1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 6 ppt

5 336 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 127,4 KB

Nội dung

Việt Nam môi trường và cuộc sống Biển - nét đặc trưng của lãnh thổ Việt Nam Vị thế của biển Nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Việt Nam thuộc vào quốc gia không lớn, có diện tích đất liền khoảng 330.000km2 và một vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1.000.000km 2 . Vùng biển nước ta có tên gọi biển Đông, vì nằm chủ yếu ở phía Đông nước ta. Tên gọi này có ngay từ trong ca dao Việt Nam cổ xưa "Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn. Thuận bè thuận bạn, tát cạn biển Đông". Biển Đông là một biển lớn, đứng thứ hai thế giới sau biển San Hô ở phía đông nước Ôxtrâylia. Chiều dài của biển Đông khoảng 3.000km, chiều ngang nơi hẹp nhất từ Mũi Cà Mau đến đảo Borneô thuộc Inđônêxia cũng gần 1.000km và diện tích khoảng 3.447.106 km 2 , tức là gấp 1,5 lần Địa Trung Hải. Độ sâu trung bình của biển Đông là 1.140m và khối lượng nước trong biển là 3.928.106km 3 . Trong biển có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc (khoảng 150.000km2) và vịnh Thái Lan ở phía Nam (462.000km 2 ). Nhiều khu vực bờ biển, cũng như các đảo ở nước ta có vị trí địa lý rất trọng yếu đối với phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng. Tiềm năng này đang được chú trọng bước đầu trong việc tổ chức lãnh thổ cho các thời kỳ phát triển đất nước. Trong biển có trên 3.000 đảo lớn nhỏ, phân bố tập trung ở ven bờ Tây Bắc vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh - Hải Phòng) và hai quần đảo ngoài khơi là Trường Sa và Hoàng Sa. Các đảo và quần đảo là điểm tựa vững chắc cho bố trí thế trận phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển. Nhiều đảo có thể Việt Nam môi trường và cuộc sống xây dựng thành các trung tâm kinh tế đảo và dịch vụ cho các hoạt động khai thác biển xa. Dải bờ biển nước ta kéo dài trên 3.260km (không kể bờ các đảo) và cứ 100km 2 đất liền có 1km đường bờ biển, trong khi tỷ lệ này của thế giới là 600km2/1km. Ngoài ra, cứ khoảng 1km 2 đất liền thì có gần 4km 2 vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế, so với thế giới tỷ lệ này gấp khoảng 1,6 lần. Đây là những tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược biển tầm cỡ, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển trong vùng biển Đông. Như vậy, điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa với "ba phần núi, bốn phần biển và một phần đất" là những nét đặc trưng cơ bản của cấu trúc lãnh thổ nước ta. Điều này đã tạo cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan tự nhiên và nguồn lợi thủy sinh vật; tạo cho Việt Nam một vẻ duyên dáng hiếm thấy trên bản đồ thế giới: một dải đất cong cong hình chữ "S". Biển Đông không chỉ chiếm một vị trí địa lý thuận lợi, mà còn có vị trí địa chính trị rất quan trọng trên bình đồ thế giới. Vì thế, có một tuyến hàng hải quốc tế lớn từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương cắt qua biển Đông, điểm gần nhất cách Côn Đảo chừng hơn 30 km. Nhưng biển Đông cũng là một vùng phức tạp, luôn xảy ra những cuộc tranh chấp kéo dài liên quan đến chủ quyền vùng biển. Đứng trước biển Người Việt cổ đã xác lập cho mình một "nguồn gốc biển" ngay từ trong huyền thoại và trong cuộc sống hàng ngày. Biển cũng đã gắn bó với người dân Việt từ ngàn đời, là chỗ dựa sinh kế cho hàng chục triệu người. Biển đã ghi nhận những trang sử hùng tráng về các cuộc chiến tranh giữ nước và lịch sử dựng nước của dân tộc ta, đã tạo ra một trong những nét độc đáo của văn hóa Việt Nam . Việt Nam môi trường và cuộc sống Đứng trước biển, bao thế hệ người Việt đã hình thành thói quen ứng xử rất đặc trưng: khai hoang lấn biển để phát triển nền văn minh nông nghiệp, mà yếu tố chính vẫn là "văn minh trồng lúa nước", phần rất nhỏ tiến ra biển kiếm sống bằng nghề đánh cá. Nét đặc trưng này đã được các nhà sử học và các nhà nghiên cứu khác lột tả một cách ý nhị, thậm chí theo Phiên An. "Ngay cả khi sống nhờ biển, ngư dân Việt Nam vẫn hướng về nông nghiệp, làng của họ được tổ chức ở nơi có nguồn nước ngọt, có đất đai mầu mỡ để làm thêm nghề nông. Có lẽ, người Việt đã cố kéo nếp sống của ruộng đồng ra biển và có thể nhìn thấy điều đó trong tập quán sống của họ". Ảnh hưởng của lối tư duy nông nghiệp và phong cách nông dân trong cách ứng xử với biển cả nói trên còn mãi cho đến ngày nay. Hầu hết các đợt quai đê lấn biển đều để làm nông nghiệp, cho dù vị mặn của biển cả đã ngấm vào dải đất ven biển này từ bao đời và đặc trưng mặn lợ đã trở thành bản chất của loại đất ven biển như vậy. Kết cục, năng suất lúa thấp và nhiều người nông dân vẫn "chưa có cá biển" trong bữa ăn hàng ngày. Dải ven biển và các đảo nước ta là nơi tập trung khoảng 30% tổng dân số cả nước. Nhưng đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ngư dân vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu dân số (2,63%), đến nay con số này cũng chỉ nhích lên không quá 3%. Là quốc gia có biển lớn đến thế (có chỉ số biển là 0,01), nhưng Việt Nam chưa từng là "quốc gia hàng hải", chưa từng được công nhận là "cường quốc biển", mà vẫn là một quốc gia có trình độ khai thác biển lạc hậu trong khu vực, như một luật gia biển người Canađa đã nhận xét khi ông đến Việt Nam năm 1989. Biển còn ẩn chứa nhiều tiềm năng không thể nhìn thấu bằng mắt, biển luôn khắc nghiệt với con người, hoạt động trên biển thường chịu nhiều rủi ro. Khai thác biển, vì thế phải là một nghề thực sự, đòi hỏi đầu tư rất lớn, không thể đơn giản rời liềm hái là sắm thuyền ra biển ngay được. Và ngược lại, gần đây vùng biển ven bờ nước ta đứng trước tín hiệu hết cá tôm, một số ngư dân đánh cá thạo nghề, có tư duy làm ăn Việt Nam môi trường và cuộc sống nhanh nhạy chuyển ngay sang nuôi trồng thủy sản ven biển, nhưng cũng đâu có dễ, Vì có ai dạy cho nghề mới! Tự phát chỉ là kiểu "ăn xổi", hiệu quả lâu dài không có, trong khi các nguy cơ rủi ro luôn tiềm tàng. Biển cũng là kho lưu giữ các bí mật của quá khứ, thỉnh thoảng biển lại hé mở màn bí mật qua những phát hiện về các vụ tàu đắm, các di chỉ khảo cổ biển ở ven biển, trên các đảo và dưới đáy biển. Di chỉ Cái Bèo (Cát Bà), Di chỉ văn hóa cổ Hạ Long (Quảng Ninh) và Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đã ghi nhận dấu ấn của người Việt cổ sinh sống và khai thác biển, Một số sinh vật biển đã đi vào huyền thoại, đền thờ cá ông Voi có ở rất nhiều nơi dọc ven biển, Biển Đông thực sự là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, là di sản thiên nhiên của dân tộc, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Dải ven biển thực sự là "cửa ngõ hướng ra biển" và là "bàn đạp" thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước hàng nghìn năm văn hiến trong bối cảnh hội nhập kinh tế thời mở cửa. Khung III.1. NỀN VĂN HOÁ CỔ HẠ LONG " khu vực Hạ Long đã từng tồn tại một nền văn hoá rực rỡ cách đây hơn một vạn năm, kế tiếp văn hoá Soi Nhụ và văn hoá trung kỳ đá mới Cái Bèo. Một đặc trưng không thể trộn lẫn của khu vực vịnh Hạ Long thời tiền sử chính là tính chất văn hoá biển của nó. Cư dân thời đó đã tiếp xúc với biển, đã sống với biển và đã có một mô hình văn hoá đa dạng hơn, phong phú hơn trước đó. Chính yếu tố biển đã tạo nên tính chất đó." Nguồn: Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo, Hạ Long thời tiền sử, 2002 Việt Nam môi trường và cuộc sống Bảo vệ môi trường và gìn giữ tính toàn vẹn của biển Đông là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta như tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị 36 CT/TW của Bộ Chính trị ngày 28-6-1998 về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". . Việt Nam môi trường và cuộc sống Biển - nét đặc trưng của lãnh thổ Việt Nam Vị thế của biển Nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Việt Nam thuộc vào quốc gia không lớn,. thể Việt Nam môi trường và cuộc sống xây dựng thành các trung tâm kinh tế đảo và dịch vụ cho các hoạt động khai thác biển xa. Dải bờ biển nước ta kéo dài trên 3. 260 km (không kể bờ các đảo) và. ta, đã tạo ra một trong những nét độc đáo của văn hóa Việt Nam . Việt Nam môi trường và cuộc sống Đứng trước biển, bao thế hệ người Việt đã hình thành thói quen ứng xử rất đặc trưng: khai

Ngày đăng: 27/07/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN