1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

UBUNTU 7 TOÀN TẬP - Phần 3 pdf

28 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,8 MB

Nội dung

Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 53 / 407 Chương 4 Sử dụng Internet Trọng tâm Nội dung của bài học này: • Kết nối vào mạng Internet • Duyệt web • Đọc nhiều kênh tin tức khác nhau • Gửi và nhận thư điện tử • Dùng nhiều công cụ để gửi tin nhắn nhanh • Gọi điện thoại bằng điện thoại mềm 4.1 Truy cập vào Internet Mạng Internet được hàng triệu người trên thế giới sử dụng trong công việc và giải trí. Nhờ có Internet, việc tìm kiếm chia sẻ thông tin, gặp gỡ gia đình và bạn bè, tham gia các diễn đàn, đọc tin tức, chơi điện tử được diễn ra dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuỳ thuộc vào cơ sở hạ tầng nơi bạn sống và làm việc, việc kết nối Internet diễn ra khác nhau. Để kết nối vào Internet, bạn phải đăng ký dịch vụ với Nhà cung cáp dịch vụ Internet (Internet Service Provider (ISP)) và trang bị thiết bị vào mạng (switch, router, modem). Bạn cũng phải thực hiện một số thao tác cấu hình kết nối Internet trên hệ thống. Ubuntu hỗ trợ hầu hết các kiểu kết nối, bao gồm: Băng rộng (cáp truyền hoặc ASDL), dial-up và truy cập tr ực tiếp thông qua mạng cục bộ (Local Area Network (LAN)). Bạn có biết? Băng rộng là thuật ngữ chỉ các kết nối thông qua Đường dây thuê bao số bất đối xứng (Asymmetric Digital Subscriber Line (ADSL)) hoặc kết nối thông qua cáp truyền hình (DOCSIS). Ethernet Modem (PPPoE) dùng một modem kết nối với máy tính và một cáp mạng Ethernet. Loại kết nối này thường được dùng kết hợp với kết nối Băng rộng. Dial-up dùng kết nối dial-up, tốc độ tối đa là 56 kbit/s. Local Area Network (LAN) dùng mạng không dây hoặc Ethernet, và kiểu kết nối này cũng thường kết hợp với kết nối Băng rộng. Điện thoại di động dùng các chức năng modem tích hợp sẵn trong máy để kết nối Internet. Kết nối Băng rộng là loại kết nối ổn định và nhanh nhất mà người dùng đăng ký và trả tiền theo hàng tháng. Các công ty cung cấp dịch vụ Băng rộng có nhiều gói dịch vụ khác nhau cho khách hàng. Nếu bạn đi du lịch và cần dùng Internet, bạn có thể mua kết nối Internet không dây. Nếu máy bạn không có card mạng không dây, bạn sẽ phải mua lấy một cái để dùng trong trường hợp này. Kết nối kiểu này tương tự như kết nối qua vệ tinh, dữ liệu được truyền qua sóng vô tuyến. Kết nối Dial-up dùng đường dây điện thoại để kết nối giữa 2 máy tính với nhau. Đây là kiểu kết nối rẻ tiền, nhưng chậm. Máy tính của bạn phải quay số điện thoại để kết nối tới nhà Cung cấp dịch vụ của bạn và kết nối vào máy chủ của họ. Bạn sẽ không thể gọi điện thoại khi đang lên mạng. Đây là kiểu kết nối lỗi thời, chậm nhất; bạn không nên sử dụng nó. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 54 / 407 4.1.1 Network Manager The Network Manager là một chương trình mạnh nhưng dễ dùng, cho phép bạn kết nối Internet thông qua mạng có dây và không dây. Nó nằm trong góc phải ở thanh ngang bên trên. Bấm chuột trái vào biểu tượng Network Manager, chương trình sẽ báo cho bạn biết máy mình có kết nối vào mạng có dây hay không dây hay không. Nếu máy bạn bắt được một mạng không dây nhưng mạng này lại có mật khẩu, một hộp thoại sẽ xuất hiện để bạn nhập mật khẩu vào. Mật khẩu này sẽ được chương trình Keyring lưu lại và sử dụng lại khi cần. Tuy nhiên, nếu bạn đã đăng xuất thì thông tin này sẽ bị huỷ đi, và lần sau bạn sẽ phải nhập lại mật khẩu keyring. Hình 4.1: Network Manager Nếu bấm chuột phải vào biểu tượng Network Manager, bạn có thể bật hoặc tắt các kết nối đang có. Thông tin kết nối cho phép bạn truy cập vào các tham số cấu hình đang được dùng. Hình 4.2: Network Manager Connection Nếu trình Network Manager không tự động cấu hình các kết nối của bạn, bạn sẽ phải tự mình cấu hình chúng bằng tay. 4.1.2 Sử dụng kết nối thông qua cáp mạng Để kết nối Internet bằng cáp mạng, hãy thực hiện các bước sau: Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 55 / 407 1. Trong trình đơn System, chọn Administration và nhấn Network. Hộp thoại Network Settings sẽ xuất hiện. Hình 4.3: Mở các thiết lập mạng 2. Trong phần Connections, chọn kết nối cần dùng. Nhấn Properties. Hộp thoại eth0 Properties sẽ xuất hiện. Hình 4.4: Network Settings 3. Xoá dấu kiểm trong hộp Enable roaming mode để bật kết nối. Chú ý: Bạn phải nhập các tham số mà nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp cho bạn: địa chỉ IP, mặt nạ subnet và địa chỉ cổng vào. a. Trong hộp thoại Configuration, chọn tuỳ chọn Static IP address. b. Nhập địa chỉ IP máy bạn vào trong hộp IP address. c. Nhập mặt nạ subnet của máy bạn vào trong hộp Subnet mask. Chú ý: Mặt nạ subnet phân chia các địa chỉ IP trong mạng ra nhiều nhóm khác nhau, hỗ trợ cho việc định tuyến các gói dữ liệu truyền trong mạng. d. Gõ địa chỉ IP của cổng vào mà nhà cung cấp dịch vụ đưa cho bạn vào trong hộp Gateway address. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 56 / 407 Chú ý: Cổng vào là một thiết bị dùng để kết nối người dùng vào mạng Internet, được nhà cung cấp dịch vụ Internet trang bị. Hình 4.5: eth0 Properties 4. Nhấn nút OK để hoàn tất việc cấu hình mạng cáp. Hình 4.6: Network Settings Giờ, bạn đã có thể kết nối vào Internet thông qua đường cáp mạng. 4.1.3 Dùng card mạng không dây Ubuntu tự động hỗ trợ rất nhiều các loại card mạng không dây. Để biết xem card mạng của bạn có được Ubuntu hỗ trợ không, hãy làm các bước sau: 1. Trong trình đơn System chọn Administration và bấm vào Network. Hộp thoại Network Settings sẽ xuất hiện. 2. Nếu card mạng không dây của bạn được liệt kê ở đây, bạn có thể làm các bước như phần Sử dụng kết nối thông qua cáp mạng để kết nối vào mạng Internet. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 57 / 407 Hình 4.7: Chọn kết nối không dây Ngoài ra, bạn cũng có thể bấm chuột trái vào Network Manager và xem các mạng không dây mà máy mình bắt được. Bạn có biết? Để xem danh sách tất cả các card mạng không dây chạy trên Ubuntu, hãy xem https://help.ubuntu.com/community/WifiDocs/- WirelessCardsSupported Một số card mạng không dây không được liệt kê tại đây vì chúng không có trình điều khiển mã nguồn mở. Vì vậy, những card mạng này không tự động làm việc trong Ubuntu. Nếu card mạng của bạn không có trình điều khiển mã nguồn mở, bạn có thể phải dùng công cụ ndiswrapper. Dùng Ndiswrapper để chạy card mạng không dây Ndiswrapper là một module của Linux cho phép bạn dùng các trình điều khiển card mạng không dây của Microsoft Windows. Bạn có thể cài đặt tiện cấu hình cho ndiswrapper thông qua chương trình Add/Remove Applications. Chương trình Windows Wireless Drivers sau khi được cài đặt sẽ nằm trong System Administration. 4.1.4 Kết nối Dial-up Kết nối dial-up dùng một modem để truyền dữ liệu qua đường dây điện thoại. Bạn có thể chạy chương trình ScanModem để xác định loại modem mình có. Công cụ này nhận ra các loại modem trong cắm qua khe PCI trong máy hoặc một thiết bị bên ngoài kết nối qua cổng USB. Bạn có biết? Để tải công cụ ScanModem về, xin xem thêm: https://help.ubuntu.com/community/DialupModemHowto/ScanModem Để dùng kết nối dial-up : 1. Tải về, cấu hình và cài đặt trình điều khiển của modem bạn có. Nếu loại modem của bạn không có trình điều khiển mã nguồn mở, hãy liên hệ với nhà sản xuất loại modem đó để biết thêm chi tiết. Chú ý: Để cài đặt trình điều khiển mã nguồn mở, hãy xem www.modemdriver.com. 2. Cấu hình kết nối dial-up tới nhà cung cấp dịch vụ: 1. Mở trình đơn System, chọn Administration, mục Network. Hộp thoại Network Settings xuất hiện. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 58 / 407 2. Trong phần Network Settings, chọn Modem connection và nhấn Properties. Hộp thoại ppp0 Properties xuất hiện. Hình 4.8: Network Settings 3. Trong hộp thoại ppp0 Properties, chọn Enable this connection để kích hoạt kết nối này. a. Đặt các tham số tài khoản mà nhà cung cấp Internet đưa cho bạn. Nhập số đienẹ thoại của nhà cung cấp ào trong ô Phone number và tiền tố thoại vào trong ô Dial prefix, đây là các thông tin mà modem dùng để quay số tới máy chủ phục vụ. Gõ tên tài khoản dial-up vào ô Username và điền mật khẩu vào ô Password. Tên đăng nhập là tên bạn đã đăng ký với nhà cung cấp Internet. b. Đặt các thiết lập cho modem trong phần Modem. Bấm vào thẻ Modem. Gõ hoặc chọn cổng modem sử dụng trong phần Modem port. Chọn kiểu quay số trong ô Dial type. Bạn có thể chọn kiểu quay số được dùng trong ô Dial type. Kiểu quay số phụ thuộc vào mạng điện thoại bạn sử dụng, và có thể là kiểu Tones hoặc Pulses. Nếu bạn không biết kiểu quay số nào cần dùng, hãy liên hệ với công ty điện thoại. Trong khi quay số, modem sẽ tạo ra một số âm thanh nhỏ. Bạn có thể đặt âm lượng của âm quay số này trong ô Volume-thông thường bạn nên dùng Off hoặc Low. c. Thiết lập các cấu hình kết nối. Bấm vào thẻ Options và chọn Set modem as default route to Internet để dùng kết nối qua modem là kết nối mặc định. Nếu bạn dùng máy tính xách tay để kết nối vào mạng cục bộ (LAN), hãy bỏ dấu kiểm trong hộp Set modem as default route to Internet. Chọn tuỳ chọn này chỉ khi bạn dùng một kết nối dial-up. Bạn cũng cần gán tên máy cho địa chỉ IP để các máy khác trong mạng biết rằng máy bạn chạy trên giao thức TCP/IP. Bạn có thể chọn máy chủ DNS của nhà cung cấp để thực hiện việc ánh xạ từ địa chỉ IP thành tên máy. Để làm điều này, hãy chọn hộp kiểm Use the Internet service provider nameservers. Nếu kết nối Internet của bạn bị ngắt, modem sẽ tự động thử kết nối lại nếu bạn đánh dấu hộp kiểm Retry if the connection breaks or fails to start. d. Nhấn OK để hoàn tất quá trình cấu hình kết nối dial-up. Hình 4.9: pppo Properties Giờ, bạn đã có thể kết nối vào Internet bằng đường kết nối dial-up qua mạng điện thoại. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 59 / 407 4.2 Duyệt Web Mozilla Firefox là trình duyệt web mặc định có sẵn trong Ubuntu. Đây là một phần mềm nguồn mở, được phát triển bởi Mozilla Corporation và rất nhiều người tình nguyện trong cộng đồng. Firefox tương thích tốt với Ubuntu. Để chạy Firefox, bạn chọn Applications, Internet và nhấn vào Firefox Web Browser. Hình 4.10: Chạy trình duyệt web Firefox Ngoài các tính năng thông thường, Firefox có 2 đặc tính nổi bật hơn hẳn các trình duyệt khác – một hệ thống tìm kiếm thông tin tích hợp và bộ quản lý đánh dấu động. Chức năng tìm kiếm tích hợp Firefox tích hợp sẵn chức năng tìm kiếm thông tin trên Internet. Thanh tìm kiếm của Firefox có sẵn liên kết tới các công cụ tìm kiếm nổi tiếng trên Internet, như Google, Yahoo!, Amazon, eBay, Answers.com và Creative Commons. Bạn nhập một cụm từ khoá tìm kiếm vào trong thanh Tìm kiếm, và ngay lập tức kết quả thu được trên máy tìm kiếm bạn chọn sẽ được trả về. Bạn cũng có thể chọn máy tìm kiếm mới từ thanh Tìm kiếm và thêm các máy tìm kiếm khác nếu muốn. Hình 4.11: Các máy tìm kiếm có sẵn Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 60 / 407 Gợi ý tìm kiếm Để giúp quá trình tìm kiếm của bạn dễ dàng hơn nữa, một số máy tìm kiếm như Google, Yahoo và Answers.com cung cấp các từ khoá gợi ý liên quan với cụm từ bạn muốn tìm. Khi bạn đang gõ vào trong thanh Tìm kiếm, một danh sách các từ gợi ý liên quan đến từ vừa gõ sẽ xuất hiện. Ví dụ, nếu bạn gõ king vào trong thanh Tìm kiếm, một danh sách các gợi ý sẽ hiện lên, bạn có thể chọn ngay từ gợi ý phù hợp với nhu cầu của mình thay vì phải gõ nốt từ còn thiếu. Việc này giúp quá trình tìm kiếm trở nên nhanh gọn và dễ dàng hơn bao giờ hết! Hình dưới đây hiển thị danh sách từ gợi ý khi bạn đang nhập từ khoá vào thanh Tìm kiếm: Hình 4.12: Danh sách các từ gợi ý Đánh dấu động Nếu bạn duyệt qua một trang web hay trên Internet, và muốn xem lại nó, bạn có thể tạo một đánh dấu thay vì phải nhớ địa chỉ URL của trang web đó. Lần sau, bạn chỉ việc bấm vào liên kết đánh dấu để mở lại trang web đó. Bạn có thể xem các kênh tin (feed) trên web, những thông tin và blog thường xuyên được cập nhật nội dung mới. Một kênh tin là một trang web XML chứa danh sách các liên kết tới các trang web khác. Bạn có thể nhanh chóng tổng hợp các tin tức mới nhất từ các trang web yêu thích và bấm trực tiếp vào đó để mở phần cần xem. Chú ý: Đánh dấu (Bookmark) trong Firefox, tương tự như favourites trong Internet Explorer, là một tính năng duyệt web mạnh. Để tạo các đánh dấu động trong Firefox: 1. Mở trình duyệt Firefox. Trong trình đơn Bookmarks, chọn Organise Bookmarks. Cửa sổ Bookmarks Manager sẽ hiện lên. Hình 4.13: Tổ chức các đánh dấu 2. Trong trình đơn File, bấm vào mục New Live Bookmark. Hộp thoại Properties for New Bookmark sẽ hiện lên. Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 61 / 407 Hình 4.14: Thêm các đánh dấu động 3. Trong hộp Name, nhập tên của kênh tin mà bạn muốn dùng. Đảm bảo rằng tên bạn đặt liên quan đến nội dung của trang web và chứa đủ các nội dung tóm lược để sau này bạn dễ dàng phân biệt các kênh tin đang có. Nhập địa chỉ URL của kênh tin vào trong ô Feed Location và nhập thông tin mô tả vào trong ô Description. Nếu muốn, bạn có thể bỏ qua phần thông tin mô tả này. Nhấn OK và đóng cửa sổ Bookmarks Manager lại. Bạn đã hoàn tất việc đặt đánh dấu động mới. Hình 4.15: Xem các thuộc tính của đánh dấu 4. Trong trình duyệt Firefox, chọn trình đơn Bookmarks, chỉ đến mục New Live Bookmark. Firefox hiển thị danh sách các kênh tin mà bạn có, cùng với địa chỉ và mô tả tương ứng với chúng. Để biết kênh tin cần tìm, bạn có thể sắp xếp danh sách này theo tên, địa chỉ URL hoặc theo mô tả. Chỉ việc bấm vào kênh tin mà bạn muốn xem, cửa sổ Mozilla Firefox sẽ được mở ra và hiển thị nội dung kênh tin đó. 4.3 Xem tin tức Có nhiều cách để xem tin tức trên mạng Internet. Phần này xin trình bày cho bạn cách dùng mạng Usenet và kênh tin RSS để xem tin tức. Các nhóm tin tức (Newsgroup) là các bảng thông tin trên mạng để nhiều người có thể gửi các lời bình và thảo luận về các chủ đề mà mình thích. Chúng tương tự như các diễn đàn, nhưng về mặt kỹ thuật thì khác hẳn. Bất kỳ người nào cũng có thể tham gia thảo luận và gửi các bài viết của mình lên nhóm tin tức. Có rất nhiều nhóm tin tức trên mạng Internet, đề cập đến mọi chủ đề trong cuộc sống; từ máy tính, truyền thông, đến gia chánh, vật nuôi Đây là phương thức trao đổi thông tin dễ dàng và nhanh chóng, chia sẻ thông tin và quảng bá cho tất cả mọi người trên thế giới. Các trình đọc tin tức là các ứng dụng cho phép người dùng dễ dàng và nhanh chóng truy cập vào các nhóm tin tức. Một nguồn của các nhóm tin tức và kênh tin là USEr NETwork (Usenet). Đây là một hệ thống thảo luận thông qua Internet mà người dùng có thể đọc và gửi các thông điệp giống như thư điện tử tới những người khác hoặc một nhóm tin tức khác. Để tham gia vào nhóm tin, bạn phải tạo danh sách đăng ký và lưu các thông tin của mình vào trong trình đọc tin. Bạn sẽ nhận được các cảnh báo khi người khác gửi các bài viết mới. Trình đọc tin trông tương tự như hộp thư điện tử được dùng ngày nay. Bạn có thể gửi trả lời của mình Học Ubuntu 7.10 phiên bản Desktop 62 / 407 cho tác giả, cho nhóm tin hoặc cho cả tác giả lẫn nhóm tin mà mình tham gia. Một số người không thích trao đổi tin tức qua thư điện tử vì phải đăng nhập và đăng xuất nhiều lần. Vì vậy, các nhóm tin là cách rất hay để trao đổi thông tin giữa nhiều người với nhau. Thời gian hoạt động của các máy chủ phục vụ cho nhóm tin phụ thuộc vào quyết định của người quản trị cho máy đó. Có 2 loại trình đọc tin là trình đọc tin trực tuyến và trình đọc tin ngoại tuyến. Trình đọc tin trực tuyến chỉ tải về các tiêu đề của các thông điệp, giống như đầu đề thư trong hòm thư điện tử của bạn. Nội dung thông điệp sẽ không được tải về máy bạn. Khi bạn truy cập vào 1 thông điệp, trình đọc tin sẽ lấy nội dung thông điệp từ máy chủ. Khi bạn đọc xong, nội dung thông điệp sẽ bị xoá khỏi máy, trừ phi bạn tự làm việc đó. Các trình đọc tin ngoại tuyến thì trái lại, kết nối tới máy chủ và tải về tất cả các thông điệp mới có trong nhóm tin mà bạn đăng ký, gửi các bài trả lời bạn tạo và sau đó ngắt kết nối. Bạn có thể đọc lại nội dung các thông điệp khi cần, gửi các bài trả lời và các bài viết mới sẽ được chương trình tải lên ở lần kết nối kế tiếp. Rất nhiều các trang web cung cấp các kênh tin cho phép các tin tức mới sẽ gửi tới cho bạn xem mỗi khi trang web đó cập nhật nội dung mới. Bạn có thể xem đầu đề tin tức mới nhất trên trình đọc tin ngay khi nó được công bố mà không cần phải vào trang web để xem trực tiếp. Kênh tin, hay Really Simple Syndication (RSS), xét cho cùng, cũng chỉ là các trang Web! Trong phần này ta sẽ đề cập đến 2 loại trình đọc tin, Linux Feed Reader (Liferea) để đọc kênh tin và Thunderbird để đọc tin Usenet. 4.3.1 Trình đọc tin Liferea Liferea là một trình đọc tin RSS trực tuyến nhanh, dễ dùng, dễ cài đặt, chạy trên nền GTK/GNOME. Chú ý: Bạn có thể cài đặt Liferea vào Ubuntu bằng Synaptic Package Manager thông qua các bước mô tả trong phần Dùng các trình quản lý thư điện tử khác. Các trang web cung cấp kênh tin RSS sẽ hiển thị biểu tượng RSS feed bên cạnh URL của nó. Hình 4.16: Nhận biết trang web có cung cấp kênh tin RSS hay không Mở Liferea Chú ý: Bạn phải tìm trong trang web cung cấp kênh tin RSS trước khi truy cập vào Liferea. Hãy xem danh sách các nhóm tin để tìm nhóm tin mình thích. Hoặc, nếu bạn biết ai đó tham gia vào nhóm tin tức, hãy nhờ anh ta chỉ cho. [...]... và nhập các tập tin từ các ứng dụng khác vào trong chương trình Nhấn Forward Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 72 / 4 07 Hình 4 .33 : Cấu hình tài khoản thư điện tử mới 2 Từ phiên bản Ubuntu 7. 10, Evolution cung cấp hệ thống sao lưu dữ liệu người dùng Nếu bạn di chuyển dữ liệu Evolution từ máy này sang máy khác, hãy dùng hộp thoại này Trong phần Restore from backup, bạn có thể khôi phục các tập tin sao... kiểm thư b Trong phần Message storage, chọn Leave message on server nếu bạn muốn để nguyên các thư điện tử nhận được trên máy chủ c Chọn tuỳ chọn Disable support for all POP3 extensions nếu bạn muốn bỏ không dùng các tính năng của giao thức POP3 d Nhấn nút Forward Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 77 / 4 07 Hình 4 .38 : Đặt các tuỳ chọn lưu trữ và kiểm tra thư điện tử 6 Trong phần Sending E-mail, đặt các... các tập tin sao lưu, chứa các thư điện tử, ghi nhớ, sổ địa chỉ, các tập tin cá nhân và các thông tin khác từ phiên bản Evolution trước Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 73 / 4 07 Hình 4 .34 : Khôi phục dữ liệu cho Evolution 3 Trong phần Identity, gõ họ và tên đầy đủ của bạn vào trong ô Full Name và địa chỉ thư điện tử của bạn vào ô E-mail Address Đây là địa chỉ thư điện tử mà nhà cung cấp dịch vụ Internet...Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 63 / 4 07 Để mở Liferea: 1 Mở trang web cung cấp kênh tin RSS Hình 4. 17: Mở một trang web cung cấp kênh tin RSS 2 Trên trang web, hãy tìm liên kết cung cấp kênh tin RSS Bấm vào liên kết đó để mở nó và lưu lại địa chỉ URL trên thanh địa chỉ của Firefox Địa chỉ URL này chính là địa chỉ của kênh tin RSS Hình 4.18: Tìm liên kết Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 64 / 4 07 3. .. này Nhấn nút Forward Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 74 / 4 07 Hình 4 .35 : Thiết lập cho tài khoản Chú ý: Bạn có thể bỏ qua thông tin trong phần Optional Information Bạn phải nhập địa chỉ thư để người nhận trả lời vào trong ô Reply-To và cơ quan tổ chức mình làm việc vào ô Organisation nếu muốn bao gồm các thông tin này vào trong các thư điện tử mình gửi đi Trong hộp Reply-To, bạn có thể nhập tên bạn,... chủ thực hiện thông qua mật khẩu, nghĩa là chọn ’password’ trong phần Authentication Type Chú ý: Liên hệ với quản trị hệ thống hoặc nhà cung cấp dịch vụ để biết thêm thông tin về các phương thức xác thực được hỗ trợ Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 76 / 4 07 e Nhấn Forward Hình 4. 37 : Cung cấp thông tin về máy chủ nhận thư POP 5 Trong phần Receiving Options, chọn các tuỳ chọn sau nếu cần: a Để tự động... có Trong phần New Account Setup , chọn mục Newsgroup account và nhấn Next Phần này sẽ báo cho bạn cách trình đồ thuật này lấy thông tin cần thiết để tạo tài khoản thư điện tử hoặc nhóm tin Bạn cũng có thể liên hệ với quản tri viên hệ thống hoặc nhà cung cấp dịch vụ để biết thêm thông tin Hình 4. 23: Tạo tài khoản Nhóm tin trong Thunderbird Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 67 / 4 07 2 Trong phần Identity,... thể lấy một tên bất kỳ mà mình thích Sau đó, nhấn Forward Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 79 / 4 07 Hình 4.40: Cung cấp thông tin tài khoản Evolution 8 Trong phần Timezone, chọn múi giờ ứng với nơi bạn sống từ trong bản đồ hoặc trong danh sách thả xuống Selection Nhấn Forward Hình 4.41: Chọn múi giờ Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 80 / 4 07 9 Việc cấu hình tài khoản thế là đã xong Nhấn Apply để lưu... Organisation, gõ tên trường, tổ chức hoặc cơ quan bạn đang làm việc 4 Trong phần Receiving E-mail, chọn kiểu máy chủ mà nhà cung cấp dịch vụ sử dụng vào ô Server Type Evolution hỗ trợ rất nhiều kiểu máy chủ khác nhau, nhưng thông thường người ta hay dùng dịch vụ thư điện tử kiểu POP Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 75 / 4 07 Hình 4 .36 : Chọn kiểu máy chủ xử lý thư điện tử Chú ý: Nếu bạn không biết các thông... cho toàn bộ nhóm, hay chỉ cho tác giả tin bạn vừa đọc hoặc cả tác giả lẫn nhóm tin Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 71 / 4 07 Bạn có biết? Pan Newsreader là một trình đọc tin khác làm việc tốt trên mạng Usenet Đây là một trình đọc tin mã nguồn mở, chạy trên nhiều nền hệ điều hành khác nhau Bạn có thể cài đặt Pan Newsreader thông qua Synaptic Package Manager trên Ubuntu 4.4 Gửi và nhận thư điện tử Ubuntu . và nhập các tập tin từ các ứng dụng khác vào trong chương trình. Nhấn Forward. Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 72 / 4 07 Hình 4 .33 : Cấu hình tài khoản thư điện tử mới 2. Từ phiên bản Ubuntu 7. 10,. cung cấp dịch vụ để biết thêm thông tin. Hình 4. 23: Tạo tài khoản Nhóm tin trong Thunderbird Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 67 / 4 07 2. Trong phần Identity, nhập tên mà bạn muốn dùng khi gửi. ở đây, bạn có thể làm các bước như phần Sử dụng kết nối thông qua cáp mạng để kết nối vào mạng Internet. Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 57 / 4 07 Hình 4 .7: Chọn kết nối không dây Ngoài ra,

Ngày đăng: 26/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w