Insert. Ảnh được chèn vào theo cách này sẽ không được tự động điều chỉnh kích cỡ, nhưng bạn có thể tự mình di chuyển và chỉnh lại kích thước nếu cần. Sau đó, hãy chèn thêm một ảnh chiếu nữa. Tiếp theo, ta sẽ chiếu trình diễn. Để cấu hình các thiết lập khi trình chiếu, bạn chọn Slide Show Settings từ trình đơn Slide Show. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 146 / 407 Hình 5.52: Thiết lập trình chiếu 9. Hộp thoại Slide Show xuất hiện cho bạn đặt các thiết lập cơ bản trước khi trình chiếu. Trong phần Range, hãy chỉ định các ảnh chiếu nào sẽ được đưa vào trình bày và thứ tự xuất hiện của chúng. Trong phần Type, bạn có thể đặt cách thức trình bày những ảnh chiếu này. Tương tự, phần Options cho phép bạn đặt các thiết lập khác cho trình diễn. Sau khi đã chọn xong tất cả các tuỳ chọn cần dùng, nhấn OK để các thiết lập có hiệu lực. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 147 / 407 Hình 5.53: Cấu hình các thiết lập khi trình diễn 10. Để bắt đầu chiếu ảnh, hãy chọn Slide Show trong trình đơn Slide Show hoặc nhấn phím tắt F5. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 148 / 407 Hình 5.54: Bắt đầu trình chiếu 11. Các ảnh chiếu có thể được thiết lập để lần lượt tự động xuất hiện. Khi đến ảnh chiếu cuối cùng, bạn sẽ được hỏi là có muốn thoát khỏi chế độ trình diễn hay không. Nếu bạn muốn thoát khỏi chế độ trình diễn ngay lập tức, hãy nhấn ESC. 12. Bạn có thể in các ảnh chiếu ra, cùng với các ghi chú, viền, số trang, ngày tháng tạo bằng cách chọn lệnh Print từ trình đơn File. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 149 / 407 Hình 5.55: In các ảnh chiếu 13. Bạn có thể dùng hộp thoại Print để thiết lập máy in hoặc dùng thiết lập mặc định, và nhấn OK để bắt đầu in các ảnh chiếu ra ngoài. Hình 5.56: Đặt các thiết lập của máy in Các đối tượng chuyển động và 3 chiều Để tạo tr ình diễn có các hiệu ứng chuyển động 3D: Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 150 / 407 1. Trong một trình diễn mới, bạn phải chọn một mẫu thích hợp trong vùng Master pages. Sau đó, bạn thêm các thành phần vào trình diễn để làm nó sinh động hơn. Hãy bắt đầu bằng việc thêm tiêu đề vào ảnh chiếu đầu tiên. Để làm tiêu đề trông sinh động hơn, bạn hãy dùng các công cụ văn bản có trong Impress. Đặc biệt, công cụ Fontwork cho phép bạn tạo các hiệu ứng 3D đặc biệt cho văn bản. Để bật Fontwork, trên thanh công cụ Drawing, hãy chọn nút Fontwork Gallery. Cửa sổ Fontwork Gallery xuất hiện. Hình 5.57: Mở Fontwork Gallery 2. Chọn kiểu hiệu ứng trình diễn bạn muốn áp dụng cho phần tiêu đề. Nhấn OK. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 151 / 407 Hình 5.58: Chọn một kiểu hiệu ứng trong Fontwork 3. Chữ Fontwork, trong kiểu hiệu ứng xuất hiện trên ảnh chiếu như một đối tượng. Để hiển thị văn bản tiêu đề thay vì chữ Fontwork, hãy bấm đúp lên đối tượng và gõ văn bản tiêu đề vào chữ Fontwork màu đen xuất hiện bên trên đối tượng. Nhấn vào 1 điểm bên ngoài đối tượng để thoát khỏi chế độ sửa của Fontwork. Hình 5.59: Sửa đối tượng Fontwork 4. Bạn có thể tiếp tục và làm những thao tác ở trên với các ảnh chiếu khác, bằng cách chèn các ảnh 3D vào và cho chúng chuyển động. [...]... Buttons Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 153 / 4 07 6 Thanh công cụ 3D-Objects xuất hiện dưới dạng nổi Nếu bạn không thích thanh công cụ nổi, bạn có thể đặt nó vào cạnh một thanh công cụ có sẵn Để đặt thanh công cụ 3D-Objects vào cạnh các thanh công cụ khác, hãy kéo thanh tiêu đề của nó tới vị trí gần các thanh công cụ khác rồi thả chuột Hình 5.62: Thanh công cụ 3D-Objects 7 Thanh công cụ 3D-Objects giờ... thành phần trong ảnh chiếu Sau khi đặt tất cả các thiết lập cho đối tượng, nhấn OK để áp dụng hiệu ứng lên nó Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 1 57 / 4 07 Hình 5.68: Các hiệu ứng chuyển động 14 Bạn có thể xem các hiệu ứng chuyển động được chọn ở cuối bảng Custom Animations Giờ, bạn có thể thấy hiệu ứng chuyển động trong ảnh chiếu Nhấn vào nút Slide Show để xem thử toàn bộ trình diễn mình tạo Học Ubuntu. .. Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 158 / 4 07 Hình 5.69: Chiếu trình diễn vừa tạo 15 Trình diễn của bạn sẽ rất sinh động và chuyên nghiệp! Hình 5 .70 : Trình diễn chuyên nghiệp! Xuất trình diễn Như đã giới thiệu, một tính năng khác rất hữu ích của Impress là khả năng xuất trình diễn trực tiếp ra các định dạng khác Impress cung cấp Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 159 / 4 07 cho bạn khả năng xuất toàn bộ trình...Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 152 / 4 07 Hình 5.60: Văn bản 3D 5 Bạn có thể chèn các đối tượng 3D vào trong trình diễn của mình bằng thanh công cụ 3D-Objects Theo mặc định, thanh công cụ này không xuất hiện trong thanh công cụ Drawing Để thấy nó, bạn phải chọn View, chọn mục Toolbars rồi chọn tiếp 3D-Objects Hình 5.61: Chèn các đồ họa 3D Bạn có biết? Bạn cũng có thể hiển thị thanh công cụ 3D-Objects... Animations sẽ xuất hiện ở bên phải cửa sổ trình diễn Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 156 / 4 07 Hình 5.66: Dùng các chuyển động tự đặt 12 Để áp dụng các hiệu ứng chuyển động lên một thành phần đơn lẻ trong ảnh chiếu, hãy chọn thành phần cần áp dụng rồi bấm vào nút Add trong bảng Custom Animation Hộp thoại Custom Animation sẽ xuất hiện Hình 5. 67: Đối tượng chuyển động 13 Giờ bạn có thể đặt các hiệu... phải hộp thoại để áp dụng hiệu ứng lên đối tượng Nhấn Close để thoát khỏi hộp thoại 3D Effects Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 155 / 4 07 Hình 5.65: Dùng các hiệu ứng 3D 11 Lưu ý rằng bằng một số cú nhắp chuột, đối tượng 3D của bạn trông sẽ hoàn toàn khác! Làm tương tự, bạn có thể thêm nhiều thành phần 3D và 2D vào trình diễn của mình, rồi sau đó áp dụng nhiều hiệu ứng 3D để trang trí cho nó Impress... dụng các hiệu ứng 3D lên đối tượng đồ hoạ được chèn vào, ta bấm chuột phải lên đối tượng Trong trình đơn ngữ cảnh, hãy chọn mục 3D Effects Hộp thoại 3D Effects sẽ xuất hiện Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 1 54 / 4 07 Hình 5. 64: Áp dụng các hiệu ứng 3D 9 Bạn có thể lựa các tuỳ chọn nằm dưới các nút khác nhau trong hộp thoại này để đặt hình dạng của đối tượng đã chèn vào Nhấn nút Illumination để tinh... Desktop 159 / 4 07 cho bạn khả năng xuất toàn bộ trình diễn ra định dạng Flash (SWF) Để xuất trình diễn ra tập tin SWF: 1 Mở trình đơn File và chọn lệnh Export Hộp thoại Export mở ra Hình 5 .71 : Xuất một trình diễn 2 Trong hộp thoại, bạn phải đặt tên tập tin vào ô Name và di chuyển tới thư mục cần lưu tập tin sẽ xuất ra Để xuất trình diễn ra định dạng Flash, chọn Macromedia Flash (SWF) (.swf) trong danh... Line and Filling Bạn có thể lấy các đối tượng trong thanh công cụ này để chèn vào trong ảnh chiếu Để chèn một đối tượng 3D vào trong ảnh chiếu hiện thời, nhấn vào biểu tượng của nó trên thanh công cụ D-Objects toolbar Sau đó, di chuyển con chuột đến điểm bạn muốn chèn đối tượng vào Bạn có thể thấy một dấu cộng ở đầu con chuột Giữ phím trái chuột và kéo chuột để chèn đối tượng vào ảnh chiếu Đối tượng... chọn Macromedia Flash (SWF) (.swf) trong danh sách thả xuống file type và nhấn tiếp vào nút Save Trình diễn của bạn sẽ được xuất ra vị trí đã chọn Sau đó, bạn có thể xem nó với trình Flash player Hình 5 .72 : Xuất trình diễn của bạn ra dạng Flash . mẫu ảnh chiếu có sẵn trong phần Master Pages. Nhấn Master Pages để mở vùng Master Pages. Hình 5 .48 : Mở vùng Master Pages Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 144 / 4 07 5. Trong Master Pages, Impress. lực. Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 1 47 / 4 07 Hình 5.53: Cấu hình các thiết lập khi trình diễn 10. Để bắt đầu chiếu ảnh, hãy chọn Slide Show trong trình đơn Slide Show hoặc nhấn phím tắt F5. Học Ubuntu. thành phần trong ảnh chiếu. Sau khi đặt tất cả các thiết lập cho đối tượng, nhấn OK để áp dụng hiệu ứng lên nó. Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 1 57 / 4 07 Hình 5.68: Các hiệu ứng chuyển động 14.

Ngày đăng: 26/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan