Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
769,32 KB
Nội dung
Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 246 / 407 Hình 7.48: Mở ứng dụng vừa cài - Abiword 7.8 Cài đặt một gói phần mềm đơn lẻ Việc cài đặt phần mềm trên Ubuntu nên sử dụng các trình quản lý gói được cung cấp sẵn. Tuy nhiên, đôi khi một vài gói phần mềm hoặc các tập tin không có sẵn trong kho phần mềm của bạn, và bạn phải tải về và cài đặt chúng từ trên mạng. Các tập tin bạn lấy xuống được các trình quản lý gói sử dụng, và được gọi là gói phần mềm đơn lẻ. Ví dụ về các gói phần mềm đơn lẻ là các tập tin .deb (gói Debian) và tập tin tarballs .tar. Chú ý: Bạn nên tải các tập tin không có sẵn trên Ubuntu từ một nguồn phần mềm đáng tin cậy. Trong phần này, ta sẽ nói về loại gói phần mềm đơn lẻ chính: gói Debian. • Gói Debian: Các tập tin có đuôi .deb, được Ubuntu sử dụng. • Tarballs: Các tập tin nén theo dạng Zip chứa mã nguồn chương trình. Bạn cần phải biên dịch mã nguồn ra mã máy để chạy chương trình trong đó. Cài đặt các chương trình từ mã nguồn sẽ không được đề cập đến trong giáo trình này. Biên dịch và cài đặt các chương trình từ mã nguồn dạng tarballs là việc tương đối đơn giản, nhưng cũng khá phức tạp vì bạn phải xem xét sửa lỗi nếu gặp vấn đề nào đó trong quá trình biên dịch. Các gói tarballs có cấu trúc đơn giản, và không chỉ định các điều kiện phụ thuộc để có thể biên dịch chương trình ra mã máy. Chính vì vậy, việc biên dịch từ mã nguồn rất tốn thời gian và phức tạp vì bạn phải tự mình cài đặt tất cả các thành phần cần có trước khi biên dịch phần mềm mình cần. Chú ý: Không có gì đảm bảo rằng tập tin đóng gói phần mềm mà bạn tải về sẽ tương thích với hệ thống. Các phần mềm cài từ các gói đơn lẻ cũng không được hỗ trợ các bản vá lỗi bảo mật. Chính vì vậy, hãy sử dụng các gói có sẵn trên kho phần mềm Ubuntu nếu có thể. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 247 / 407 7.8.1 Cài và gỡ bỏ các gói Debian Các gói Debian có thể được cài đặt và gỡ bỏ thông qua trình cài đặt giao diện đồ hoạ gdebi. Trình cài đặt này tự động cài tất cả các gói phụ thuộc từ kho phần mềm của Ubuntu. Tuy nhiên nếu gói phần mềm riêng lẻ bạn chọn cài yêu cầu các gói phần mềm khác ngoài kho phần mềm của Ubuntu, bạn sẽ phải tự mình cài đặt nó theo cách thủ công! Để cài đặt một gói Debian, mở tập tin .deb từ trong thư mục chứa nó. Thao tác để cài đặt một gói Debian: 1. Tải gói XVidCap xvidcap_1.1.6_i386.deb. Gói này không nằm trong kho phần mềm của Ubuntu, nên bạn phải lấy nó từ trang web http://sourceforge.net/projects/xvidcap/ 2. Sau khi đã tải tập tin .deb về máy, bạn chỉ việc bấm đúp chuột lên nó và gdebi sẽ tự động chạy. Trình gdebi sẽ kiểm tra xem bạn có các gói mà tập tin .deb yêu cầu trong hệ thống chưa. Sau đó, nút Install hiện ra. Bạn chỉ việc bấm vào nút này để bắt đầu quá trình cài đặt. Trong trường hợp các gói phụ thuộc không có trong kho phần mềm Ubuntu, một thông báo lỗi sẽ xuất hiện và bạn không thể cài đặt tập tin .deb vừa tải về, trừ khi cài đặt các gói được yêu cầu trước! 3. Để gỡ bỏ gói phần mềm .deb riêng lẻ, bạn có thể dùng trình Synaptic Package Manager, phần này đã được trình bày ở trên. 7.9 Các kho phần mềm Kho phần mềm là một thư viện phần mềm có trên Internet, cho phép bạn tải về và cài đặt vào máy mình. Các kho phần mềm của Ubuntu chứa hàng ngàn gói phần mềm, hoàn toàn miễn phí để cho bạn cài đặt. Việc cài đặt các gói trên kho phần mềm Ubuntu rất dễ dàng, vì chúng được tạo riêng cho Ubuntu. 7.9.1 Các hạng mục phần mềm trong kho Ubuntu Kho phần mềm Ubuntu được chia ra làm 4 hạng mục, tuỳ vào mức độ phần mềm trong đó được nhóm phát triển hỗ trợ thế nào, và nó có phải là phần mềm tự do hay không. • Main • Restricted • Universe • Multiverse Hạng mục Main Hạng mục Main chứa tất cả các phần mềm tự do được hỗ trợ đầy đủ bởi nhóm phát triển của Canonical. Những phần mềm này tuân theo tư tưởng mà tổ chức Phần mềm tự do đề ra. Các gói trong hạng mục này đều được cài sẵn trên Ubuntu. Chúng cũng được thường xuyên vá lỗi bảo mật, hỗ trợ kỹ thuật và hoàn toàn miễn phí. OpenOffice.org, Abiword và máy chủ web Apache là một vài ví dụ về phần mềm trong hạng mục Main. Hạng mục Restricted Hạng mục Restricted bao gồm các phần mềm được nhóm phát triển Ubuntu hỗ trợ nhưng không phải là phần mềm tự do. Các trình điều khiển đồ hoạ do nhà sản xuất cung cấp (Nvidia, ATI) đều nằm trong hạng mục này. Các gói phần mềm trong hạng mục này cũng có trên đĩa CD cài Ubuntu, nhưng ta có thể dễ dàng gỡ bỏ chúng đi. Hạng mục Universe Hạng mục Universe chứa hàng ngàn gói phần mềm không được Canonical hỗ trợ. Các phần mềm trong này được phân phối với rất nhiều các loại giấy phép khác nhau, và được cộng đồng phát triển. Các gói phần mềm này chỉ có thể được lấy từ Internet xuống. Tất cả các gói phần mềm trong này đều có thể làm việc tốt trên Ubuntu. Tuy nhiên, chúng không được thường xuyên vá lỗi bảo mật và hỗ trợ. Các gói trong hạng mục này được cộng đồng đóng góp. Hạng mục Multiverse Hạng mục Multiverse chứa các gói phần mềm không tự do, có nghĩa là giấy phép không thoả mãn tiêu chí mà tổ chức Phần mềm tự do đề ra. Người dùng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm khi chấp nhận các điều khoản trong giấy phép đi kèm theo phần mềm trong hạng mục này. Các gói phần mềm trong hạng mục này không được hỗ trợ cũng như vá lỗi bảo mật. Ví dụ về các gói trong hạng mục này là trình VLC và trình xem Flash cho Firefox của Adobe. Có rất nhiều các gói phần mềm không có trong kho phần mềm mặc định của Ubuntu. Ta phải sử dụng các kho phần mềm Ubuntu khác, hoặc của các hãng phần mềm khác. Để dùng các gói trong kho phần mềm của hãng khác, bạn phải thêm kho phần mềm vào. Hãy làm những bước sau để thêm kho phần mềm vào trong trình quản lý gói: Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 248 / 407 1. Từ trình đơn System, chọn Administration và nhấn vào Software Sources. Hình 7.49: Mở hộp thoại Software Sources Hộp thoại Software Sources xuất hiện. Các nguồn phần mềm cho Ubuntu được chọn mặc định. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 249 / 407 Hình 7.50: Chọn các nguồn phần mềm cần thiết Chú ý: Bạn cũng có thể mở hộp thoại Software Sources bằng cách dùng ứng dụng Add/Remove applications hoặc Synaptic Package Manager để bật các kho phần mềm Ubuntu trong thẻ Ubuntu Software. 2. Để thêm một kho phần mềm từ một tổ chức hoặc cộng đồng khác cung cấp, nhấn vào thẻ Third-Party Software và nhấn vào nút Add. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 250 / 407 Hình 7.51: Thêm một nguồn phần mềm do 1 tổ chức hoặc cộng đồng khác cung cấp 3. Gõ dòng lệnh APT cho kho phần mềm mà bạn muốn thêm vào. Để truy cập vào kho phần mềm Main của Debian, bạn gõ deb http://ftp.debian.orgs sarge main vào ô APT line. Sau đó nhấn Add Source. Chú ý: Dòng lệnh APT phải có phân loại, vị trí và thành phần của một kho phần mềm. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 251 / 407 Hình 7.52: Gõ dòng lệnh APT 4. Bấm nút Close để lưu thiết lập. Kho phần mềm bạn gõ vào dòng APT sẽ được thêm vào ô third-party software. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 252 / 407 Hình 7.53: Hộp thoại Software Sources có thêm kho phần mềm mới! 5. Sau khi đã thêm kho phần mềm, bạn sẽ phải cập nhật thông tin về các phần mềm có trong các kho. Nhấn nút Reload để cập nhật các gói mới. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 253 / 407 Hình 7.54: Cập nhật lại thông tin về các gói phần mềm sẵn có 6. Các thanh tiến trình biểu diễn trạng thái các gói được cài hoặc gỡ bỏ khỏi thông tin phần mềm trên hệ thống. Bạn có thể xác thực các kho phần mềm bằng các vào thẻ Authentication trong hộp thoại Software Sources. Nếu bạn không xác thực các kho phần mềm, hệ thống có thể báo lỗi trong khi tải thông tin về phần mềm từ một kho mới. Bạn có thể bỏ qua lỗi này cũng được. Tuy nhiên, nếu muốn xử lý triệt để, bạn cần phải thêm một khoá GPG vào máy. Khóa GPG là một khoá chung dùng để mã hoá và giải mã mà các kho phần mềm cung cấp cho mọi người muốn lấy các phần mềm chứa trong đó. Nhấn vào nút Close trong hộp thoại báo lỗi. Vậy là bạn đã hoàn tất việc thêm các kho phần mềm mới vào trong tr ình quản lý gói của hệ thống. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 254 / 407 Hình 7.55: Lỗi Public Key 7.10 Thêm thiết lập ngôn ngữ mới Ubuntu hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Các công cụ hỗ trợ ngôn ngữ mới có thể được cài vào hệ thống thông qua hộp thoại Language Support nằm trong phần Administration/System. Tuỳ vào ngôn ngữ bạn chọn, phương thức nhập liệu và bố trí bàn phím cũng được thay đổi theo. Ubuntu sử dụng Smart Common Input Method (SCIM) để chuyển giữa các phương thức nhập liệu khác nhau, cho phép ta gõ nhiều ký tự phức tạp, tiếng Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc dễ dàng. Bạn có thể chuyển giữa các phương thức nhập liệu bằng tổ hợp CTRL+phím cách. 7.11 Tổng kết bài giảng Trong bài này, ta biết rằng: 1. GNOME là môi trường làm việc mặc định trên Ubuntu. Bạn có thể dùng mục Preferences trên trình đơn System để tuỳ biến màn hình Ubuntu. 2. Bạn có thể quản lý các tập tin của mình bằng trình quản lý tập tin Nautilus. Dùng chế độ xem (mở thư mục trong cửa sổ Nautilus mới) để xem nội dung nhiều thư mục cùng một lúc. Dùng chế độ duyệt (mở thư mục ngay trong cửa sổ hiện có) để duyệt một thư mục giống như dùng Firefox để duyệt web. 3. Dùng Add/Remove Applications để cài đặt hoặc gỡ bỏ các gói phần mềm là cách làm dễ nhất. 4. Tuy nhiên, để cài các gói phần mềm đặc biệt, bạn phải dùng Synaptic Package Manager. 5. Các trình quản lý gói khác như apt-get cũng làm việc tốt trên tất cả các phiên bản Ubuntu. Hãy dùng nó để cài đặt và gỡ bỏ các gói, nếu bạn thích dùng giao diện dòng lệnh hơn giao diện đồ hoạ, hoặc không thể vào trong giao diện đồ hoạ được. 6. Để cài đặt một gói không có trên kho phần mềm Ubuntu, bạn có thể tải nó về và cài đặt độc lập. Các tập tin này liên kết với trình quản lý gói của bản Linux bạn dùng, và được gọi là các tập tin đóng gói độc lập. 7. Tarball là các tập tin nén dạng zip chứa mã nguồn chương trình. Bạn phải dùng các công cụ dòng lệnh để cài hoặc gỡ bỏ các chương trình từ mã nguồn tarball. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 255 / 407 7.12 Câu hỏi ôn tập Câu hỏi 1 Môi trường làm việc mặc định của Ubuntu là gì? Câu hỏi 2 Bạn có thể tải các ảnh nền và sắc thái giao diện cho Ubuntu từ trang web nào? Câu hỏi 3 Các tính năng của trình quản lý tập tin Nautilus là gì? Câu hỏi 4 Trình quản lý tập tin trên KDE là chương trình nào? Câu hỏi 5 Trình quản lý gói là gì? Câu hỏi 6 Khác biệt giữa trình quản lý gói giao diện đồ hoạ và giao diện dòng lệnh là gì? Lấy ví dụ. Câu hỏi 7 Các phần mềm không được phân phối theo tư tưởng Phần mềm Tự do nằm trong các hạng mục _______________. 7.13 Thực hành Bài tập 1 Bạn đã cài đặt Ubuntu 7.10 lên máy mình. Bạn muốn xem các tập tin PDF, dùng trình xử lý bảng tính và nén các tập tin mình có lại. Hãy cài các gói phần mềm sau: a) xpdf b) gnumeric c) 7zip a) Cài xpdf bằng Add/Remove Applications: 1. Từ trình đơn Application ta chọn Add/Remove. Hộp thoại Add/Remove xuất hiện. 2. Trong ô Search, ta gõ xpdf. 3. Chọn hộp kiểm bên cạnh tên gói, xpdf. 4. Nhấn nút Apply Changes. 5. Nhấn nút Apply để tiến hành cài đặt. 6. Trong hộp thoại New application has been installed bạn chọn tiếp Close. b) Cài gnumeric bằng Synaptic: 1. Từ trình đơn System chọn Administration sau đó chọn tiếp Synaptic Package Manager. Hộp thoại Synaptic Package Manager xuất hiện. 2. Nhấn nút Search để tìm gnumeric và đánh dấu hộp kiểm bên cạnh gnumeric. 3. Chọn mục Mark for Installation. Một hộp thoại hiện lên báo cho bạn biết các gói bổ sung cần có. 4. Để tiếp tục, nhấn nút Mark. 5. Để xác nhận các thay đổi đã chọn, nhấn nút Apply. Hộp thoại Summary xuất hiện, yêu cầu bạn phải kiểm tra lần cuối trước khi tiến hành cài đặt. 6. Nhấn nút Apply để tiếp tục việc cài đặt. 7. Khi tất cả các gói đều đã được cài xong, bạn sẽ được báo cáo lại. Nhấn nút Close trong hộp thoại hiện ra. c) Cài 7zip bằng apt-get: [...]...Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 2 56 / 4 07 1 Từ trình đơn Applications, chọn Accessories và nhấn vào Terminal Terminal opens 2 Để cài 7zip, gõ lệnh sau trong cửa sổ Terminal: Note $ sudo apt-get install p7zip . Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 2 46 / 4 07 Hình 7. 48: Mở ứng dụng vừa cài - Abiword 7. 8 Cài đặt một gói phần mềm đơn lẻ Việc cài đặt phần mềm trên Ubuntu nên sử dụng các trình. gói phần mềm, hoàn toàn miễn phí để cho bạn cài đặt. Việc cài đặt các gói trên kho phần mềm Ubuntu rất dễ dàng, vì chúng được tạo riêng cho Ubuntu. 7. 9.1 Các hạng mục phần mềm trong kho Ubuntu Kho. hỏi 7 Các phần mềm không được phân phối theo tư tưởng Phần mềm Tự do nằm trong các hạng mục _______________. 7. 13 Thực hành Bài tập 1 Bạn đã cài đặt Ubuntu 7. 10 lên máy mình. Bạn muốn xem các tập