1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỒ TRANG SỨC THỜI HÙNG VƯƠNG QUA CHẤT LIỆU ĐÁ, ĐỒNG, VÀNG, NGỌC, MÃ NÃO, THỦY TINH - PHẦN 2 ppsx

7 964 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 196,67 KB

Nội dung

NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU SẮC MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG VƯƠNG 6. ĐỒ TRANG SỨC THỜI HÙNG VƯƠNG QUA CHẤT LIỆU ĐÁ, ĐỒNG, VÀNG, NGỌC, MÃ NÃO, THỦY TINH Thời Hùng vương phát triển trong giai đoạn mấy thế kỉ đã có những bước tiến trong sản xuất kinh tế và tạo được sự phồn thịnh của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Xã hội người Việt cổ đã có nhiều nhu cầu cao, một số nghề thủ công đã phát triển như nghể đúc, nghề dệt, nghề chài lưới, gốm sứ… Nghề làm trang sức đã được hình thành như một sự phân công của xã hội và tách khỏi nông nghiệp. Từ các di chỉ khảo cổ đã thống kê được ở phía bắc Việt Nam có tới 12 làng nghề làm đồ trang sức, phần lớn tập trung ở vùng đồng bằng cao thuộc Phú Thọ ngày nay như: dọc theo sông Hồng huyện Tam Thanh, sông Đà đoạn thượng ở xã Đồng Luân, Ô Rô ở xã La Phù, Gò Chon ở xã Đậu Dương, Gò Chè, Gò Chùa ở xã Hương Nôn, Thọ Sơn ở xã Thọ Vân, Gò Cháy ở xã Sơn Thủy, Đồng Ba ở xã Quang Húc, Hồng Đà ở xã Hồng Đà. Những làng này có quy mô gần như một làng hiện đại ngày nay, thường ở ven bờ sông để thuận tiện cho giao thông vận chuyển. Những dấu tích còn tồn tại đến ngày nay cho thấy nơi đây là những công xưởng thực sự chế tác đồ trang sức, các loại vòng tay. Công xưởng Hồng Đà năm ở vị trí hợp lưu của sông Hồng chảy từ Lào Cai và sông Đà chảy từ Lai Châu ra, vì vậy có tên ghép là Hồng Đà. Từ công xưởng chế tác này tỏa đi khắp các làng bản xa xôi vùng đồi núi. Ở Hồng Đà còn có thể tìm nhặt được nhiều phôi, phác vật đang chết tác dở dang, vòng đeo tay và những nguyên liệu đá trong quá trình chế tác. Nội dung ẩn: Vùng Sơn La nằm ven sông Đà còn có xưởng chế tác đá ngọc Thọc Kim, ở xã Chiềng Lại, huyện Yên Châu. Cách chế tác ở xưởng Thọc Kim tương tự ở xưởng Hồng Đà. Khu vực làng nghề Bãi Tự ở vùng đất Việt cổ thuộc huyện Luy Lâu xưa hiện nay là làng Tiêu Thượng, xã Tương Giang, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, họ có một khu công xưởng rộng lớn khoảng một vạn mét vuông, ở đó có thể tìm thấy nhiều chế tác trang sức đá ngọc, khuyên tai, hạt chuỗi dở dang. Nơi đây còn sản xuất cả những công cụ như rìu đá, đục đá v.v…[1]. Đồ trang sức được phát hiện trong các di chỉ khảo cổ cư trú, mô địa thời Hùng vương và các di chỉ chế tác, trong đó có những di chỉ công xưởng rộng, trình độ kĩ thuật cao như di tích Tràng Kênh (Hải Phòng), Bãi Tự Nhiên (Hà Bắc), di tích Cồn Cấu, Gò Mả Hờ, Bái Tê (Thanh Hóa)… Những khuyên tai được sản xuất trong các di chỉ - xưởng sản xuất ở vùng này rất đa dạng, riêng loại khuyên tai hình vành khăn tương tự như trong di tích ở Đại Lãnh thấy khá nhiều trong giai đoạn văn hóa Gò Mun có niên đại cách ngày nay khoảng 3000 năm (Phong Châu – Vĩnh Phú đã phát hiện hơn 100 chiếc). Những khuyên tai này đều làm bằng đá ngọc, dáng nhỏ, đường kính vòng ngoài từ 2 đến 3cm theo Hà Văn Tấn – 1995, trong các di tích muộn, giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại khoảng 6, 7 thế kỉ TCN, bên cạnh những khuyên tai bằng đá ngọc hình vành khăn còn phát hiện hơn khoảng 40 chiếc trong 11 di tích văn hóa Đông Sơn là khuyên tai bằng thủy tinh. Khi đưa phân tích khuyên tai bằng thủy tinh Đông Sơn, đáng chú ý là kết quả phân tích có phần gần gũi với truyền thống chế tạo thủy tinh Ấn Độ khác với thủy tinh Trung Quốc. Đồ trang sức thời Đông Sơn rất đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, kích thước, chất liệu, có thể chia làm 5 loại: trang sức hoa tai, trang sức vòng cổ, trang sức trâm cài và trang sức nhẫn đeo tay. - Nhẫn đeo tay có nhiều loại to hoặc nhỏ. Nhẫn to có trang trí vặn thừng, 2 chạc chuông gắn theo và đeo nhiều ngón của bàn tay. - Loại nhẫn nhỏ, vòng tròn đơn, mặt hình vuông trám phẳng. Hiện nay Bảo tàng Lịch sử Nghệ thuật Hoàng gia Bỉ (BT Brussel) đang lưu giữ một trong 4 chiếc nhẫn vàng tìm thấy ở Đông Sơn. Nhẫn có đường kính 2cm, niên đại từ thế kỉ II TCN, mặt hình quả trám tìm được ở huyện Nông Cống trong bộ sưu tập của Huet. Nội dung ẩn: . NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU SẮC MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG VƯƠNG 6. ĐỒ TRANG SỨC THỜI HÙNG VƯƠNG QUA CHẤT LIỆU ĐÁ, ĐỒNG, VÀNG, NGỌC, MÃ NÃO, THỦY TINH Thời Hùng vương phát triển. Đồ trang sức thời Đông Sơn rất đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, kích thước, chất liệu, có thể chia làm 5 loại: trang sức hoa tai, trang sức vòng cổ, trang sức trâm cài và trang sức. tai bằng thủy tinh. Khi đưa phân tích khuyên tai bằng thủy tinh Đông Sơn, đáng chú ý là kết quả phân tích có phần gần gũi với truyền thống chế tạo thủy tinh Ấn Độ khác với thủy tinh Trung

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN