Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
693,11 KB
Nội dung
1 ĐỀ CƢƠNG TỔNG LUẬN THÁNG 12-2009 KINH NGHIỆM VỀ DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ƢU TIÊN CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI LỜI NÓI ĐẦU I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ƢU TIÊN CỦA CÁC NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Kỹ thuật dự báo và lựa chọn công nghệ ƣu tiên 1.2. Khái quát về Hoạt động dự báo và lựa chọn công nghệ ƣu tiên của các nƣớc (Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á) II. DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ƢU TIÊN PHÁT TRIỂN TỚI NĂM 2020 CỦA MỸ 2.1. Những công nghệ chế tạo đƣợc ƣu tiên phát triển đến năm 2020 của Mỹ 2.2. Cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu 2020 III. DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ƢU TIÊN PHÁT TRIỂN TỚI 2020 CỦA TRUNG QUỐC 3.1. Khái quát về những Dự án đƣợc thực hiện cho những tầm sớm hơn 3.2. Dự báo và lựa chọn công nghệ ƣu tiên tới năm 2020 IV. VẬN DỤNG CUỘC CÁCH MẠNG TOÀN CẦU 2020 VÀO HOÀN CẢNH THỰC TIỄN: KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 4.1. Lựa chọn công nghệ ƣu tiên phát triển tại các đặc khu kinh tế-công nghệ 4.2. Chiến lƣợc để thực thi những ứng dụng công nghệ đƣợc chọn KẾT LUẬN 2 I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ CỦA CÁC NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.1. KỸ THUẬT DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ƢU TIÊN 1.1.1 Tầm quan trọng của Dự báo và lựa chọn công nghệ ƣu tiên KH&CN đóng một vai trò trọng yếu đối với xã hội, kinh tế và môi trƣờng. KH&CN góp phần vào công cuộc tạo ra của cải và cải thiện chất lƣợng cuộc sống. Sự khai thác công nghệ thành công đã trở thành nhân tố quan trọng để đạt đƣợc khả năng cạnh tranh kinh tế. Tuy nhiên, thế giới hiện đang thay đổi rất nhanh và phải đối mặt với những vấn đề môi trƣờng toàn cầu, chẳng hạn nhƣ tình trạng ấm lên toàn cầu đang nổi lên thành mối đe dọa đối với sự tiến bộ. Để đối phó với những thay đổi này, các hệ thống KH&CN cần phải có khả năng ứng phó và thay đổi bằng cách làm thích ứng những công nghệ hiện có hoặc phát triển và ứng dụng những công nghệ mới. Một khía cạnh quan trọng của kinh tế tri thức là khả năng tiếp cận và ứng dụng những công nghệ đang nổi. Những công nghệ đó tạo cơ sở cho một loạt những triển vọng thƣơng mại khả dĩ. Có 2 loại hình chiến lƣợc chủ yếu liên quan đến những công nghệ đang nổi lên. Loại hình chiến lƣợc thứ nhất dựa trên việc không tham gia phát triển những công nghệ đó do không muốn đầu tƣ hoặc thiếu năng lực. Áp dụng chiến lƣợc này nghĩa là phải chấp nhận tình trạng bị gạt ra ngoài lề, không chiếm hữu đƣợc những tri thức hàm chứa liên quan đến công nghệ, mà chỉ tiếp cận đƣợc với công nghệ nhờ mua công nghệ đó với giá do bên sở hữu công nghệ định ra. Với công nghệ mua đƣợc, họ theo đuổi lợi ích thƣơng mại bằng cách phát triển một loạt những ứng dụng thích hợp với điều kiện địa phƣơng. Loại hình chiến lƣợc thứ hai dựa vào việc đầu tƣ phát triển những công nghệ đang nổi và cơ sở tri thức của chúng vào thời điểm khi những sản phẩm thƣơng mại của chúng vẫn chƣa thể dự đoán đƣợc chắc chắn. Mục tiêu đặt ra là đƣợc tiếp cận với tri thức ẩn của công nghệ để có khả năng hình thành công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầng cần thiết, tạo vị thế để đƣa những sản phẩm tƣơng lai ra thị trƣờng, với ƣu thế của ngƣời định giá công nghệ do mình chiếm lĩnh đƣợc. Để theo đuổi loại hình chiến lƣợc thứ hai, điều chú trọng trƣớc tiên là phải am hiểu về những sức mạnh có khả năng định hình dạng thức và những đặc trƣng của các công nghệ đang nổi, làm sao để sự đầu tƣ vào những năng lực đó có thể đƣợc định hƣớng thích hợp nhất. Đối với những nền kinh tế phát triển, những quyết định này phần lớn là để cho khu vực tƣ nhân tự quyết, còn Chính phủ chỉ đầu tƣ hỗ trợ phát triển những kỹ năng và kết cấu hạ tầng cần thiết, đồng thời cung cấp thông tin về tiềm năng của những công nghệ đang nổi để định hƣớng. Đối với những nền kinh tế đang phát triển, với cơ cấu công nghiệp kém phát triển và nguồn lực hạn chế, áp lực đối với họ càng lớn hơn để đảm bảo làm sao những nguồn lực ít ỏi của mình dành cho phát triển công nghệ đƣợc hƣớng vào những lĩnh vực hoặc những mục tiêu có lợi nhất cho quốc gia. 3 Do vậy, cả những quốc gia phát triển lẫn đang phát triển đều có sự quan tâm và đầu tƣ lớn để phát triển những năng lực để hiểu biết tốt hơn về những sức mạnh có tác dụng định hình sự nổi lên của những công nghệ mới và để thiết lập những lĩnh vực/mục tiêu ƣu tiên để phát triển công nghệ phù hợp với các nhu cầu của mình. Phát triển công nghệ chiến lƣợc là rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh lâu dài của các nền kinh tế và vì thế nhận đƣợc sự quan tâm chiến lƣợc của Chính phủ lẫn doanh nghiệp. Có một số công cụ lập kế hoạch chiến lƣợc có thể góp phần tạo lập những mối liên kết giữa các khu vực Chính phủ, hàn lâm và doanh nghiệp, cũng nhƣ để nhận dạng những lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ. Một số những công cụ này nằm trong nhóm gọi là Dự báo (Forecasting) và dựa vào sự ngoại suy xu hƣớng hoặc ứng dụng những mô hình để phát triển một tƣơng lai độc nhất. Những công cụ này thực chất giả định rằng tƣơng lai là sự tiếp nối của hiện tại, nghĩa là kinh tế, xã hội và công nghệ sẽ tiếp tục diễn ra theo mô thức ổn định. Ở cách tiếp cận này, những rủi ro liên quan đến những sự kiện bất ngờ thƣờng là đƣợc giảm thiểu hoặc không xem xét đến. Một nhóm kỹ thuật hoàn toàn khác, đó là Technology Foresight (TF), tạm dịch là định trƣớc/nhìn trƣớc công nghệ, bao gồm cả dự báo lẫn lựa chọn những công nghệ ƣu tiên phát triển. TF liên quan đến việc phát triển một loạt những tƣơng lai khả dĩ, nảy sinh từ tập hợp giả định khác nhau về những xu hƣớng và cơ hội đang nổi lên. Nhóm kỹ thuật này không dựa vào việc ngoại suy những mô thức hiện có; nó thừa nhận công khai rằng tƣơng lai là bất định và những sự kiện đột biến có thể và sẽ xảy ra. Quan trọng nhất là vai trò của TF không chỉ nhằm chuẩn bị tốt cho tƣơng lai, mà còn nắm lấy mọi cơ hội để định hình và sáng tạo tƣơng lai. Nhiệm vụ then chốt của TF là tạo ra sự cân đối cần thiết giữa một bên là các chính sách của Chính phủ đƣợc hoạch định theo phƣơng pháp từ trên xuống đối với hoạt động nghiên cứu và đổi mới và một bên là các sáng kiến từ dƣới lên, do thị trƣờng thúc đẩy. Công tác này tiến hành để xếp hạng các lựa chọn và phát triển sự đồng thuận trong phạm vi hệ thống đổi mới quốc gia (NIS). Theo quan điểm đã đƣợc sự nhất trí rộng khắp, việc cùng kết hợp để thực hiện công tác TF đã trở thành một công cụ chính sách quan trọng để kết nối, do vậy tăng cƣờng đƣợc hiệu quả hoạt động của NIS. Công tác TF đặt ra mục đích khuyến khích để đƣa ra đƣợc các quyết định tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mọi ngƣời tƣ duy về con đƣờng đi tới của đất nƣớc và tăng cƣờng sự chuẩn bị để đón nhận những thay đổi xảy ra. Sức mạnh của công tác TF nằm ở khả năng kết hợp các quy trình phân tích và thông tin chính quy. Do vậy, TF bao hàm một quá trình hệ thống, trong đó cố gắng quan sát để "nhìn thấy những hƣớng đi trong tƣơng lai của KH&CN, kinh tế-xã hội, nhằm mục đích nhận dạng các lĩnh vực nghiên cứu chiến lƣợc và các công nghệ lớn đang nổi lên có khả năng đem lại những lợi ích kinh tế-xã hội lớn nhất. TF đƣợc dùng để kết nối các bộ phận nằm trong NIS, thông qua truyền thông, hợp tác và nối mạng những nhà phát triển, những nhà sản xuất và những nhà sử dụng công nghệ, đồng thời nêu bật nhu cầu phải tạo lập đƣợc các điều kiện chung, các quy định và kết cấu hạ tầng tốt hơn để thực thi các lĩnh vực KH&CN đƣợc chọn làm ƣu tiên. 4 TF đƣợc sử dụng để giúp mọi ngƣời đều nhận thức đƣợc các công nghệ, thị trƣờng và chiến lƣợc cho tƣơng lai, thông qua sự tranh luận về chúng và tác động của chúng tới kinh tế-xã hội (với sự tham gia của xã hội dân sự) và thông qua sự hiểu biết tốt hơn về các động lực đem lại một số chức năng của NIS. Nếu thực hiện tốt, TF sẽ đƣa ra một quy trình tƣ vấn mang tính tập thể, với những quy trình mà bản thân chúng cũng đóng vai trò quan trọng không kém so với sản phẩm do công tác này đem lại. 1.1.2. Định nghĩa và yếu tố căn bản của TF TF không phải là một kỹ thuật mới; nó đã đƣợc phát triển trong vòng 30 năm qua và đã áp dụng những cách tiếp cận khác nhau. Có thể phân biệt 3 thế hệ TF nhƣ sau: - Thế hệ 1 - là những dự báo công nghệ đƣợc tạo động lực bởi những nhà nghiên cứu; - Thế hệ 2 - là những nhìn nhận về tƣơng lai công nghệ đƣợc liên kết với thị trƣờng và đƣợc tạo động lực bởi các nhà nghiên cứu và ngành công nghiệp; - Thế hệ 3 - là những tiên định tƣơng lai đƣợc liên kết với xã hội và đƣợc tạo động lực bởi các nhà nghiên cứu, ngành công nghiệp và các nhóm lợi ích. Những định nghĩa khác nhau về TF đã đƣợc đề xuất và định nghĩa hiện nay đƣợc Trung tâm TF APEC sử dụng để phản ánh TF thế hệ 3 là: "TF bao hàm những cố gắng có hệ thống để nhìn vào tƣơng lai của KH&CN, xã hội- kinh tế và những quan hệ tƣơng tác của chúng để thúc đẩy lợi ích kinh tế-xã hội và môi trƣờng". Định nghĩa này có một số hàm ý nhƣ sau: 1. Những cố gắng nhìn vào tƣơng lai cần phải dựa vào sự phân tích kỹ lƣỡng hiện trạng, những xu thế và tác động khả dĩ của những phát triển; 2. Những cố gắng này cần phải liên quan đến tầm trung hạn và dài hạn, thƣờng là 10- 20 năm; 3. TF là một quá trình chứ không phải là một tập hợp kỹ thuật và bao gồm sự tƣ vấn và tƣơng tác giữa cộng đồng khoa học, những ngƣời sử dụng kết quả nghiên cứu và những nhà hoạch định chính sách; 4. Quá trình này cần đƣa đến những hành động nhằm hình thành nên tƣơng lai khả dĩ tốt nhất. Một đề xuất gần đây là có thể định nghĩa TF đơn giản là sự hiểu biết tƣơng lai. TF nhằm vào 3 thách thức lớn đặt ra bởi tƣơng lai, gồm: 1. Sự phức hợp: Các quan hệ nhân quả không phải lúc nào cũng rõ ràng. Những yếu tố nhân quả có thể tƣơng tác, vì vậy có thể có sự chậm trễ giữa nguyên nhân và kết quả hoặc có thể có những khác nhau giữa các xã hội; 2. Bất định: Nhiều mối quan hệ là quá phức hợp để khám phá toàn bộ, thậm chí những mối quan hệ đơn giản cũng có thể liên quan tới độ bất định cao, nếu nhƣ cơ sở tri thức còn chƣa tồn tại hoặc nếu con ngƣời bất lực trƣớc kết quả sẽ xảy ra; 5 3. Không rõ ràng: Có thể có những diễn giải khác nhau đối với cùng một thông tin và dữ liệu do có những quyền lợi và niềm tin khác nhau. 1.1.3. Những cấu phần của TF Một đặc điểm quan trọng trong việc thành lập quá trình TF là xác định mục đích, vì điều này quyết định bản chất của mối liên hệ với quá trình đƣa ra quyết định. Có 6 mục đích khả dĩ gồm: 1. Lập phương hướng - những định hƣớng rộng về chính sách khoa học và phát triển một chƣơng trình nghị sự về các phƣơng án tùy chọn; 2. Xác định những ưu tiên - một mục đích quan trọng của TF và động lực của nhiều nƣớc để tiến hành là dựa trên sự hạn chế về nguồn lực và những yêu cầu ngày càng tăng đối với các nhà nghiên cứu; 3. Phân tích dự báo - nhận dạng những xu hƣớng đang nổi lên và những hàm ý lớn đối với việc đề ra quyết định tƣơng lai; 4. Tạo ra sự đồng thuận - thúc đẩy sự nhất trí cao hơn của các nhà khoa học, các cơ quan cấp vốn và những nhóm lợi ích đối với những nhu cầu hoặc cơ hội đã nhận dạng; 5. Cố vấn - thúc đẩy những quyết định chính sách phù hợp với những ƣu tiên của các nhóm lợi ích cụ thể trong hệ thống R&D; 6. Truyền thông và giáo dục - thúc đẩy truyền thông nội bộ trong giới khoa học, thúc đẩy truyền thông bên ngoài với những ngƣời sử dụng nghiên cứu và giáo dục rộng rãi hơn công chúng, các chính khách và quan chức. Nhƣ vậy, có một số hoạt động có thể tụ họp lại trong một dự án TF, một số là tƣơng đối cũ, một số khác mới đƣợc đƣa ra. Có một quan điểm rộng khắp cho rằng bối cảnh kinh tế, thể chế và văn hóa của những quốc gia khác nhau có thể ảnh hƣởng đến việc lựa chọn giữa các cách tiếp cận quốc gia, do vậy các quốc gia khác nhau có những kỹ thuật khác nhau đƣợc áp dụng. Trong quá trình tiến hành dự án TF, cần duy trì triển vọng cân đối giữa "sức đẩy của khoa học" và "sức kéo của nhu cầu thị trƣờng". - Những nhân tố đẩy của khoa học bao gồm sự tạo ra những cơ hội công nghệ hoặc thƣơng mại mới nhờ nghiên cứu khoa học, và sức mạnh và những nguồn lực khai thác chúng; - Những phát triển của công nghệ và sản xuất có thể tạo ra ứng dụng các kết quả nghiên cứu hiện có hoặc những kết quả mới thông qua cơ chế sức kéo của nhu cầu. Các nhân tố nhu cầu bao gồm những ƣu tiên và nhu cầu của cộng đồng rộng hơn. Do bản chất tƣơng tác của TF, nên những đầu ra của quá trình thƣờng cũng có thể quan trọng nhƣ những sản phẩm của TF. Những lợi ích mà TF đƣa lại gồm: - Giao thiệp - đƣa những nhóm ngƣời riêng rẽ lại với nhau và cung cấp cho họ một cơ cấu để tƣơng tác và giao thiệp; 6 - Tập trung - về lâu dài, những thành viên tham gia sẽ nhìn tiếp vào tƣơng lai nhờ đã kinh qua quá trình TF; - Phối hợp - tạo khả năng cho những nhóm khác nhau hình thành các quan hệ đối tác R&D hiệu quả; - Đồng thuận - nhờ đã tạo ra một bức tranh rõ nét về những phƣơng hƣớng khác nhau trong tƣơng lai và những ƣu tiên nghiên cứu; - Cam kết - tạo ra sự cam kết đối với những kết quả ở những ngƣời sẽ chịu trách nhiệm thực hiện những thay đổi; - Am hiểu - khuyến khích những ngƣời tham gia hiểu đƣợc những thay đổi đang diễn ra trong kinh doanh hoặc trong ngành chuyên môn ở cấp toàn cầu và đề ra sự kiểm soát nào đó với những sức khỏe này. Mức độ thành công hay không của TF có thể đƣợc đo và đánh giá căn cứ vào 6 tiêu chí này. Kinh nghiệm chỉ ra rằng TF có thể đƣợc tiến hành ở một số cấp, từ những cơ quan chịu trách nhiệm điều phối chính sách KH&CN quốc gia, tới các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp hoặc tổ chức nghiên cứu. Những điểm quan trọng cần lƣu ý để một dự án TF đƣợc thực hiện thành công là: - Mục đích của TF phải đƣợc vạch rõ ngay từ đầu; - Tất cả những ngƣời sử dụng R&D, thực hiện R&D và cấp vốn đều đƣợc thu hút vào quá trình - Luồng ý kiến cố vấn "từ dƣới lên" ít nhất cũng đƣợc chú ý ngang bằng với luồng "từ trên xuống"; - Cơ chế thực hiện phải có sẵn để những quyết định đƣa ra trong quá trình có thể và sẽ đƣợc thực hiện; - Quá trình TF nhạy cảm với những bất ngờ, bởi vậy các kế hoạch có thể đƣợc cải biến; - Quá trình không phải là "làm một lần là xong", mà lặp lại theo định kỳ để xem xét những phản hồi và những phát triển mới. Một dự án TF có thể chia làm 3 pha - Pha chuẩn bị - xác định các mục tiêu, phát triển tài liệu khái niệm, xem xét những tài liệu hiện có và nếu cần ủy nhiệm thực hiện những xem xét mới; - Pha thực hiện - sử dụng một hoặc một số kỹ thuật nêu dƣới đây để tập hợp các chuyên gia và các nhóm lợi ích tiến hành chia sẻ những ý tƣởng, phát triển những tầm nhìn tƣơng lai, vạch ra những vấn đề lớn, đánh giá những nhu cầu hành động (Trung tâm TF APEC cho rằng kỹ thuật xây dựng kịch bản là rất đắc lực cho công việc này) và soạn thảo báo cáo. 7 - Pha hậu TF - Trình báo cáo cho những nhà hoạch định chính sách/những nhà đƣa ra quyết định và các nhóm lợi ích, tiếp tục làm việc với các thành viên về những sản phẩm của công trình và công bố rộng rãi những kết luận (Đây là pha khó nhất nhƣng cũng quan trọng nhất). 1.1.4. Các phương pháp luận TF 1. Khảo sát Delphi (Tên gọi Delphi là lấy từ một địa danh ở đền Apollo, cổ Hy Lạp, theo truyền thuyết là nơi gặp gỡ của các vị thần để trao đổi về những điều tiên tri của mình) Thuật ngữ Phƣơng pháp Delphi đề cập đến vô số những quy trình giao thiệp nhóm để dự báo và đề ra quyết định. Khái niệm cơ bản của nó xuất hiện vào thập niên 50 của thế kỷ trƣớc, tại tổ chức Ran Corporation, là kết quả của công trình nghiên cứu đƣợc Không lực mỹ tài trợ, để tìm ra những phƣơng thức đúng đắn trong việc sử dụng những ý kiến tƣ vấn của các chuyên gia. Quá trình điều tra khảo sát này sử dụng ý kiến của các chuyên gia để nhận dạng những phát triển công nghệ khả dĩ trong 10-20 năm tới và ƣớc tính khả năng xảy ra cũng nhƣ thời gian thực thi chúng. Phƣơng pháp bao gồm việc gửi phiếu điều tra tới một ban chuyên gia lớn, lặp lại nhiều lần để thúc đẩy sự tƣơng tác nhóm. Các thành viên của ban chuyên gia thƣờng đƣa ra những ƣớc tính với sự khác nhau rất nhiều ở mỗi câu hỏi khi bắt đầu quy trình, nhƣng cùng với diễn tiến của quá trình, những ƣớc tính đó bắt đầu hội tụ lại. Tuy nhiên, một điều quan trọng cần ý thức đƣợc là đôi khi những ngƣời ngoài cuộc lại thấy đƣợc tƣơng lai tốt hơn so với đa số. Kỹ thuật Delphi có một số ƣu điểm. Một là, nó cho phép tổng hợp quan điểm của một số lƣợng lớn chuyên gia. Hai là, nó thích hợp để xem xét những thay đổi dài hạn, kể cả những thay đổi có thể xảy ra. Ba là, nó rất công hiệu để đem lại những lợi ích quy trình (nhƣ sự đồng thuận và sự tập trung). Cuối cùng là, nó có thể áp dụng cho những quốc gia khác nhau, do đó cho phép nhà nghiên cứu so sánh những kết quả để nhận dạng tác động của mọi ảnh hƣởng quốc gia. Một trong những nhƣợc điểm là những khảo sát quy mô lớn thƣờng tốn kém và cần nhiều thời gian, đồng thời cần sự tham gia của một số lƣợng lớn chuyên gia nắm những kết quả có tầm quan trọng về thống kê. Kỹ thuật này đƣợc áp dụng nhiều ở châu Á, nhất là Nhật, Hàn Quốc và Thái Lan, cũng nhƣ ở châu Âu nhƣ Đức và Pháp. Phương pháp thống kê được dùng trong khảo sát Delphi Trọng lƣợng và mức độ chuẩn y của các chuyên gia Có 2 giả thiết trong khảo sát Delphi: (1) Những phán xét của những chuyên gia rất quen thuộc với công nghệ có tầm quan trọng hơn nhiều so với những chuyên gia chỉ quen thuộc công nghệ, vì những phán xét phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức chuyên ngành của chuyên gia. Bởi vậy, những ý kiến của những chuyên gia không quen thuộc với công nghệ có thể loại bỏ trong quá trình xử lý dữ liệu. (2) "Mức độ đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế", "mức độ đóng góp vào cải thiện chất lƣợng cuộc sống" và "mức 8 độ đóng góp vào việc đảm bảo an ninh quốc gia" đƣợc coi là có tầm quan trọng nhƣ nhau khi cân nhắc về tầm quan trọng của chủ đề công nghệ. Phán xét của những chuyên gia đã tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu một thời gian dài rõ ràng là đáng tin cậy hơn những chuyên gia khác. Bởi vậy, trọng lƣợng phán xét chuyên gia đƣợc phân thành 4 mức: "rất quen thuộc", "quen thuộc", "biết một số" và "không biết". Mức độ chuẩn y tri thức đƣợc tính là tỷ lệ giữa số lƣợng những chuyên gia đã trả lời câu hỏi trên tổng số toàn bộ các chuyên gia đã trả lời và đƣợc tính theo công thức sau: E = Oi1x4 + Oi2x2 + Oi3x1 + Oi4x0 1x4 + E2x2 + E3x1 + E4x0 Trong đó Oi1 - số những ngƣời trả lời (câu hỏi về chủ đề rất quen thuộc với chủ đề công nghệ), Oi2 - số những ngƣời trả lời câu hỏi về chủ đề (quen thuộc), Oi3… (biết một số về chủ đề công nghệ), Oi4… (không biết). E1, E2, E3, E4 là số những ngƣời trả lời tự đánh giá là mình "rất quen thuộc", "quen thuộc", "biết một số" và "không biết" đối với chủ đề tƣơng ứng. 2. Tư vấn Kỹ thuật này sử dụng cách tiếp cận ở phạm vi rộng khắp cộng đồng để phát triển những triển vọng của các tƣơng lai đƣợc trông đợi, có khả năng xảy ra và đƣợc ƣa thích, xét về dài hạn. Những tƣơng lai đƣợc trông đợi là dựa trên cơ sở phân tích của các chuyên gia về những xu thế hiện nay và ngoại suy. Những tƣơng lai khả dĩ cung cấp một loạt những phƣơng án tùy chọn đối với thế giới, có thể có những thay đổi lớn theo thời gian. Những tƣơng lai đƣợc ƣa thích là những tƣơng lai cộng đồng muốn đạt tới; chúng bao hàm những giá trị và kỳ vọng cá nhân, những chiến lƣợc của các công ty và các tổ chức cộng đồng và những kế hoạch của Chính phủ. Bằng cách so sánh những phƣơng án, có thể nhận dạng những vấn đề then chốt đối với sự thay đổi, cần phải giải quyết trong quá trình phát triển chiến lƣợc quốc gia để đạt tới một tƣơng lai mong muốn, đồng thời đối phó với những thay đổi khả dĩ. Kỹ thuật này có tác dụng tốt để đem lại những lợi ích của quá trình, nhƣ thúc đẩy sự giao thiệp, phối hợp, cam kết và am hiểu. Cũng nhƣ phƣơng pháp Delphi, phƣơng pháp này cũng tốn kém và mất nhiều thời gian, vì phải tƣ vấn rất nhiều ngƣời. Nhƣng khác với Delphi, nó có xu hƣớng mang tính đặc thù với từng quốc gia và từng nền văn hóa, vì vậy không thể so sánh kết quả nhận đƣợc. Kỹ thuật tƣ vấn đã đƣợc sử dụng ở Ôxtrâylia và Hà Lan. Công trình TF gần đây ở Anh gồm cả kỹ thuật tƣ vấn lẫn khảo sát Delphi. 3. Xây dựng kịch bản Phƣơng pháp này sử dụng cách tiếp cận tập trung hơn để phát triển những kịch bản cho tƣơng lai và đánh giá những hàm ý của chúng. Những nhóm nhỏ các chuyên gia và những ngƣời liên quan xem xét hiện trạng R&D ở một lĩnh vực và nhận dạng những phát triển khả dĩ của công nghệ ở một lĩnh vực cụ thể trong vòng ví dụ nhƣ 10- 9 20 năm tới. Tiếp đó, họ nhận dạng những động lực thay đổi và những bất định. Những động lực đó có thể phân thành 5 nhóm: S-xã hội, T-công nghệ, E-Kinh tế, E-môi trƣờng và P-chính trị (gộp lại thành STEEP). Tiếp đó, những nhóm đó đƣợc suy đoán về những bất định có thể hoặc thậm chí không thể xảy ra, có khả năng làm thay đổi mô thức phát triển, chẳng hạn nhƣ dịch bệnh, chiến tranh, thảm họa thiên nhiên - Tiếp theo, những kịch bản đƣợc xây dựng bằng cách sử dụng những tổ hợp của những điều này để đƣa ra các bức tranh gắn kết về những tƣơng lai khác nhau. Nhờ xem xét những kịch bản này, có thể nhận dạng những điểm quyết định quan trọng để làm cơ sở phát triển chiến lƣợc, cho phép ứng phó linh hoạt với sự thay đổi lớn. Kỹ thuật xây dựng kịch bản đã đƣợc các công ty/tổ chức nghiên cứu sử dụng để phát triển chiến lƣợc kinh doanh và bổ sung cho công tác lập ra những ƣu tiên. Kỹ thuật này có công dụng tốt để đem lại những lợi ích của quá trình. 4. Phân tích patent Đây là cách tiếp cận mang tính ngắn hạn, sử dụng các cở dữ liệu patent để nhận dạng những công nghệ đang nổi lên và những khả năng ứng dụng chúng cho những lĩnh vực khác. Đây là một kỹ thuật nổi tiếng, đƣợc ứng dụng trong lập kế hoạch đổi mới công ty và phân tích đối thủ cạnh tranh, nhƣng cũng cần phải thận trọng khi ứng dụng cho TF, vì phần lớn dữ liệu quốc gia đều thiên về quốc gia khởi xƣớng và không thể dùng để so sánh quốc tế. Có lẽ nên coi đây là kỹ thuật nằm trong nhóm kỹ thuật Dự báo, chứ không phải là của TF, vì nó rất ít cân nhắc đến những yếu tố bất định. Ƣu điểm chính của kỹ thuật phân tích patent là có thể thực hiện với những cơ sở dữ liệu online ở quy mô thƣờng xuyên với phí tổn và công sức bỏ ra không lớn lắm. Kỹ thuật này đƣợc nhiều công ty công nghệ cao của Đức áp dụng. 5. Xác định những công nghệ trọng yếu cần được đầu tư và phát triển Kỹ thuật này sử dụng một nhó nhỏ những chuyên gia đƣợc lựa chọn, hoạt động theo kiểu ad-hoc, để xây dựng danh mục những công nghệ chung liên quan đến công cuộc phát triển kinh tế tƣơng lai của một ngành hoặc một quốc gia. Kỹ thuật này đã đƣợc ứng dụng để xác định những công nghệ trọng yếu cho ngành công nghiệp và quốc phòng của Mỹ, cũng nhƣ cho công cuộc phát triển KH&CN của Pháp. Ƣu điểm chính của kỹ thuật này là tƣơng đối dễ thực hiện, nhƣng cũng có một vài nhƣợc điểm, nhƣ độ chính xác và mức độ cụ thể không đƣợc cao. 1.2. HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ƢU TIÊN CỦA CÁC NƢỚC Hoạt động dự báo và lựa chọn công nghệ đã đƣợc tiến hành mạnh mẽ ở các châu lục. ở Bắc Mỹ, Canada và Mỹ ddeefy sử dụng kỹ thuật này để xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển KH&CN. Năm 1997, Canada có công trình nghiên cứu phát triển chiến lƣợc KH&CN dài hạn, dực vào kỹ thuật TF. Hai công trình dự báo quy mô lớn, mang tầm quốc tế của Mỹ là “TẦM NHÌN CỦA CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO TỚI NĂM 2020” và “CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ TOÀN CẦU 2020” đã có công dụng định hƣớng cho các nƣớc để phát triển ngành chế tạo và KH&CN . 10 Năm 1996, Cục Thiết kế kỹ thuật và Chế tạo của Hội đồng Nghiên cứu Mỹ đã thành lập ủy ban về những thách thức tƣơng lai của công nghiệp chế tạo. Nhiệm vụ của ủy ban này là nghiên cứu để nhận dạng những thách thức lớn đặt ra cho các xí nghiệp chế tạo tới năm 2020 và những công nghệ cần đƣợc ƣu tiên R&D để đối phó với những thách thức đó. Ngoài việc xem xét những công trình dự báo đã hoàn thành, nhƣ Nền công nghiệp chế tạo thế hệ mới, hoàn thành vào năm 1997, Tầm nhìn công nghệ 2020, hoàn thành vào năm 1996, ủy ban đã sử dụng những phƣơng pháp sau để dự báo và lựa chọn: Một cuộc hội nghị đã đƣợc tổ chức, bao gồm những thành viên (chủ yếu là đến từ Mỹ) có tri thức rộng lớn và sâu sắc về ngành chế tạo. Hội nghị đã nghe các Báo cáo và thảo luận về những xu hƣớng tƣơng lai trong kinh tế, thực tiễn kinh doanh, những quan tâm môi trƣờng và những vấn đề của ngành chế tạo; Một cuộc khảo sát Delphi quốc tế đã đƣợc tiến hành (trên 40% chuyên gia chế tạo là của nƣớc ngoài, Dựa trên những thông tin đã thu thập, những báo cáo bổ sung của những nhà lãnh đạo các ngành chế tạo và quá trình xem xét, thảo luận kỹ lƣỡng, ủy ban đã xây dựng và công bố Báo cáo về Tầm nhìn của công nghiệp chế tạo tới năm 2020. Ủy ban châu Âu (EC) đã dựa trên chính Báo cáo này để xây dựng Lộ trình phát triển các công nghệ chế tạo để các nƣớc thành viên của mình thực hiện. Dự báo về cuộc Cách mạng công nghệ toàn cầu 2020 do RAND- một Tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, chuyên nghiên cứu và phân tích các vấn đề chính sách và các giải pháp để ứng phó hữu hiệu với những thách thức đặt ra cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, khảo sát và công bố. Khởi thủy của công trình là vào năm 2001, với Báo cáo đƣa ra, nhan đề Cuộc Cách mạng Công nghệ Toàn cầu 2015: Sự kết năng của các công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và công nghệ nano với công nghệ thông tin, để phục vụ cho Dự án “Các xu thế toàn cầu 2015” (Global Trends 2015) của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ (NIC). Tháng 4/2006, RAND lại công bố một Báo cáo tiếp theo: Cuộc Cách mạng Công nghệ toàn cầu 2020: Phân tích sâu về các xu thế, động lực, rào cản và hàm ý xã hội của công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ nano và công nghệ thông tin, đƣợc hoàn thành cũng theo sự đặt hàng của NIC, phục vụ cho Dự án” Lập bản đồ tƣơng lai toàn cầu” của cơ quan này. Đây là dự báo mới nhất của RAND về cuộc Cách mạng công nghệ toàn cầu diễn ra hiện nay cho đến năm 2020, với những tác động KT-XH của nó và sự khác biệt giữa các nƣớc trên toàn cầu về khả năng chiếm lĩnh và thực hiện các ứng dụng công nghệ do cuộc Cách mạng này đƣa lại. Các đặc khu kinh tế- công nghệ của Trung Quốc đã dựa vào các Báo cáo nói trên và đặt hàng cho tổ chức RAND của Mỹ để đề ra những hƣớng công nghệ cần ƣu tiên ứng dụng và thúc đẩy từ nay tới năm 2020, nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lƣợc và những nhu cầu phát triển của Trung Quốc. RAND đã hoàn thành công trình này vao đầu năm 2009, với Báo cáo Áp dụng cuộc Cách mạng toàn cầu 2020 vào hoàn cảnh thực tiễn Trung Quốc, trong đó khuyến nghị 7 lĩnh vực công nghệ nên đƣợc ƣu tiên ứng dụng và thúc đẩy R&D tại 2 đặc khu kinh tế -công nghệ Trung Quốc. [...]... 1999, một Dự án khác, Dự báo công nghệ của những ngành kinh tế ƣu tiên của Trung Quốc”, đã đƣợc thực hiện cho những lĩnh vực nông nghiệp, CNTT và chế tạo Dự án dự báo và lựa chọn công nghệ tới năm 2015 Trong thời gian từ 2002-2003, Trung Quốc đã tiến hành Dự án dự báo công nghệ quốc gia, dƣới sự lãnh đạo của Bộ KH&CN (MOST) Dự án này đã dựa vào kết quả phân tích những nhu cầu phát triển KT-XH của Trung... bởi công nghệ Ở Nhật Bản, cứ 4-5 năm một lần, Hội đồng Chính sách KH&CN quốc gia lại công bố những công trình Dự báo và lựa chọn công nghệ cho Nhật Bản với tầm thời gian là 30 năm Công trình khảo sát Delphi lần thứ 7 đƣợc công bố vào năm 2001 đề cập tới các công nghệ tƣơng lai của Nhật Bản tới năm 2030, phục vụ cho công tác xây dựng Kế hoạch cơ bản về KH&CN lần thứ 2 Tổng cộng 1065 chủ đề công nghệ. .. Các phƣơng pháp chẩn đoán và phẫu thuật cải tiến Mật mã lƣợng tử Rất cao Truy cập thông tin ở khắp mọi nơi Kỹ thuật mô Thiết bị cảm biến có mặt khắp nơi Máy tính mang trên ngƣời III DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ƢU TIÊN PHÁT TRIỂN TỚI 2020 CỦA TRUNG QUỐC 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG DỰ ÁN THỰC HIỆN CHO NHỮNG TẦM SỚM HƠN Là một quốc gia đang phát triển, công tác dự báo và lựa chọn công nghệ ở Trung Quốc đã trải... công nghệ của thế kỷ 21” Trung tâm đã đi tiên phong trong lĩnh vực TF đa phƣơng Những tổ chức khác cũng góp phần hỗ trợ những công trình TF đa phƣơng gồm Viện nghiên cứu công nghệ triển vọng, có trụ sở đóng tại Seville, Tây Ban Nha và Tổ chức Phát triển của Liên hợp Quốc, có trụ sở đóng tại Viên, Áo Nhật Bản và Hàn Quốc, với kinh nghiệm lớn về phát triển công nghiệp dựa vào công nghệ và với những công. .. vực công nghệ cao (mỗi nhóm gồm 20 chuyên gia) Những các bộ của hệ thống chuyên gia tƣ vấn đƣợc lực chọn dựa trên sự đề cử của những thành viên của 3 nhóm nghiên cứu công nghệ cao Danh sách chủ đề công nghệ ban đầu là danh sách do 3 nhóm công nghệ cao đề ra, sau đó đƣợc 3 nhóm công nghệ cao thảo luận cùng với nhóm nghiên cứu đại cƣơng, có sự tƣ vấn với kế hoạch KH&CN 863 và một số tiến bộ KH&CN thế giới. .. đƣợc lựa chọn, dựa trên các cuộc bàn thảo kỹ lƣỡng của các nhóm chuyên gia thuộc mỗi lĩnh vực nghiên cứu và các nhóm chuyên gia thuộc mỗi tiểu lĩnh vực, cộng thêm với những đề xuất của các chuyên gia tham gia vào khảo sát Delphi Một số kết quả đáng chú ý nhƣ sau: Thời gian thực thi của các công nghệ Thời gian thực thi đã đƣợc dự báo cho tất cả 409 chủ đề công nghệ Gần nhƣ một nẫ số chủ đề công nghệ. .. lĩnh vực là: Công nghệ thông tin, truyền thông và điện tử (ICET), công nghệ năng lƣợng (ET), KH&CN vật liệu (MST), CNSH và y tế (BTM), công nghệ chế tạo tiên tiến (AMT), công nghệ tài nguyên và môi trƣờng (RET), công nghệ hóa học và hóa chất (CCT), và 33 công nghệ không gian Sau cùng, mỗi lĩnh vực nghiên cứu đã lập ra một Nhóm chuyên gia ngành (EGF) và một số Nhóm chuyên gia phân ngành (EGSF) EGSF chịu... đến vấn đề cung cấp nƣớc sạch và xử lý nƣớc thải, ô nhiễm không khí, Ấn Độ chú trọng hơn đến công tác quản lý tài nguyên II DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ƢU TIÊN PHÁT TRIỂN TỚI NĂM 2020 CỦA MỸ 2.1 NHỮNG CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO ĐƢỢC ƢU TIÊN PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 CỦA MỸ 2.1.1 Những công nghệ để tiến hành đồng loạt tất cả các nguyên công chế tạo (Concurrent Manufacturing) Các công nghệ mới sẽ phải hỗ trợ cho... đổi mới lên hàng đầu và là tâm điểm của các hoạt động của Chính phủ Chiến lƣợc công nghệ cao thiết lập những mục tiêu cho 17 lĩnh vực mũi nhọn của tƣơng lai – những lĩnh vực sẽ tạo ra những việc làm mới và thịnh vƣợng cho đất nƣớc – và lập ra cho mỗi mục tiêu một lịch trình rõ ràng trên cơ sở xét đến kinh phí nghiên cứu và những điều kiện thịnh hành Hoạt động dự báo và lựa chọn công nghệ hiện đã đƣợc... hoàn cảnh của mỗi nƣớc Thế giới đang lao vào công cuộc biến đổi, khi những tiến bộ phát huy tác dụng ở phạm vi toàn cầu Công nghệ cũ Các hƣớng phát triển của công nghệ Các hƣớng phát triển Công nghệ hiện nay Công nghệ trong tƣơng lai 20 Kim loại và gốm Kỹ thuật và sinh học tách biệt Sinh sản chọn lọc Tích hợp quy mô nhỏ Composit và polyme Vật liệu sinh học Biến nạp gen Tích hợp quy mô lớn và rất lớn . 12-2009 KINH NGHIỆM VỀ DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ƢU TIÊN CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI LỜI NÓI ĐẦU I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ƢU TIÊN CỦA CÁC NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI. thuật dự báo và lựa chọn công nghệ ƣu tiên 1.2. Khái quát về Hoạt động dự báo và lựa chọn công nghệ ƣu tiên của các nƣớc (Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á) II. DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ƢU TIÊN PHÁT. BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ CỦA CÁC NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.1. KỸ THUẬT DỰ BÁO VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ƢU TIÊN 1.1.1 Tầm quan trọng của Dự báo và lựa chọn công nghệ ƣu tiên KH&CN đóng một vai trò