Loại áo kín ngực để cổ đeo hạt chuỗi, vải trang trí quấn ngang ngực để nâng cao ngực và thắt eo lớn, vải trang trí dệt hình kỉ hà, ta có thể thấy kiểu mặc này gần gũi với trang phục của
Trang 1NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU
SẮC
MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG
VƯƠNG
1 TRANG PHỤC MŨ, KHĂN
Ngoài các kiểu đầu tóc ra, phụ nữ quý tộc còn đội khăn, có vòng đai đầu đội mũ ống thấp hoặc cao Có loại mũ hình chóp hoặc loe rộng, trang trí như hình dáng vương miệng (tượng núi Nưa) Tượng ở Bỉ có chóp mũ nhọn hoặc hình trái đào Cấu tạo của mũ có trước, có sau, thân mũ, vành mũ (trang trí rõ nét) Phía sau mũ có đệm vải che gáy Loại mũ thấp sau vành mũ được được xòe ra như những cánh hoa cúc bịt kín tóc trên đầu (tượng Làng Vạc)
2 TRANG PHỤC ÁO
Trang 2Trang phục áo cho thấy phụ nữ quý tộc dùng phổ
biến ba loại áo sau:
a Loại ngắn tay chéo vạt bó chẽn, hở ngực
b Loại áo tay dài bó sát thân, vạt buông kéo dài, sau
đó thắt bao lưng trang trí quấn phủ ra ngoài ở gần hông
c Loại áo kín ngực để cổ đeo hạt chuỗi, vải trang trí quấn ngang ngực để nâng cao ngực và thắt eo lớn, vải trang trí dệt hình kỉ hà, ta có thể thấy kiểu mặc này gần gũi với trang phục của người dân tộc Mường
NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU
SẮC
MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG
VƯƠNG
3 VÁY VÀ ĐỆM VÁY
Trang 3Váy và đệm váy đều thuộc loại váy quây, có nhiều lớp váy, trang trí cầu kì Vải có nhiều loại đã được dệt trang trí sẵn Vải thường để quấn hoặc được may thành váy
a Loại váy trang trí hoa văn hình học đối xứng như vải hoa, phần gấu viền váy để thoáng ít trang trí
b Loại váy có trang trí ở phía gấu váy, dần trở lên phía trên để thoáng hơn Hai loại váy kiểu này đều dài che kín chân
c Có loại váy ngắn đến giữa vần đùi, không trang trí hoặc ít (vẫn có đệm váy) Đệm váy được phủ rộng từ thân xuống nhỏ dần, có dệt trang trí thả xuống chiều dài phần trên gấu váy, có loại như hình quả bông, đè lên nhau hai lớp Đệm váy đều được mặc cả phía
trước lẫn phía sau Nếu váy ngắn, đệm váy cũng ngắn theo Cách trang phục này ta còn tìm thấy ở người Mèo, người Dao khu vực miền Bắc nước ta ngày nay
Trang 4Các loại vải dệt sẵn để may váy vẫn còn tồn lưu trong các dân tộc ít người ở nước ta từ Bắc tới Tây Nguyên Trong những ngôi mộ ở Châu Can (Hà Tây), mộ
Động Xá (Kim Động, Hưng Yên) và một số mộ khác người ta tìm được tới gần chục loại vải khác nhau, nhiều loại sợi màu là những băng dệt bằng sợi lanh
để cải màu Các kĩ thuật diềm tua, diềm khâu và kĩ thuật thêu đã tìm thấy, lối dệt con thoi cho ta hiểu
rằng còn nhiều vấn đề của thời kì này chưa được biết
rõ vì lớp bụi thời gian đã tiêu hủy các vật chứng
mỏng manh Trong số này có nhiều chất liệu tới hiện nay vẫn là đồ cao cấp như vải lanh, vải gai, lụa, da, không loại trừ cả sợi bông trong thiên nhiên, cũng như các loại vải ngoại do sự giao thương từ Âu sang
Á hoặc ngược lại
Giao thương trên đất nước ta đã có từ lâu đời bởi còn lưu giữ tiền từ thời La Mã (Antonius), tiền này được
Trang 5tìm thấy ở nền chùa văn hóa Óc Eo; trên mặt tiền đúc hình người nghiêng, sống mũi cao thẳng, ở mặt phải
là chân dung Demitrius (con trai của Antigonous – một tướng lĩnh của Alexandre) là vị vua có hình bán thân trên đồng tiền Một đồng tiền là nữ thần Athena (thần Trí tuệ và tri thức, chiến thắng) Athen là thủ đô của Hi Lạp Theo đoán định hai đồng tiền này thuộc loại tiền Indo – Greek Coin, phát hành thời kì xâm lăng của Alexandre Đại Đế ( khoảng 327 – 323
TCN) Thời gian này là giai đoạn nhà nước Hùng
vương và Âu Lạc Ở Ấn Độ khi đó là giai đoạn hoàng
đế Asoka, ông đã truyền giáo đi các nước Đông Nam
Á Sử Trung Hoa đã nói vua Asoka cho xây dựng tại thành Nê-lê bảo tháp Giao Châu Việt Nam (Đồ Sơn ngày nay) Sách Thủy Kinh chú viết: vua Asoka 271 – 231 là một đại anh hùng Ấn Độ đã cho xây nhiều tháp Phật ở Đồ Sơn (Kiến An) Những sự giao lưu trên của đạo Phật truyền giáo cũng như việc các
thương nhân qua lại đổi các hương liệu là điều có thể
Trang 6diễn ra, tạo cho xã hội phong phú về vải lụa trang phục Ngoài ra nhiều đồ trang sức thủy tinh ở nước ta
đã được thẩm định có nguồn gốc từ Ấn Độ và bản địa, chủ yếu từ trung tâm Arikamedu (Pondichery ngày nay) (Francis P.1980), niên đại thuộc thế kỉ I TCN Các hạt chuỗi đá mã não đỏ, trong suốt, màu lục nhạt, lục sẫm, màu đỏ đục và thủy tinh cũng được giao thương tới Đông Sơn, bắc Việt Nam và thượng Lào ở Cánh đồng Chum (Hà Văn Tấn 1995; Colani
M 1935) Trong lịch sử cổ đại vùng Đông Nam Á và châu Á luôn hình thành những đường giao thương xuyên đại dương, xuyên lục địa như con đường trao đổi đá ngọc từ miền núi cao của Mianma, đường tơ lụa qua Giao Châu đến Ấn Độ và Trung Cận Đông theo dòng hải lưu đến vịnh Thái Lan và Indonesia Theo đường lan tỏa của văn minh đồ đồng (trống
Đông Sơn) suy ra bức tranh phong phú của xã hội Văn Lang về trang phục tôn giáo của người Việt cổ
Trang 7