Lịch triều hiến chương loại chí QUYỂN II SỰ KHÁC NHAU VỀ PHONG THỔ CÁC ĐẠO Phủ Thanh Đô Có 4 châu 1 huyện : Huyện Thọ Xuân (a) Châu Khai Na (b) (1) Châu Tàm (c) (2) Châu Lương Chính (d) (3) Châu Sầm (e) (4) Phủ Thanh Đô ở về phía cực tây trấn Thanh Hoa, một huyện bốn châu, phần nhiều theo tục Man, ở liền núi gần sông, tiếp giáp nước Ai Lao, phong tục thì phóng khoáng và ngỗ ngược. Các triều tuy có đặt quan để cai trị nhưng vẫn gọi là miền cơ my và coi là người Man, người Lạo cả. ________________ (a) 4 động, đường đến kinh đô phải 5 ngày (b) 10 động, đường đến kinh đô phải 6 ngày (c) 10 động (d) 10 động (e) 10 động (1) Khai Na có lẽ là Quan Da, vì chữ quan viết tắt đi gần giống với chữ khai ; chữ da giống với chữ na. (2) 2 châu Khai Na và châu Tàm nay là châu Quan Hoá (3) Nay là châu Lang Chánh (4) Các bản đều không biên số động, duy có bản A- 50 biên là 10 động. Sau này là huyện Sầm Na hay đất Sầm Nưa. __________________ Phủ Trường Yên Có 3 huyện Huyện Gia Viễn (a) Huyện Yên Mô Huyện Yên Khang (b) (1) Phủ Trường Yên ở phía bắc trấn Thanh Hoa, tiếp giáp với trấn Sơn Nam. Huyện Gia Viễn địa giới liền bến đò sông Thanh Quyết huyện Thanh Liêm , là chỗ chia cương giới cho hai trấn. Từ đấy đi đến sông Gián Khẩu, núi sông thoáng rộng, theo đường núi đi ngược lên về phía tây, thì vào huyện Thiệu Thiên ; theo đường sông đi thẳng xuống về phía đông, thì vào huyện Yên Khang (c) Huyện Yên Khang, huyệ Yên Mô ở gần biển lớn. Đời Đinh, [Tiền] Lê xưa là thành Hoa Lư, đặt kinh đô ở đấy. Thái Tổ nhà Lý dời đô ra Thăng Long, mới đổi Hoa Lư làm phủ Trường Yên. Đến thời Mạc, lấy phủ Trường Yên, phủ Thiên Quan gọi là Thanh Hoa Ngoại trấn, lấy núi Tam Điệp làm giới hạn, để chống cự với nhà Lê [Trung hưng]. Từ phủ Trường Yên trở ra phía ngoài gọi là Đông Việt, trở vào phía trong gọi là Tây Việt. Từ trung hưng trở về sau cũng gọi theo thế, thành còn có tên gọi là nội trấn và ngoại trấn. Ngoại trấn đóng ở làng Vân Sàng, cảnh trí tốt đẹp (Vân Sàng ở huyện Yên Khang, gần sông là chỗ đông người tụ họp : kẻ đi buôn, người đánh cá, phố phường đông đúc, cảnh đẹp, nhân vật nhiều ) ____________________ (a) Đường đi đến kinh đô phải 4 ngày, các huyện chép sau cũng thế. Trứơc là huyện An Viễn (b) Đời Trần gọi là Yên Ninh, từ Lê trung hưng trở về sau mới đôỉ ra tên này. (c) Nước sông Gián Khẩu chia làm ba ngả, lúc nước triều lên, sông rất rộng lớn. Về cổ tích có động Hoa Lư, thành Cổ Lộng ( Động Hoa Lư ở trên sông Điềm, thuộc huyện Yên Khang, có từng đợt núi cao chót vót, giữa có động đá, cứ theo sông đi qua động ; bên động có một ngọn núi, giống như hình người gọi là núi Trạng Nguyên ; có một quả núi, đá xếp từng từng, gọi là Hòm Sách. Dưới núi có chân móng kinh thành cũ của triều Đinh triều Lê. Nay có đền thờ Lê Đại Hành và đền thờ Đinh Tiên Hoàng Tĩnh Vương Trịnh [Sâm] lên chơi có vịnh thơ : Sất luyện oai hồi xuyên thủy động Trùng tiên ngật nghiệp trĩ sơn quan Cương đô dĩ hĩ kinh di hoán Thiên phủ y nhiên tự bão hoàn [Dịch] Dòng nước xuyên qua động coi như tấm lụa trắng quanh vòng Núi cao sát từng mây, hình như cái cửa ải bằng đá Khu vực kinh đô cũ [của nhà Đinh nhà Tiên Lê] nay đã thay đổi hết rồi Núi non nơi hiểm yếu này vẫn quanh bọc như cũ Thành Cổ Lộng ở huyện Gia Viên, tiếp giáp huyện Kim Bảng. Thành này đắp lên từ thời Vĩnh Lạc nhà Minh. Trần Giản Định Đế đánh phá được quân Minh ở thành Bô Cô, Mộc Thạnh thua chạy về thành này. Nay chân thành cũ hãy còn. Dân ở làng gần đấy trồng nhiêu dưa đậu. Khi cày đất thường nhặt được gươm cũ. Quế Đường Lê [Quý Đôn] có đề bài thơ : Hoang lũy đồi viên tứ bách thu Qua đằng đậu mạn phóng xuân nhu Bích ba dĩ tẩy Trần Vương hận Thanh thảo nan già Mộc Thạnh tu Hoàng độc vũ dư canh cổ kiếm Hàn cầm nguyệt hạ táo tàn lâu Phong cương hà dụng cần khai tịch Nghiêu Thuấn đương niên chỉ cửu châu [Dịch] Thành hoang tường đổ đã bốn trăm năm Dây dưa dây đỗ gặp xuân nảy mầm non tươi tốt Sóng biếc đã rửa sạch hận thù cho vua nhà Trần Cỏ xanh không che nổi mặt xấu hổ của Mộc Thạnh Sau khi mưa đem bó ra cây, lại nhặt được gươm đời cổ Dưới bóng trăng, nhưng con chim gặp lạnh kêu rít rít ở chỗ tòa lâu đài đã bị tàn phá [Ngẫm ra] bờ cõi cần gì phải mở rộng mãi [Xem như] đời Nghiêu Thuấn chỉ có chín châu thôi. ) __________________ . Hoa Lư làm phủ Trường Yên. Đến thời Mạc, lấy phủ Trường Yên, phủ Thiên Quan gọi là Thanh Hoa Ngoại trấn, lấy núi Tam Điệp làm giới hạn, để chống cự với nhà Lê [Trung hưng]. Từ phủ Trường Yên. Khai Na (b) (1) Châu Tàm (c) (2) Châu Lương Chính (d) (3) Châu Sầm (e) (4) Phủ Thanh Đô ở về phía cực tây trấn Thanh Hoa, một huyện bốn châu, phần nhiều theo tục Man, ở liền núi gần sông,. Lịch triều hiến chương loại chí QUYỂN II SỰ KHÁC NHAU VỀ PHONG THỔ CÁC ĐẠO Phủ Thanh Đô Có 4 châu 1 huyện : Huyện Thọ Xuân (a) Châu