TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG - TRANG PHỤC LỄ HỘI pdf

6 2.2K 16
TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG - TRANG PHỤC LỄ HỘI pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG 7. TRANG PHỤC LỄ HỘI Trang phục lễ hội trong trống đồng cổ niên đại giữa thiên niên kỉ thứ nhất TCN đã khắc họa hình ảnh các trang phục. Chiếc váy xòe miêu tả rõ nét những bộ trang phục được đặc tả theo lối vẽ nhìn nghiêng, có một vạt trước và một vạt xòe ra sau đuôi, đây là cách thể hiện trong lối vẽ cổ xưa của tranh tượng hình Ai Cập. Những bông lau gài trước mũ được thể hiện khác với lông vũ. Những chiếc lông vũ tạo thành mũ, phía trước có cắm bông lau là nét đặc trưng của cộng đồng khi có lễ hội. Trong chuyện lịch sử công chúa con An Dương Vương mặc áo lông ngỗng và trong truyền thuyết Thánh Gióng, bông lau được dùng làm áo cho Thánh Gióng khi dẹp giặc Ân… Những hình ảnh lễ hội nhảy múa vũ điệu chiến thắng và đua thuyền của cộng đồng là những hình ảnh quan trọng thời Hùng vương. Sinh hoạt đua thuyền truyền thống của dân tộc ta còn tồn tại tới ngày nay. Các lễ hội đua thuyền là cơ sở để luyện tập truyền thống thủy binh Đại Việt. Những hình trang trí vòng tròn đồng tâm có tiếp tuyến được được trang trí ở mạn thuyền trong trống đồng còn được dùng để trang trí trong những chiếc thuyền ở thế kỉ XVI – XVII – XVIII dưới triều Lê Trịnh, xem tranh vẽ của giáo sĩ người Ý trong sách Delle Missioni de Padridella Compagriadi Giesv Roma 1663 (F. Marini) chúng ta sẽ thấy điều này rõ hơn. Nội dung ẩn: Trang phục lễ hội phản ánh đầy đủ cuộc sống của cư dân thời Hùng vương. Bộ trang phục ngày lễ hội được trang bị đầy đủ gồm bộ áo lễ, mũ lông chim áo choàng rộng cho cả nam lẫn nữ, có người đội mũ hoặc chỉ mặc áo choàng lễ hội nhằm tạo ra nhịp điệu trang trí và phản ánh cuộc sống hiện thực của buổi đi lễ. Bên cạnh đó có một số hình chạm khắc trong lễ hội là người cởi trần, đi đất, đó là hình ảnh thật, mộc mạc, ghi lại cuộc sống chân thực hàng ngày. Việc dùng đồ thảo mộc cây cỏ để chế tạo đồ dùng thường ngày đối với người Việt là điều dễ hiểu, trong ngôi mộ cổ thời Hùng vương ở Vân Nội cho thấy dấu vết dùng cỏ cây để bọc người chết, sau này là tục bó chiếu cho người chết. Những chiếc mũ quân thời chúa Trịnh, chúa Nguyện trên vẫn cắm lông chim, ngựa lưu tinh chạy trạm. Trên đầu ngựa cắm 3 chiếc lông chim công nên tục ngữ Việt Nam có câu: “Chạy như cờ lông công”. Làm áo lông vũ là tục lệ cổ truyền của dân tộc Tày, một số dân tộc vùng Tây Nguyên ngày nay vẫn sử dụng lông vũ và dải băng buộc ở chân tóc. Nội dung ẩn: Những hình ảnh tìm thấy trong các di vậ khảo cổ học nhìn thấy bằng hình vẽ đã có sự thuyết phục to lớn về nhiều mặt và làm cho chúng ta cảm nhận một cách cụ thể hơn. Hình vẽ bổ sung đồng hành đồng hành cùng văn tự cổ cho ta một sự nhận diện đích thực có tính đặc trưng trưng về truyền thống dân tộc trong nhiều mặt. Các hình ảnh sinh hoạt thường ngày, lễ hội, chiến đấu được phản ánh bằng các hình vẽ hay tượng, điêu khắc cổ. Buổi đầu dựng nước Văn Lang và Âu Lạc có cố kết địa bàn sinh tụ ở bắc Việt Nam, có một lối sống riêng, lễ tục riêng dựa vào nông nghiệp để phát triển song song với nghề chài lưới, nghề rừng… Sau chế độ công xã nguyên thủy chuyển sang xã hội sơ kì có giai cấp với những đặc điểm “hình thái châu Á” trong đó công xã nông thôn với quyền sở hữu toàn bộ ruộng đất của công xã. Đó là cơ sở xã hội phổ biến và phát triển bền vững. Nhiều phong tục từ cuộc sống thường ngày được hình thành: tục xăm mình khi bị thủy quái giết hại, tục cưới hỏi lấy gói đất hoặc muối làm đầu. Người Việt có tục ăn đất. Trước đây các học giả nước ngoài đã có chú ý đến việc này. T. Hamy cuối thế kỉ trước (1899) đã viết về “Những người ăn đất ở Bắc kì”. Đầu thế kỉ XX, G. Dumutier cũng nói đến tục này. Vùng đất đai có tục ăn đất và chế biến đất ăn là các tỉnh Sơn Tây, Hà Đông, Nam Định, Thái Bình cũ, Dumutier đã mang mẫu đất về Paris để phân tích mẫu đất, kết quả là “đất sét” có một ít sắt, vôi, axit photphorich, iot… Phải chăng đây là một tục lệ còn giữ lại mang tính truyền thống cổ đại? Người Khang ở Thuận Châu, Sơn La có tục phơi đất lấy từ đất ở sườn đồi sau đó gác bếp rồi lấy xuống ăn. Người Ba Na cũng có tục ăn đất. Tác giả cuốn "Mọi Côn Tum" viết: “Sau trận lụt có thứ bùn non đọng trại trên mặt đất, khi khô họ lột từng bông để ăn…”. Theo Lê Nhâm Tuyết trong “Hùng vương dựng nước”: “Xưa kia trong khắp tỉnh Vĩnh Phú phổ biến có nghề bán đất ăn, có gia đình làm giàu về nghề này… Các chợ trong huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Yên, Vĩnh Tường đều có bán… chúng tôi mua ở chợ Xóm huyện Phù Ninh một hào được ba miếng bằng hai đầu ngón tay…”. . TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG 7. TRANG PHỤC LỄ HỘI Trang phục lễ hội trong trống đồng cổ niên đại giữa thiên niên kỉ thứ nhất TCN đã khắc họa hình ảnh các trang phục. Chiếc váy. này rõ hơn. Nội dung ẩn: Trang phục lễ hội phản ánh đầy đủ cuộc sống của cư dân thời Hùng vương. Bộ trang phục ngày lễ hội được trang bị đầy đủ gồm bộ áo lễ, mũ lông chim áo choàng rộng. mũ hoặc chỉ mặc áo choàng lễ hội nhằm tạo ra nhịp điệu trang trí và phản ánh cuộc sống hiện thực của buổi đi lễ. Bên cạnh đó có một số hình chạm khắc trong lễ hội là người cởi trần, đi đất,

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan